I
Mục đích của
chủ nghĩa xã hội và nhu cầu văn hóa của nhân dân
Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương
tại Đại hội lần thứ IV của Đảng do đồng chí Lê Duẩn, Tổng bí thư Ban chấp hành
trung ương Đảng, trình bày, có đoạn nêu rõ:
“Mục đích cao quý của chủ nghĩa xã
hội là thỏa mãn ngày càng đầy đủ không những nhu cầu vật chất mà cả nhu cầu văn
hóa của toàn xã hội”. Như vậy, việc thỏa mãn những nhu cầu về văn hóa của nhân
dân là một mục đích cao quý của chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đang ra sức xây dựng
chủ nghĩa xã hội trong cả nước cũng tức có nghĩa là chúng ta phải từng bước
thỏa mãn những nhu cầu về văn hóa của nhân dân. Vậy nhu cầu về tinh thần, văn
hóa của nhân dân là như thế nào? Trước khi nói đến vấn đề này, nên hiểu văn
hóa là gì.
Văn hóa một mặt là vũ khí chính trị, tư tưởng rất sắc
bén, là một công cụ đấu tranh giai cấp quan trọng không thể thiếu được, nó gắn
chặt với nền chuyên chính vô sản. Mặt khác nó lại thể hiện đời sống tinh thần
của nhân dân. Hai mặt đó của văn hóa thống nhất với nhau và tác động qua lại
với nhau. Càng thỏa mãn nhu cầu đời sống văn hóa của nhân dân bao nhiêu thì
càng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng bấy nhiêu và càng tăng cường giáo
dục chính trị, tư tưởng thì càng nâng cao, mở rộng nhu cầu về đời sống tinh
thần, văn hóa của nhân dân.
Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta thấy vấn đề văn hóa
có mặt ở khắp nơi và có thể nói ngành văn hóa phải có trách nhiệm với mọi hiện
tượng trong cuộc sống hàng ngày. Bây giờ ở ngoài đường người ta thiếu trật tự,
đó cũng là hiện tượng kém văn hóa ; người ta đánh nhau, nói tục ở ngoài phố
cũng là hiện tượng kém văn hóa ; thấy ma chay, cưới xin theo lối cũ, lạc hậu,
người ta cũng chất vấn cán bộ văn hóa. Thấy thanh niên mặc quần loe, để tóc dài
người ta cũng hỏi cán bộ văn hóa. Thậm chí, các nhà khảo cổ đào được mảnh
chĩnh, mảnh sành hay khai quật được ngôi mộ cổ còn nguyên xác ướp cũng nói là
đào được văn hóa. Như vậy là tất cả mọi thứ chung quanh cuộc sống chúng ta, cái
gì cũng đụng đến văn hóa. Đi đến một nước nào, những cái thấy được bằng mắt,
tức những cái bằng vật chất cụ thể, cũng nói lên trình độ văn hóa của nhân dân
nước đó. Rõ ràng, văn hóa không những thể hiện ra trong những sản phẩm tinh
thần mà còn cả ở những sản phẩm vật chất nữa. Văn hóa luôn luôn gắn liền với
vật chất, luôn luôn gắn liền với kinh tế.
Ta cũng thường gặp trong cuộc sống những quan niệm
chưa rõ về văn hóa. Ví dụ : hiểu văn hóa chỉ là những hoạt động văn nghệ hoặc
văn hóa chỉ là hoạt động tinh thần hoặc hiểu văn hóa là cái gì phù phiếm, xa
xỉ, thứ yếu, chơi vơi trên không, chẳng dính dáng gì với xã hội, với kinh tế.
Song cũng có người lại quá đề cao vai trò của văn hóa và tư tưởng, khẳng định
rằng những tiến bộ và đổi mới ở địa phương của mình là chỉ nhờ có cách mạng tư
tưởng và văn hóa… Cả hai quan niệm đó đều không đúng. Vậy văn hóa là gì? Từ
trước đến nay có nhiều định nghĩa về văn hóa. Theo tôi, định nghĩa sau đây là
hợp lý hơn cả : văn hóa là toàn bộ hình thức sinh hoạt tinh thần của một xã
hội. Nhưng những hình thức sinh hoạt tinh thần này lại được thể hiện ra và chứa
đựng trong toàn bộ cơ sở vật chất, của cải vật chất của xã hội được tạo ra vào
lúc ấy. Cho nên, khi nói đến văn hóa, người ta có thể đề cập đến toàn bộ những
giá trị vật chất và tinh thần của một xã hội. Có quan niệm như vậy thì khi bàn
về xây dựng nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, chúng ta mới hình dung ra được
chúng ta phải làm những việc gì.
Thường thường trong đời sống hàng ngày, nhu cầu về
tinh thần và văn hóa luôn luôn nảy sinh và đòi hỏi phải giải quyết, nhưng cũng
lại thường ít người chú ý đến. Người ta cho rằng nhu cầu vật chất là cụ thể,
cấp bách. “Có thực mới vực được đạo”, thiếu gạo, thiếu vải, thiếu nhà ở… mới
là vấn đề cụ thể và cấp bách! Còn những nhu cầu về tinh thần và văn hóa, khi
đề cập đến, người ta vẫn cảm thấy chưa giải quyết cũng không sao, chẳng chết ai! Thực ra, nhu cầu về tinh thần và văn hóa luôn luôn gắn chặt với nhu cầu về
vật chất và không thể tách chúng ra được. Mỗi nhu cầu vật chất đi liền với một
nhu cầu về tinh thần và văn hóa. Ngay như việc ăn cơm là một nhu cầu về vật
chất, nhưng ai cũng thích ăn bằng bát đĩa lành, sạch và đẹp. Rõ ràng chỉ một
việc ăn cơm thôi, lập tức nảy sinh một nhu cầu về văn hóa, về cái đẹp gắn chặt
theo nó. Quần áo mặc để ấm, để che thân nhưng không phải mặc thế nào cũng được.
Khi đã có quần áo đủ mặc, người ta cũng cố dành dụm tiền để mua mấy thước vải
mới hơn, đẹp hơn để may bộ quần áo đẹp hơn. Nhu cầu vật chất thiết yếu hàng
ngày bao giờ cũng gắn liền với nhu cầu về tinh thần và văn hóa. Tách rời nhu
cầu vật chất ra khỏi nhu cầu về tinh thần và văn hóa là không đúng với cuộc
sống. Mặc dù, hiện nay cuộc sống vật chất của chúng ta còn nhiều khó khăn, song
những nhu cầu về tinh thần và văn hóa của nhân dân luôn luôn là một đòi hỏi rất
lớn. Đó là những nhu cầu tất yếu, ta không thể làm ngơ được, chúng ta cần phải
đáp ứng đầy đủ những nhu cầu đó.
