Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

Trần Độ, nhà văn, vị tướng



Nhà văn Trình Quang Phú

Ở tuổi thanh xuân, chúng tôi thường đọc tùy bút của Trần Độ và thấy như ông tiếp lửa vào mỗi chúng tôi, đọc tùy bút của ông mà lòng cứ muốn ra chiến trường. Đó là “Anh bộ đội và tuổi hai mươi”, đó là “Anh hùng và chân lý” (ông ký dưới bút danh Cửu Long). Những bài ông viết từ miền Nam cứ hừng hực, hừng hực lửa chiến đấu. Càng đọc càng mê ông và quý trọng ông.


Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Ông Trần Độ trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam



 

Phòng trưng bày chủ đề Đại tướng Lê Trọng Tấn - Cuộc đời và sự nghiệp được tổ chức trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam từ ngày 30/9/2014. Trong số những hiện vật trưng bày, có nhiều tấm ảnh ghi lại sự có mặt của ông Trần Độ trong những thời điểm lịch sử.

Chủ Nhật, 12 tháng 10, 2014

Đi một ngày đàng…



… Xin coi đoạn tôi viết trong tập sách này về Trưởng ban của tôi, là một nén nhang thắp cho hương hồn Bác Trần Độ kính yêu…

(Vũ Hòa)


Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

Nhân kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ: 7 – 5



Trận mở màn.

Chiều hôm nay, chiều 13-3-1954, khắp nẻo rừng xôn xao, nhiều đơn vị nhắc lại chuyện căm thù, tiểu đội 2 nhiều đồng chí vẫn còn sụt sùi nghĩ lại cuộc đời của đồng chí Tuất vừa kể: “Đồng chí Tuất là một cố nông ở Thái Bình, năm nay mới hơn 20 tuổi, vì mất mùa, gia đình phải vay của địa chủ một thúng lúa. Thế là gia đình tan nát, bố đi làm thuê, mẹ đi mò cua bắt ốc. Tuất phải đi ở cho địa chủ. Đi ở bị đánh đập nhiều, Tuất không chịu được lại về đi mò cua với mẹ. Khi quân Pháp đánh chiếm vùng Tuất, chúng cấm mò cua ở đồng, mẹ con Tuất đói quá, cứ đi mò, bị chúng bắt giam, đánh chết đi sống lại …”.

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Phút vui sướng nhất sau khi địch đầu hàng



Trên những ngọn đồi phía Đông không còn cây cỏ, lồi lõm, méo mó những hố bom, đạn, những chiến sĩ anh dũng tuyệt vời đã phòng ngự 36 ngày đêm liên nhảy cả lên khỏi các hầm hố lõng bõng bùn ngập đến bụng chân, vỗ tay, nhảy hét. Có đồng chí đấm nhau thùm thụp hoặc giơ cao tiểu liên, súng trường hướng cả về phía lá cờ “Quyết chiến Quyết thắng” đang tung bay, hô lớn:

- Hồ Chủ tịch muôn năm! Bác muôn năm!

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Sinh hoạt ngoài trận địa



Phải thắng cái ngại mệt mỏi uể oải

Đồng chí Phế là một đồng chí rất thông nhiệm vụ đào trận địa. Trận trước đồng chí đã bị thương chưa lành, đầu còn chảy mủ. Thế mà đồng chí vẫn cứ đêm đêm vác xẻng đi đào với anh em. Mười đêm không chịu bỏ đêm nào.

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014

Làm gì trong việc bổ sung chấn chỉnh bộ đội



Một trong những nhiệm vụ quan trọng trước mắt của chúng ta là nhanh chóng chấn chỉnh lực lượng để liên tục chiến đấu. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó, trước hết các cán bộ phải tích cực. Nhưng hiện nay nhiều cán bộ còn lo ngại đơn vị loãng chất lượng, nhưng lại không tích cực chấn chỉnh bộ đội. Những đồng chí này kém tin tưởng vào quần chúng. Nhiều cán bộ không chịu khắc phục mọi khó khăn để nâng cao sức chiến đấu của bộ đội, lại muốn nhiệm vụ nhẹ, hoặc dễ. Đó là tư tưởng hữu khuynh tiêu cực có hại cho việc chấn chỉnh bộ đội.