Nhu cầu vật chất thì có giới hạn và có những tiêu
chuẩn để có thể tính toán được. Còn nhu cầu về tinh thần và văn hóa của nhân
dân có nhiều mặt và quả thực nó không có giới hạn, nó vô cùng, rất khó tính
toán. Người ta uống nước, nhiều lắm chỉ uống được hai cốc. Thế nhưng, cái dùng
để uống nước thì không phải chỉ dùng vài cái cốc, tách nhất định, mà nếu có
điều kiện người ta có thể dùng hàng chục cái cốc, tách khác nhau, mang các hình
dáng và vẻ đẹp khác nhau. Ta ăn cơm nhiều lắm mỗi ngày năm bữa, mỗi bữa 300 gam
gạo, mất mỗi ngày một cân rưỡi. Đến bữa thứ năm chắc không còn ăn được nữa và
có thể nói chắc chắn là không thể ăn được nữa vì quá no. Rõ ràng, nhu cầu vật
chất có giới hạn cụ thể nhất định. Nhưng
nghe một bài thơ, một bài hát… thì không thể nói là bài hát này hay nhất, đến
mức “đầy” đến tận cổ rồi, không muốn nghe bài nào hay hơn thế nữa và không thể
còn có bài nào hay hơn thế nữa. Do đó, người ta vừa mới nghe xong một bài hát
hay, nhưng nếu có người nào đó hát bài hát hay hơn thì vẫn thích nghe và nghe
được. Xem tiểu thuyết, xem phim, xem kịch cũng vậy, không thể nào có giới hạn
cụ thể được. Nhu cầu về tinh thần và văn hóa, về cả số lượng và chất lượng, đều
không có giới hạn. Nó là vô hạn. Những nhu cầu này có ở khắp nơi: ở trong nhà,
ngoài xã hội, lúc đi lao động, khi nghỉ ngơi, nó gắn chặt với các nhu cầu vật
chất và nó đòi hỏi phải càng ngày càng nâng cao không ngừng.
Về nhu cầu văn hóa của nhân dân, thông thường chúng ta
chỉ nghĩ đến nhu cầu thưởng thức và nhu cầu hưởng thụ như xem phim, xem văn
nghệ, đọc báo… tức là được hưởng cái hay, cái đẹp trong đời sống. Thực ra,
ngoài các nhu cầu đó, còn có nhu cầu hoạt động và sáng tạo văn hóa của nhân
dân. Có nhiều người trong sinh hoạt gia đình cần làm cái gì thêm cho đẹp, tuyệt
nhiên không muốn nhờ người khác làm, mà tự tay làm lấy. Mỗi khi tự làm lấy thì
cảm thấy mình được đáp ứng một nhu cầu về tình cảm rất lớn và nhất là khi làm thành
công một “công trình” gì thì rất sung sướng, thoải mái. Cũng là thích đẹp,
nhưng nhờ người khác làm thì người ta không thích vì không có cái thích thú của
người sáng tạo. Đó là nhu cầu sáng tạo. Cứ lấy bản thân chúng ta mà nghiệm ra
thì rõ. Có khi đang lao động, đột nhiên ta hát lên một câu, mà câu hát đó nhiều
khi chẳng nhập vào với bài hát nào cả. Tự nhiên trạng thái tinh thần sảng khoái
làm bật ra câu hát. Hoặc có khi chúng ta ngâm một câu thơ, một đoạn thơ mà câu
đầu là của Tố Hữu, câu cuối là của Nguyễn Du, không ăn nhập vào nhau. Nhưng
khoái lên chúng ta cũng cứ ngâm. Không làm ra được thơ thì mượn thơ của người
khác ngâm vậy. Nhiều khi ta đang hát, nhưng nếu lúc bấy giờ có ai yêu cầu ta
hát tiếp cho hết bài thì cũng không biết bắt đầu phải hát thế nào và khi nào
thì kết thúc bài hát. Chỉ vì khoái lên mà hát. Nhân dân lao động trong sản xuất
luôn luôn có những niềm vui, ước mơ, những lo âu và nhiều khi người ta muốn nói
lên, muốn phát biểu ra bằng hình tượng nghệ thuật chứ không phải chỉ nói lên một
cách đơn giản rằng tôi vui quá, rồi phá lên cười. Người ta muốn gửi gắm tâm tư,
niềm vui và ước vọng vào trong văn học, nghệ thuật. Vì vậy có hiện tượng là
không nói được thì nhờ người khác nói hộ cho mình, cho địa phương, cho ngành
mình những chiến công, niềm tự hào và niềm khát vọng sâu xa của mình. Người ta
tìm đến các nghệ sĩ. Bài “Quảng Bình quê ta ơi” và nhiều ca khúc, thơ, văn
xuôi, kịch… đã ra đời trong trường hợp như vậy. Đó là nhu cầu về tinh thần, về
tình cảm, khi không tự thể hiện ra được phải nhờ người khác làm hộ. Ai đã có
dịp về thăm một số hợp tác xã ở miền Bắc, sẽ thấy hiện tượng là trong các đội
văn nghệ xã phần lớn các đồng chí chỉ đạo chủ chốt về sản xuất đã kiêm làm đội
trưởng văn nghệ, bởi vì chính các đồng chí ấy là người có nhiệt tình, có yêu
cầu thúc bách phải sáng tác. Những đồng chí này chẳng học ở đâu cả, thế là vừa
là tác giả, vừa là đạo diễn, nhiều khi kiêm luôn các vai chính tiết mục của
mình sáng tác ra. Cũng dễ hiểu bởi vì trong sản xuất, quần chúng lao động có
niềm vui cần phải nói lên, không ai nói hộ, thuê không được, mượn không được
thì dù không học ở trường nghệ thuật nào cũng cứ nói, cứ viết ra, không ai đạo
diễn cho thì tự đạo diễn lấy, không ai diễn cho thì chính mình diễn lấy. Tương
tự như thế, ta thấy nhiều nơi có những sáng tác hội họa và thơ văn của quần
chúng. Vào những dịp liên hoan cuối vụ thu hoạch hoặc khi có khách đến tham
quan trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nhiều hợp tác xã ở Hà Nam Ninh và một số
nơi khác có những triển lãm nhỏ trưng bày nhiều bức tranh nói lên lịch sử,
truyền thống của xã mình, thành tích sản xuất, kinh nghiệm đã tích lũy được của
hợp tác xã. Đi liền theo là một loạt thơ ca minh họa cho các tranh vẽ này và
thơ ca được diễn lên bằng ngâm thơ hoặc bằng các làn điệu dân ca, hát chèo. Lại
có thêm nhạc đệm. Giới thiệu lịch sử, truyền thống, thành tích mới trong sản
xuất người ta không giản đơn chỉ nói bằng lời khô khan mà bằng tranh, bằng thơ
ca, thơ không phải chỉ để đọc lên mà phải hát bằng các làn điệu, không phải chỉ
có hát chay mà còn có nhạc đệm. Do nhu cầu sáng tác và để đáp ứng nhu cầu đó, ở
mỗi xã thường xuất hiện những họa sĩ không qua trường lớp nào, nhưng biết vẽ
được các bức tranh triển lãm và cũng xuất hiện các nhà thơ không có bài đăng ở
một báo nào, nhưng đã cố gắng nói lên tình cảm của nhân dân ở xã mình, địa
phương mình.
Những tài liệu văn hóa cổ mà ta có đã chứng minh cho
nhu cầu sáng tác văn hóa trong nhân dân. Ta cũng thấy đồng bào dân tộc ít người
của chúng ta chẳng cần học tập ở đâu cả, nhưng do yêu cầu của đời sống phải nói
ra, phải thể hiện ra mà hình thành những áng văn, điệu hát dân ca, những điệu
múa và thậm chí có cả những tác phẩm điêu khắc rất đẹp.
Nhu cầu sáng tạo và nhu cầu hoạt động văn hóa trong
nhân dân rất lớn, đặc biệt có nhiều thanh thiếu niên thích hát, thích vẽ, thích
diễn kịch. Ngay trong lớp người già cũng có nhiều người thích hoạt động văn
hóa, văn nghệ. Nhưng hiện nay ở nước ta
những điều kiện để phát triển những hoạt động này chưa nhiều. Vì vậy, nói thỏa
mãn nhu cầu văn hóa của nhân dân, không phải chỉ có một việc tạo nên giá trị
văn hóa để cho nhân dân hưởng thụ và thưởng thức, mà còn phải tạo điều kiện cho
nhân dân trực tiếp hoạt động và sáng tạo văn hóa. Nhu cầu văn hóa phải là như
vậy. Nói tóm lại, có thể rút ra mấy kết luận: Một là, nhu cầu về tinh thần và
văn hóa nảy sinh hàng ngày, hàng giờ trong mọi phạm vi cuộc sống của con người,
nó gắn chặt với nhu cầu vật chất và không thể nào tách khỏi nhu cầu vật chất
được, điều này chúng ta thường ít chú ý đến; Hai là, nhu cầu về tinh thần và
văn hóa thông thường là những nhu cầu không có giới hạn, không tính toán được;
Ba là, nhu cầu về tinh thần và văn hóa bao gồm nhu cầu hưởng thụ và thưởng thức,
đồng thời còn bao gồm cả nhu cầu sáng tạo và hoạt động văn hóa của nhân dân.
Chúng ta nói thỏa mãn nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân, bảo đảm và
phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động về văn hóa là thỏa mãn cả nhu cầu
hưởng thụ, thưởng thức và nhu cầu sáng tạo, hoạt động văn hóa của nhân dân,
biến mọi giá trị văn hóa thành tài sản của nhân dân và tạo mọi điều kiện để
nhân dân trực tiếp sáng tạo ra những giá trị văn hóa.
Hiện nay một vài nơi phát động phong trào văn nghệ
quần chúng thấy quần chúng tham gia chưa nhiều, phong trào chưa sôi nổi, đã cho
rằng quần chúng không thích hoạt động văn hóa, văn nghệ. Không phải như vậy. Có
lẽ phương pháp vận động, nội dung của cuộc vận động chưa đúng hướng, chưa giải
đáp đúng nhu cầu của nhân dân cho nên họ chưa hưởng ứng. Sự thực, không cần
phải vận động, nhu cầu về hoạt động văn hóa của nhân dân vẫn có. Chính quyền
của giai cấp vô sản phải tổ chức cho nhân dân hoạt động văn hóa và muốn cho
phong trào phát triển sâu rộng, phải hiểu sâu sắc nguyện vọng, nhu cầu của nhân
dân, khêu gợi đúng ý thích của nhân dân, như vậy nhiều khi, không cần phát động
phong trào vẫn cứ lên.
Việc đáp ứng nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần
và văn hóa của nhân dân, cũng có người chưa hiểu đầy đủ. Báo cáo chính trị của
Ban chấp hành trung ương tại Đại hội lần thứ IV nêu rõ: “Thỏa mãn ngày càng
đầy đủ không những nhu cầu vật chất mà cả nhu cầu văn hóa cho nhân dân”. Vậy
thế nào là thỏa mãn ngày càng đầy đủ? Rõ ràng khái niệm đầy đủ ở đây có ý
nghĩa tương đối và mang tính lịch sử. Một là, sau ba mươi năm chiến tranh, nền
kinh tế nước ta bị thiệt hại và bị tàn phá nghiêm trọng, chúng ta đang vừa phải
khôi phục vừa cố gắng sản xuất để hàn gắn vết thương chiến tranh và từng bước
xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, vì vậy không thể ngay
một lúc thỏa mãn nhu cầu vật chất và văn hóa của nhân dân được mà phải thực
hiện dần dần sự thỏa mãn ấy. Hai là, khái niệm đầy đủ ở đây có ý nghĩa tương
đối chứ không phải tuyệt đối. Trong từng giai đoạn lịch sử, nhu cầu của nhân
dân có những sự khác nhau. Chẳng hạn, nói thỏa mãn nhu cầu vật chất trong giai
đoạn cách mạng hiện nay, giai đoạn mà chúng ta còn nhiều khó khăn, Đảng ta chủ
trương “trong 5 năm tới phải bảo đảm cho mọi người có đủ lương thực, rau đậu,
có thêm cá, thịt, nước chấm, đường, trứng, trái cây (…). Bảo đảm mặc lành, đủ
ấm, giảm bớt khó khăn về nhà ở tại các thành phố và khu công nghiệp, làm thêm
nhiều nhà ở, giếng nước, nhà tắm, nhà vệ sinh ở nông thôn (…). Bảo đảm nhu cầu
của nhân dân đi lại thông suốt trong cả nước, giữa miền xuôi, miền núi và các
vùng kinh tế mới, giữa thành thị và nông thôn”… Ta lấy vấn đề mặc trong đoạn
trích dẫn trên đây để phân tích và thấy rằng khái niệm đầy đủ mang tính tương
đối và có tính lịch sử. Trong 5 năm tới “bảo đảm mặc lành, đủ ấm”, cho nhân dân
là thỏa mãn đầy đủ về mặc cho nhân dân. Nhưng mười lăm, hai mươi năm sau, thỏa
mãn đầy đủ về mặc cho nhân dân là thỏa mãn đầy đủ cho nhân dân không phải là
mặc lành mà phải là mặc đẹp, không phải là đủ ấm mà phải là thật ấm. Những nhu
cầu về tinh thần và văn hóa cũng như vậy. Cụ thể hóa phương hướng thỏa mãn nhu
cầu về văn hóa của nhân dân được nêu lên trong Báo cáo chính trị, Bộ Văn hóa và
thông tin đã vạch ra một số chỉ tiêu về thưởng thức và hưởng thụ của nhân dân
trong vòng 15 năm tới. Lấy chỉ tiêu về sách để phân tích ta thấy rằng trong 15
năm tới, mỗi đầu người có từ 5 – 7 bản là thỏa mãn đầy đủ. Nhưng sau năm 1990,
khi trình độ văn hóa của nhân dân đã được nâng cao thì chỉ tiêu trên đây về
sách không phải là thỏa mãn đầy đủ nữa mà là thỏa mãn không đầy đủ. Lúc đó nhân
dân đòi hỏi phải nâng chỉ tiêu về sách lên. Rõ ràng khái niệm đầy đủ ở đây cũng
có ý nghĩa tương đối và mang tính lịch sử.
Như vậy, thành quả xây dựng kinh tế không ngừng được
phản ảnh trong đời sống vật chất ngày một cao và không ngừng thể hiện rất rõ
nét trong đời sống văn hóa ngày càng phong phú.