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Vài kinh nghiệm công tác thương binh



Về tổ chức săn sóc và bảo đảm quyền lợi cho thương binh

1- Từ hỏa tuyến về có các trạm cấp cứu và tải thương, ở các trạm nên tổ chức như sau:

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Hai việc chính phải làm ngay sau khi chiến đấu




Sau một cuộc chiến đấu, có rất nhiều việc phải làm một lúc.

Nhưng theo tôi có hai việc chủ yếu, phải làm ngay lập tức và làm bằng được, thì các việc khác cũng tiến hành được tương đối dễ dàng:

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Ký ức về những lần kiểm duyệt kịch Lưu Quang Vũ



NSND Phạm Thị Thành và NSƯT Hoàng Quân Tạo là hai đạo diễn gắn bó với kịch Lưu Quang Vũ. Phạm Thị Thành từng dựng 24 vở của anh, còn Hoàng Quân Tạo đã thắp đèn cho hàng chục sân khấu từ Bắc chí Nam với bộ ba Tôi và Chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Quyền được hạnh phúc... 26 năm sau khi Lưu Quang Vũ qua đời, bằng những cách lưu giữ khác nhau, ký ức của họ về anh lại sống dậy.

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Trong khi chiến đấu lãnh đạo chính trị thế nào?



Một đồng chí chính trị viên đại đội báo cáo: “Trong trận chiến đấu diệt đồn Him Lam, tôi làm được những việc sau đây:

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Mấy nhận xét về việc làm công sự trận địa trong đơn vị X.



Sau khi đi thăm trận địa ở đơn vị X., tôi có mấy nhận xét:

1- Công sự không đào đúng kích thước trên đề ra. Về bề sâu có nơi chỉ tới 50, 80 phân. Bề rộng không đủ để có thể khiêng pháo đi được, nhiều chỗ đi rất khó, bị ùn. Ngoài ra chưa tranh thủ bất cứ giờ phút nào cũng cố gắng đào cho sâu thêm, đắp cho chắc chắn hơn nữa.

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Những lần được tiếp xúc với anh Sáu Di



 Nguyễn Viết Tá


… Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn miền Nam được tổ chức tại khu B, miền Đông Nam bộ. 

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Thứ Năm, 7 tháng 8, 2014

Ông Trần Độ trong các Di tích lịch sử quốc gia (2)



(Tiếp theo và hết)
 
Sau khi thoát khỏi nhà tù đế quốc, ông trở về tham gia kháng chiến chống Pháp cho đến trận cuối cùng. Khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Trần Độ với cương vị là Chính ủy Đại đoàn 312 – Đại đoàn mở đầu chiến dịch và cũng là Đại đoàn giáng đòn tấn công quyết định chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, bắt sống chỉ huy địch.

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Ông Trần Độ trong các Di tích lịch sử quốc gia (1)



Thời gian gần đây, với ý định tìm hiểu sưu tầm những tư liệu của ông Trần Độ, tôi lần lượt đi đến nhiều địa phương, nơi có các di tích lịch sử có ghi nhận những đoạn đời, sự nghiệp của ông. Từ Nhà tù Hỏa Lò Hà Nội đến Nhà tù Sơn La, từ Điện Biên Phủ đến Căn cứ Tà Thiết, Bình Phước… 

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

Câu chuyện chọn người đổi mới báo Văn Nghệ



       Nhà văn Nguyên Ngọc

       Cái thời đó báo Văn Nghệ ế lắm, ra đâu được hai mươi hay hai mươi lăm ngàn số gì đó, đọc thì chán nên bán không ai mua, ngân sách thâm thủng, lại đèo bòng một ban biên tập ăn không ngồi rồi đông lắm… Tìm Tổng biên tập, chẳng ai “xung phong”. 

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Bừng bừng sân khấu thập kỷ 80

        Nguyễn Ngọc Tiến

 Năm 1984, các đoàn kịch trong cả nước tất bật chuẩn bị cho hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1985.