Để bảo đảm từng bước việc đáp ứng nhu cầu vật chất và
nhu cầu về tinh thần và văn hóa của nhân dân, chúng ta không thể chấp nhận ý
kiến nói rằng, trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết hãy thỏa mãn
các nhu cầu vật chất, sau đó hãy tính đến nhu cầu văn hóa. Chúng ta hết sức coi
trọng việc nâng cao đời sống vật chất của nhân dân. Chúng ta sẽ phấn đấu tạo ra
một đời sống vật chất sung túc đến một mức độ nào đó (và sau đó sẽ không ngừng
nâng lên): ăn no, mặc ấm, ở tốt, đi lại thuận tiện. Đồng thời chúng ta sẽ tạo
ra một đời sống văn hóa và tinh thần rất đẹp, một xã hội lý tưởng của con
người. Chúng ta nhận rõ rằng giá trị đáng quý nhất của xã hội, của con người
không chỉ là vật chất mà chính là một đời sống văn hóa, tinh thần cao đẹp. Cuộc
sống có văn hóa là cuộc sống đầy đủ ý nghĩa. Sống có lý tưởng thanh cao, nhân
ái, đầy tình thương, đầy trí tuệ là một cuộc sống hạnh phúc. Hạnh phúc của con
người, sự phát triển tự do và toàn diện của con người, xét cho cùng là mục đích
cao nhất của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Vì vậy, chúng ta cho rằng,
ngay khi mức sống vật chất còn thấp, việc thỏa mãn nhu cầu văn hóa cũng phải
đặt ra song song với việc thỏa mãn nhu cầu vật chất. Không phải đời sống vật
chất thấp thì không cần văn hóa, hoặc văn hóa thế nào cũng được. Và không phải cứ
chờ đến lúc có đời sống vật chất cao rồi mới tính đến nhu cầu văn hóa và tinh
thần. Trong lịch sử loài người, bất cứ khi con người có một đời sống vật chất
thế nào thì cũng có một nền văn hóa tương ứng. Nền văn hóa xuất hiện từ những
cơ sở vật chất và thể hiện trình độ cơ sở vật chất đó. Trình độ kinh tế phải
được thể hiện ra nền văn hóa. Sự thực, nếu nói rằng chúng ta chưa có đủ điều
kiện vật chất để thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần và văn hóa ở mức cao thì
đúng hơn. Tất nhiên, đến lúc nhu cầu vật chất được thỏa mãn ở mức cao, “phú quý
sinh lễ nghĩa”, người ta càng đòi hỏi phải đáp ứng những nhu cầu về tinh thần
và văn hóa cao hơn.
Quan hệ giữa nhu cầu về vật chất và những nhu cầu về
tinh thần và văn hóa đang đặt ra một loạt vấn đề như vậy. Đó cũng là những vấn
đề có tính phổ biến ở các địa phương. Vì hiểu về nhu cầu tinh thần và văn hóa
của nhân dân chưa được đầy đủ, cho nên cách giải quyết những nhu cầu văn hóa
cũng chưa đầy đủ.
Trên đây là một số vấn đề về mục đích của chủ nghĩa xã
hội và nhu cầu văn hóa của nhân dân. Trước khi bàn đến nội dung và tính chất
của nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta cụ
thể là làm những việc gì, điều quan trọng trước tiên là phải thấy cho hết vai
trò của cách mạng tư tưởng và văn hóa trong giai đoạn cả nước ta tiến lên chủ
nghĩa xã hội.
II
Ba cuộc cách
mạng, vị trí của cách mạng tư tưởng và văn hóa
Trong Chỉ thị số 08/CT-TƯ của Ban Bí thư trung ương
Đảng “Về công tác văn hóa, văn nghệ trong giai đoạn cả nước tiến lên chủ nghĩa
xã hội” có nêu lên một điểm cơ bản, rất quan trọng là: “Tư tưởng và văn hóa
không chỉ là kết quả của kinh tế mà còn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc
xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới…”.
Đúng, văn hóa phải là kết quả của kinh tế, nền kinh tế
có cao thì văn hóa mới có thể cao được. Nhưng
văn hóa không phải chỉ là kết quả của kinh tế mà nó còn là động lực thúc đẩy
kinh tế. Cho nên muốn phát triển kinh tế, đẩy mạnh công cuộc xây dựng kinh tế,
phải đẩy mạnh cách mạng tư tưởng và văn hóa.
Cách mạng tư tưởng và văn hóa là một bộ phận hợp thành
của cách mạng xã hội chủ nghĩa, nó gắn liền một cách hữu cơ với cách mạng xã
hội chủ nghĩa trên lĩnh vực quan hệ sản xuất và lĩnh vực khoa học – kỹ thuật.
Ba cuộc cách mạng này luôn luôn tác động lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau và gắn bó
chặt chẽ với nhau. Ba cuộc cách mạng này, nó là ba nhưng nó lại là một. Mỗi
cuộc cách mạng trong đó vừa là kết quả, vừa là nguyên nhân và tiền đề của hai
cuộc cách mạng khác và kết quả của một cuộc cách mạng đồng thời cũng là kết quả
tổng hợp của ba cuộc cách mạng, không có một kết quả nào chỉ là của riêng của
một cuộc cách mạng. Các kết quả về văn hóa mà sau này chúng ta xây dựng được
thì đó là kết quả tổng hợp của ba cuộc cách mạng. Một thành tựu về khoa học –
kỹ thuật có được cũng là kết quả tổng hợp của ba cuộc cách mạng. Quan hệ sản
xuất được củng cố và phát triển, đó cũng là kết quả của ba cuộc cách mạng.
Không phải những thành tựu về văn hóa là kết quả của riêng cách mạng tư tưởng
và văn hóa hoặc kết quả về khoa học – kỹ thuật là do cách mạng khoa học – kỹ
thuật mang lại... Do đó, toàn bộ chủ nghĩa xã hội chỉ có thể ra đời bằng kết quả
tổng hợp của toàn bộ sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong đời
sống hàng ngày hiện nay, sự tác động qua lại và tiến trình của ba cuộc cách mạng
đang diễn ra như vậy. Đến thăm một số hợp tác xã có năng suất cây trồng cao và
hiệu quả chăn nuôi lớn, chúng ta thấy rằng ở những nơi đó nhân dân áp dụng
nhiều biện pháp khoa học – kỹ thuật: giống tốt, phân nhiều, có kỹ thuật canh
tác và chăn nuôi giỏi, do đó đã đem lại năng suất cao. Có năng suất cao thì đời
sống của nhân dân được nâng cao. Đời sống nhân dân cao thì quan hệ sản xuất ở
trong hợp tác xã được củng cố. Ở những hợp tác xã này, các đồng chí phụ trách
nói đùa rằng bây giờ có đuổi, người ta cũng không ra hợp tác xã, bởi vì cơ sở
vật chất chung quá lớn, có hợp tác xã có đến mấy chục triệu đồng, mỗi năm có
mấy chục vạn đồng phúc lợi. Quỹ phúc lợi chung lớn như vậy nên hợp tác xã có
điều kiện để thực hiện các chính sách để bảo đảm đời sống vật chất và văn hóa
của nhân dân: các cháu bé được đến nhà trẻ, hợp tác xã đài thọ một phần về vật
chất và do các cô nuôi dạy trẻ được huấn luyện một cách chu đáo, chính quy chăm
sóc; người già được bố trí công việc thích hợp và được nuôi dưỡng, có những
hợp tác xã có khu an dưỡng dành riêng cho các cụ già, các cụ được cấp phát quần
áo; những người ốm đau bệnh tật đều được chăm sóc ở trạm xá, thuốc chữa bệnh
phát không, hợp tác xã chịu tiền… Tất cả những cái đó gắn bó với xã viên.
Không ai muốn xóa bỏ hợp tác xã, ai cũng ra sức vun trồng cho hợp tác xã tiến
lên. Như vậy quan hệ sản xuất được củng cố. Quan hệ sản xuất được củng cố một
mặt nhờ ý thức giác ngộ của quần chúng, mặt khác, nhờ áp dụng khoa học – kỹ
thuật, tạo ra năng suất cao và đời sống được cải thiện. Thế nhưng muốn áp dụng
được khoa học – kỹ thuật thì phải nhờ đến sách, nhờ có phim khoa học, kỹ thuật,
phim kinh nghiệm nông nghiệp… nhờ có tuyên truyền, cổ động, nhờ có văn nghệ.
Thế là văn hóa đem khoa học – kỹ thuật vào đời sống, khoa học – kỹ thuật đi vào
đời sống tạo ra những kết quả vật chất và tất cả những kết quả đó cùng nhau
củng cố quan hệ sản xuất. Nhưng muốn có đài truyền thanh, phim ảnh, sách báo…
thì hợp tác xã phải sản xuất giỏi để có vốn tích lũy. Càng có nhiều vốn thì sản
xuất của hợp tác xã lại được mở rộng, thực hiện được tái sản xuất mở rộng. Khi
sản xuất được mở mang thì sự nghiệp văn hóa, giáo dục được phát triển và các
cháu có nhiều trường học, khoa học – kỹ thuật được tiếp thu tốt hơn, do đó sản
xuất lại lên, đời sống nhân dân được nâng cao hơn và quan hệ sản xuất càng được
củng cố. Quan hệ sản xuất càng được củng cố thì nó là động lực thúc đẩy mọi
người hăng hái lao động, áp dụng khoa học – kỹ thuật, phát triển văn hóa… Cứ
thế, của cải ngày càng được tạo nên nhiều hơn. Ba cuộc cách mạng được tiến hành
đồng thời và luôn luôn gắn chặt với nhau như vậy. Và rõ ràng, cách mạng tư
tưởng và văn hóa đã đóng vai trò động lực thúc đẩy hai cuộc cách mạng kia, thúc
đẩy việc xây dựng nền kinh tế mới và đồng thời nó cũng lại là kết quả của hai cuộc
cách mạng kia.
Chúng ta thấy rằng, giữa kinh tế và văn hóa có mối
quan hệ rất chặt chẽ. Ăn, ở, sản xuất ra của cải vật chất là thuộc lĩnh vực
kinh tế. Nhưng ăn như thế nào, ở như thế nào, đó là văn hóa. Trong kế hoạch 5
năm, 10 năm, Nhà nước định cho nhân dân ăn như thế nào, ở như thế nào. Vấn đề
không phải chỉ ở chỗ ăn và ở. Nếu ta nói đến ăn và ở một cách giản đơn thì
chúng ta sẽ chỉ thấy những con số như bao nhiêu triệu tấn thóc, bao nhiêu mét
vuông nhà ở… Nhưng mấy mét vuông nhà ở ấy sẽ như thế nào, có phải trong mấy
mét vuông nhà ở ấy chỉ có chỗ cho người ta đặt gường và chỗ làm bếp hay còn
phải có chỗ cho trẻ em học tập, có thư viện, câu lạc bộ, môi trường cây xanh…
Nếu đặt vấn đề “ở” như vậy thì khi xây dựng một khu nhà ở không phải chỉ tính
mấy mét vuông mỗi phòng mà còn phải tính toán toàn diện cho cả một khu vực bao
gồm chỗ học, chỗ chơi cho trẻ em, chỗ giải trí cho người lớn, v.v…
Trong vấn đề “ở” còn có vấn đề xây dựng, mà xây dựng
tức là nói đến kiến trúc, đến mỹ thuật. Nó đòi hỏi các loại hình của văn hóa
tham gia vào. Hiện nay, trong điều kiện thiếu thốn, chúng ta chỉ mới có thể xây
dựng từng mảng. Nhưng nếu ta có điều kiện vật chất đầy đủ hơn, giàu có hơn thì
chúng ta không làm như vậy và rồi đây chúng ta không nên làm như vậy. Xây dựng
một ngôi nhà cho con người ở, dáng dấp của nó ra sao, tiện nghi thế nào… Những
điều đó thuộc về văn hóa. Hiểu được như vậy thì khi làm nhà, cần phải có ý kiến
về văn hóa, bởi vì trong công tác xây dựng có tư tưởng và văn hóa.
Trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tư tưởng biểu hiện
ra như vậy, còn trong khoa học và kỹ thuật thì thế nào? Khoa học – kỹ
thuật thuộc văn hóa. Song điểm đáng chú ý là ngày nay khoa học – kỹ thuật đã
trở thành một dòng thác, mà ai nắm được nó, giai cấp nào nắm được nó thì sẽ đưa
xã hội của mình tiến lên nhanh hơn. Đó là một mặt của vấn đề, mặt khác, nếu sử
dụng nó đến một mức nào đó mà không chú ý đến tư tưởng và văn hóa, không chú ý
đến vấn đề xã hội thì khoa học, kỹ thuật từ chỗ là do con người tạo ra sẽ trở
lại chi phối con người và buộc con người phụ thuộc vào nó. Các nước tư bản đang
đi con đường đó. Chúng ta phải nắm lấy khoa học – kỹ thuật và bắt nó phục vụ
cho đời sống con người. Do vậy, cách mạng tư tưởng và văn hóa ở đây có một tầm
quan trọng. Nó giữ vai trò chỉ đạo và hướng dẫn. Ta nói cách mạng tư tưởng và
văn hóa là động lực với ý nghĩa như vậy. Trong hoàn cảnh nước ta, do trình độ
khoa học và kỹ thuật còn thấp, Đảng ta đặt cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật ở
vị trí then chốt là rất đúng, vì không có nó thì sẽ không có chủ nghĩa xã hội, không
có nó ta sẽ không có cuộc sống mới. Chúng ta phải vươn lên nắm cho được khoa
học, kỹ thuật và chúng ta còn nói nhiều đến nó. Sở dĩ như vậy vì chúng ta so
với thế giới đã đi quá chậm, chậm hàng thế kỷ. Mặc dù cách mạng khoa học – kỹ
thuật quan trọng như vậy, có vị trí then chốt trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
như vậy, nhưng nó phải được đặt dưới sự chỉ đạo của một đường lối, nó phải thấm
nhuần tư tưởng và văn hóa xã hội chủ nghĩa chứ nó không thể tự phát triển được.
Chúng ta không được quên bài học xương máu của nước anh em dù ở đó công nghiệp
phát triển, có đời sống vật chất rất cao, nhưng không chú trọng đúng mức công
tác tư tưởng và văn hóa, xem nhẹ việc giáo dục lý tưởng, lối sống xã hội chủ
nghĩa cho thanh niên và nhân dân trong khi bọn tư bản đã không ngớt dùng tư
tưởng và văn hóa tư sản tấn công chủ nghĩa xã hội, vì vậy đã phải trả một giá
rất đắt.
Hiện nay khoa học và kỹ thuật đang phát triển như một
dòng thác cuồn cuộn, công tác tư tưởng và văn hóa phải hiểu xem nó đang đi đến
đâu, nó sẽ đi đến đâu, ưu việt của nó là ở chỗ nào và chúng ta phải biết cả mặt
tiêu cực của nó nữa để tuyên truyền cho người ta say sưa đi vào khoa học, kỹ
thuật. Công tác tư tưởng và văn hóa đối với kinh tế là phải phát hiện vấn đề,
phải phê phán và phải góp ý kiến xây dựng. Công tác tư tưởng và văn hóa là ở
chỗ này. Bản thân tư tưởng và văn hóa không được đứng tách riêng ra. Những
người làm công tác tư tưởng và văn hóa phải làm cho các nhà hoạt động kinh tế,
hoạt động kỹ thuật phải xốn xang, day dứt, khó chịu nếu một ngày mà họ không
tìm ra một vấn đề gì mới do cuộc sống đặt ra, phải làm cho các giám đốc xí
nghiệp, các đồng chí chủ nhiệm, phó chủ nhiệm hợp tác xã… không bằng lòng với
tình trạng trì trệ hiện nay, không bằng lòng với mức sản xuất hiện nay, không
bằng lòng với những tồn tại trong quan hệ sản xuất hiện nay. Chúng ta không đòi
hỏi những người làm công tác tư tưởng và văn hóa phải được học sâu về những vấn
đề chuyên môn kinh tế, khoa học như những nhà kinh tế, những nhà khoa học mà
chỉ đòi hỏi họ phải hiểu cho được các nhà kinh tế, các nhà khoa học đang làm gì.
Những người làm công tác tư tưởng và văn hóa không thể bằng lòng với những cái
chung chung được. Những khẩu hiệu chung chung không thỏa mãn được quần chúng vì
mọi người đều biết cả rồi. Vấn đề bây giờ là phải đi vào giải quyết cho người
ta những vấn đề cụ thể, phải hiểu xem quần chúng đang muốn gì để phổ biến, mở
rộng tầm mắt cho quần chúng, làm sao cho người ta yêu khoa học, yêu kỹ thuật,
say sưa đi vào những vấn đề kinh tế. Nếu tiến hành cách mạng tư tưởng và văn
hóa mà ta không hiểu được yêu cầu kinh tế như thế nào, không hiểu được yêu cầu
sắp tới của cuộc sống ra sao, kế hoạch Nhà nước dự định thế nào… thì công tác
tư tưởng và văn hóa sẽ bị chệch hướng. Hiện nay Trung ương Đảng đã ra Nghị
quyết về tập trung cao độ lực lượng cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát
triển nông nghiệp, những người làm công tác tư tưởng và văn hóa phải hiểu nhiệm
vụ và yêu cầu của nông nghiệp trong đó có vấn đề quan trọng đặc biệt là phải
nắm cho được việc kiện toàn cấp huyện, việc tổ chức lại sản xuất trên địa bàn
cấp huyện, việc cơ khí hóa của một huyện tiến lên như thế nào, việc cơ khí hóa
ở huyện đẻ ra vấn đề gì… Có như vậy công tác tư tưởng và văn hóa mới có nội
dung.
Cách mạng tư tưởng và văn hóa phải phục vụ cho cách
mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học – kỹ thuật, đồng thời nó phải là
động lực thúc đẩy cho hai cuộc cách mạng này tiến lên là như vậy.
Vị trí của cách mạng tư tưởng và văn hóa còn thể hiện
ở chỗ nó đóng vai trò quyết định trực tiếp trong việc làm biến đổi thế giới
tinh thần của con người, làm biến đổi đời sống tư tưởng và văn hóa của toàn xã
hội, giúp cho con người mới nảy nở một cách toàn diện. Đề cập đến vấn đề xây
dựng con người mới, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương tại Đại hội
lần thứ IV khẳng định: con người mới vừa là sản phẩm của xã hội mới vừa là chủ
thể có ý thức xây dựng nên xã hội mới. Song con người mới không thể hình thành
một cách tự phát mà phải trải qua quá trình xây dựng một cách tích cực và chủ
động. Chúng ta phải và có thể xây dựng sớm, xây dựng từng bước con người mới…
Tất cả những điều đó nêu rõ vị trí của cách mạng tư tưởng và văn hóa mà nhiệm
vụ trung tâm là xây dựng con người mới.
Muốn có con người mới phát triển toàn diện với những
đức tính, tập quán mới, phải có một chế độ mới, tức là chế độ làm chủ tập thể xã
hội chủ nghĩa và một nền kinh tế mới, nền kinh tế sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa. Đó là những điều kiện vật chất và xã hội để hình thành con người mới.
Điều đó thích ứng với nhận định: con người là sản phẩm của xã hội. Thừa nhận
con người là sản phẩm của xã hội, chúng ta không thể vượt qua quy luật khách
quan của xã hội, nhưng chúng ta cũng không chờ xây dựng xong chủ nghĩa xã hội
mới xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Phải chủ động tiến hành xây dựng
con người mới xã hội chủ nghĩa để thúc đẩy việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dĩ
nhiên, không phải chỉ có hô hào suông mà có thể tạo ra con người mới, ngược lại
phải tạo ra cơ sở vật chất, tạo ra tiền đề cho việc nảy nở con người mới. Phải
xóa bỏ chế độ người bóc lột người, phải xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ
nghĩa thì mới xây dựng được con người mới xã hội chủ nghĩa. Muốn có con người
mới có kiến thức thì phải có trường sở, có sách vở, có giáo sư… Con người được
học mới có kiến thức. Muốn có con người mới có thể lực dồi dào thì phải nuôi
dưỡng đầy đủ chất dinh dưỡng và rèn luyện để phát triển thể chất toàn diện.
Muốn có con người có tác phong khẩn trương, tôn trọng giờ giấc, có tính kỷ luật
cao thì phải có môi trường công nghiệp phát triển. Có người cho rằng, nếu nói
như vậy thì hiện nay chúng ta chưa có con người mới. Có người còn chất vấn:
Các lãnh tụ của chúng ta như Bác Hồ, các đồng chí Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ… đã phải là những con người mới chưa? Nếu nói các lãnh tụ và các đồng chí
lãnh đạo ưu tú của Đảng và Nhà nước và cả những cán bộ, đảng viên suốt đời tận
tụy hy sinh cho độc lập của Tổ quốc, cho lý tưởng cộng sản và hạnh phúc của
nhân dân đều là những con người cũ thì cũng vô lý. Thế nhưng nếu nói chúng ta
đã là những con người mới đầy đủ rồi thì cũng chưa được. Thông thường trong một
xã hội và ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều có những con người của nó, đồng
thời cũng xuất hiện những tư tưởng xã hội tiên tiến và những con người mang tư
tưởng tiên tiến với trình độ khác nhau đóng vai trò thúc đẩy xã hội tiến lên.
Nói con người là chủ thể có ý thức xây dựng nên xã hội mới là hàm ý muốn nói
đến những con người tiên tiến, những con người mang những tư tưởng tiên tiến.
Thế là một mặt, phải xây dựng chủ nghĩa xã hội để tạo ra điều kiện xây dựng con
người mới, nhưng mặt khác “muốn có chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người
xã hội chủ nghĩa” như Hồ Chủ tịch đã nói. Hai luận đề này có mâu thuẫn với nhau
không? Rõ ràng cả hai đều là một thể thống nhất và là chân lý. Bởi vì, cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang thực hiện là một cuộc cách mạng
sâu sắc nhất, triệt để nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử. Phải xóa bỏ nền kinh tế
dựa trên cơ sở người bóc lột người; phải cải biến nền kinh tế cá thể, phân tán
thành kinh tế tập thể xã hội chủ nghĩa, phải xây dựng nền kinh tế nước ta thành
nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa nhằm cải thiện không ngừng đời sống của nhân
dân, tạo cho dân tộc ta có một cuộc sống văn minh, hạnh phúc.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải phát huy tính
tích cực và năng lực sáng tạo phi thường của nhân dân ta. Cách mạng xã hội chủ
nghĩa chỉ có thể thành công trên cơ sở Đảng và nhân dân ta tự giác làm cách
mạng, làm chủ được các quy luật tiến lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc điểm
của đất nước ta, do đó phải làm cách mạng tư tưởng và văn hóa, làm cho mọi người
hiểu biết và tự giác mà thúc đẩy việc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khi sự giác
ngộ về tư tưởng, tình cảm cách mạng được nâng cao, kiến thức, trình độ, các mặt
văn hóa, nghiệp vụ… được phát triển thì con người trở thành động lực quan
trọng để thực hiện quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa và đẩy mạnh sản xuất
phát triển. Vì vậy, không thể để cho con người mới hình thành một cách tự phát
mà phải chủ động xây dựng con người mới. Quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta là quá trình định hình, hoàn chỉnh con người mới, là quá trình con
người mới không ngừng phát triển hoàn thiện một cách toàn diện nhằm phát huy
vai trò xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới xã hội chủ nghĩa.
Như đã nêu ở phần trên, trong mỗi xã hội đều có những
con người tiên tiến mang những tư tưởng tiên tiến đi trước giai đoạn lịch sử
đó. Chính những con người tiên tiến này đóng vai trò thúc đẩy xã hội tiến lên.
Các lãnh tụ của chúng ta đều là những con người mới, bởi vì đó là những con
người tiên tiến đi trước giai đoạn lịch sử của mình và đã mang những đặc điểm
về đạo đức, tác phong, về tình cảm của con người mới và đóng vai trò chủ thể
thúc đẩy xã hội tiến lên. Còn chúng ta bây giờ đã phải là con người mới chưa?
Có thể nói chúng ta có nhiều yếu tố của con người mới, nhưng chúng ta chưa thể
trở thành con người mới toàn diện được. Trong chúng ta còn lẫn lộn những yếu tố
của con người mới và những yếu tố của con người cũ. Vì vậy, Đảng ta mới nhấn
mạnh phải xây dựng con người mới ở tất cả các lứa tuổi. Đối với các cháu mới
lọt lòng, chúng ta phải tạo điều kiện cho các cháu sống ở trong xã hội mới để
các cháu hình thành những tình cảm, tư tưởng trong sáng. Đối với những người
lớn tuổi thì phải trau dồi những yếu tố của con người mới cho bản thân, phải
gột rửa những cái cũ để tiến lên. Như vậy là mọi người đều có thể trở thành
tiên tiến và đóng vai trò chủ thể có ý thức để thúc đẩy xã hội tiến lên. Điều
kiện nào cho phép chúng ta xây dựng con người mới ngay từ bây giờ? Nhiều đồng
chí cũng đã hỏi như vậy. Như trên đã phân tích, mỗi giai đoạn lịch sử có một
lớp người tiên tiến, lớp người này mang những tư tưởng tiên tiến, nắm được quy
luật phát triển của xã hội, dựa vào quy luật đó để thúc đẩy xã hội tiến lên.
Chúng ta có một điều kiện quan trọng nhất để xây dựng con người mới, đó là
chúng ta có một Đảng lãnh đạo nắm vững quy luật phát triển của xã hội nước ta,
đã vạch ra được con đường đi lên của một nước nông nghiệp lạc hậu, từ sản xuất
nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa. Điều kiện thứ hai là lớp người tiên tiến của chúng ta rất đông và ngày
càng đông. Trước Cách mạng tháng Tám, cả nước ta chỉ mới có mấy nghìn đảng
viên, những con người tiên tiến này nhận thức được tình hình, đã thấy rõ quy
luật phát triển của xã hội nước ta, động viên nhân dân tiến lên làm Cách mạng
tháng Tám, thúc đẩy xã hội tiến lên. Bây giờ chúng ta có một Đảng mạnh với hơn
một triệu rưỡi đảng viên là những chiến sĩ tiên tiến của xã hội. Bên cạnh đó
chúng ta lại có hai, ba triệu đoàn viên thanh niên cộng sản, họ cũng là những con
người tiên tiến và còn những người chưa phải đảng viên và đoàn viên nhưng tự
nguyện chiến đấu theo đường lối của giai cấp công nhân, đường lối mang những tư
tưởng tiên tiến của thời đại chúng ta. Như vậy, chúng ta có đến hàng chục triệu
người trong xã hội đi trước xã hội. Với một lực lượng như vậy và với sự lãnh
đạo của một Đảng vững mạnh như Đảng ta thì ngày càng có thể mở rộng đội ngũ
những người tiên tiến. Vì vậy chúng ta có thể đặt vấn đề xây dựng con người mới
ngay từ bây giờ mà không cần chờ đến khi có kinh tế phát triển. Hơn nữa, giờ
đây chúng ta có chính quyền, có Đảng lãnh đạo, lại có cả một bộ máy Nhà nước
quản lý một nền kinh tế có kế hoạch đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, cho nên
chúng ta có điều kiện để tổ chức một xã hội nhằm đào tạo ra những con người mới
ở tất cả mọi lứa tuổi và ngay từ khi mới lọt lòng mẹ.
Nhưng nói như vậy không phải là ngay từ bây giờ hoặc
trong một thời gian ngắn chúng ta đã có những con người mới phát triển toàn
diện. Chúng ta phải thúc đẩy việc xây dựng nền kinh tế mới, xây dựng chế độ
mới, tạo nên một xã hội có nền kinh tế phát triển cao và có một chế độ tiên
tiến vững chắc. Lúc ấy chúng ta mới có điều kiện phát triển con người mới toàn
diện. Những điều kiện để xây dựng con người mới là như vậy. Vì thế Đại hội lần
thứ IV của Đảng vạch ra rằng: hoàn cảnh nước ta đòi hỏi chúng ta và cho phép
chúng ta xây dựng sớm, xây dựng từng bước con người mới, không phải chờ đến sau
khi đã có sự phát triển cao của nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Con đường xây dựng con người mới như thế thể hiện đúng
những luận điểm cơ bản của Đảng ta và nó đang được thực hiện sinh động trong
thực tiễn nước ta.
Việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là trách
nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, các địa phương. Có hàng loạt vấn đề phải
giải quyết, trong đó có những vấn đề có liên quan giữa ngành văn hóa và các
ngành khác, đòi hỏi tất cả các ngành, các đoàn thể phải có sự hợp tác xã hội
chủ nghĩa, sự phân công, phối hợp khoa học nhằm bảo đảm thúc đẩy ba cuộc cách
mạng cũng như việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa đạt được mục tiêu mà
Đại hội lần thứ IV của Đảng ta đã đề ra.
III
Xây dựng nền
văn hóa mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc
Trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương
tại Đại hội lần thứ IV của Đảng, phần đề cập đến nhiệm vụ cụ thể của các ngành
trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, có đoạn viết:
“Mấy chục năm qua, về cơ bản chúng ta đã xây dựng được
một nền văn học, nghệ thuật xã hội chủ nghĩa bao gồm các ngành: văn học, sân
khấu, điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, múa, xiếc, kiến trúc, v.v… mang bản sắc dân
tộc khá phong phú, tác động khá sâu sắc vào đời sống tinh thần và tình cảm của
nhân dân. Với những thành tựu đã đạt được chủ yếu trong việc phản ánh hai cuộc
kháng chiến vĩ đại của dân tộc, văn học, nghệ thuật nước ta xứng đáng đứng vào
hàng ngũ tiên phong của những nền văn học, nghệ thuật chống đế quốc trong thời
đại ngày nay”.
Đó là sự nhận định và đánh giá cao của Đảng đối với
nền văn học, nghệ thuật của ta trong thời gian vừa qua.
Văn kiện viết tiếp:
“Cách mạng cả nước đang đặt ra những vấn đề mới, cuộc
sống đang có những đòi hỏi mới đối với văn học, nghệ thuật. Nền văn học, nghệ
thuật xã hội chủ nghĩa của ta cần ra sức phấn đấu nhằm sáng tạo những hình
tượng nghệ thuật cao đẹp và phong phú về xã hội mới và con người mới, về giai
cấp công nhân và giai cấp nông dân tập thể, về tầng lớp trí thức xã hội chủ
nghĩa, về cán bộ và chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân, phản ánh chủ
nghĩa anh hùng cách mạng và những phẩm chất cao quý của nhân dân ta. Phải khẳng
định mạnh mẽ chế độ mới, lối sống mới và đạo đức mới, phát huy những truyền
thống dân tộc tốt đẹp và những truyền thống cách mạng của nhân dân ta. Phấn đấu
để có được những công trình và tác phẩm nghệ thuật có tầm vóc lớn, có trình độ
khái quát cao về chiến công và kỳ tích của những con người Việt Nam đánh thắng
bọn đế quốc Pháp, Mỹ, làm nổi bật sức mạnh phi thường của chủ nghĩa yêu nước và
chủ nghĩa xã hội nhằm cổ vũ, thúc đẩy công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mãi
mãi nêu gương cho những thế hệ mai sau. Cần đặc biệt chú trọng miêu tả những
tập thể và cá nhân lao động ưu tú trên con đường tiến lên sản xuất lớn xã hội
chủ nghĩa, những chiến sĩ thi đua đang chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu. Cần
dành vị trí xứng đáng cho những bà mẹ, những chị em phụ nữ trung hậu, đảm đang
và vô cùng dũng cảm, những đồng bào dân tộc ít người chung sức, chung lòng cùng
cả nước đánh giặc và xây dựng cuộc sống mới. Hết sức coi trọng thiếu nhi, tương
lai của dân tộc và thanh niên, lực lượng xung kích hiện nay trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ đất nước”.
Trên đây, văn kiện của Đảng đã nêu lên nhiệm vụ, đối
tượng miêu tả, đối tượng phục vụ của văn học, văn nghệ của ta.
Về phương pháp sáng tác, văn kiện nhấn mạnh : “Văn
nghệ của ta không chỉ ca ngợi những con người mới, những việc làm tốt đẹp trong
xã hội, mà còn phê phán nghiêm khắc và có hệ thống những hiện tượng tiêu cực
trong đời sống, những tàn dư của xã hội cũ, những di hại của “văn hóa” thực dân
cũ và mới. Cần đứng trên lập trường cách mạng và dùng phương pháp hiện thực xã
hội chủ nghĩa để vạch đúng nguồn gốc của cái xấu, đề ra cách giải quyết, cuối
cùng đạt mục đích khẳng định cái tốt, bồi đắp thêm lòng tin vào chủ nghĩa xã
hội”.
Văn kiện đặc biệt nhấn mạnh đến văn học, văn nghệ quần
chúng : “Phát triển mạnh mẽ phong trào văn học, văn nghệ quần chúng làm cơ sở
cho nền văn học, văn nghệ mới. Những người làm công tác văn học, văn nghệ
chuyên nghiệp có trách nhiệm lớn đối với phong trào này, cần góp phần tích cực
nâng cao năng lực sáng tạo và trình độ thưởng thức nghệ thuật của nhân dân lao
động, nâng cao chất lượng và các hình thức hoạt động văn học, văn nghệ của quần
chúng. Các cấp ủy Đảng, các cơ quan chính
quyền cũng như các đoàn thể công nhân, thanh niên, phụ nữ phải chăm sóc những
hoạt động văn học, văn nghệ của quần chúng, coi đó là một công tác quan trọng
của mình. Nhà nước cần có những chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi
cho mọi người tham gia hoạt động văn học, văn nghệ và bảo đảm cho nhu cầu về
thưởng thức và hoạt động văn học, văn nghệ của nhân dân ta từ thành thị đến
nông thôn, từ nơi đông người đến những vùng xa xôi hẻo lánh, được đáp ứng ngày
càng đầy đủ”.
Về nhiệm vụ của những người làm công tác văn học, văn
nghệ, văn kiện Đại hội Đảng xác định :
“Để văn học, nghệ thuật đáp ứng được những yêu cầu mới
của cách mạng, đội ngũ văn nghệ sĩ phải được bồi dưỡng về thế giới quan của chủ
nghĩa Mác – Lê nin, về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phải gắn bó
với nhân dân lao động, với thực tiễn cách mạng. Đội ngũ đó cần được mở rộng,
không ngừng thu hút những lực lượng trẻ. Giúp đỡ văn nghệ sĩ ở những vùng mới
giải phóng để anh chị em ngày càng tiến bộ về chính trị và tư tưởng, gắn bó với
cách mạng, đem tài năng phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Đảng ta khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi và khám phá
cái mới, đồng thời cũng đòi hỏi anh chị em có ý thức đầy đủ về sứ mệnh cao cả
của mình, kiên định lập trường xã hội chủ nghĩa trong sáng tạo nghệ thuật,
trong cuộc đấu tranh bảo vệ đường lối văn nghệ cách mạng, chống mọi khuynh
hướng tư sản và cơ hội chủ nghĩa trong văn nghệ, chống ảnh hưởng tai hại của
văn nghệ hiện đại chủ nghĩa, chống các bệnh công thức chủ nghĩa, sơ lược, tự
nhiên chủ nghĩa, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của sự nghiệp cách mạng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để cho sự nghiệp văn học, nghệ thuật phát triển tốt
đẹp và vững vàng, cần tăng cường công tác phê bình và nghiên cứu văn học, nghệ
thuật”.
Trên đây là những đoạn nói về công tác văn hóa, văn
học nghệ thuật trong văn kiện của Đại hội lần thứ IV của Đảng. Những đoạn trích
này bao gồm rất nhiều vấn đề có giá trị lớn về lý luận cũng như về thực tiễn.
Từ những đoạn trích này có thể nêu lên những vấn đề cơ bản về nội dung và tính
chất của nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa như sau :
- Nền văn hóa mới là nền văn hóa có nội dung xã hội
chủ nghĩa và tính chất dân tộc,
- Đó là nền văn hóa có tính đảng và tính nhân dân sâu
sắc,
- Nền văn hóa ấy được xây dựng trên cơ sở chủ nghĩa
Mác – Lê nin và tư tưởng làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa,
- Nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa vừa kết tinh truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, vừa hấp thụ có chọn lọc những thành quả của văn minh
loài người,
- Nền văn hóa mới của chúng ta là sự kết hợp hài hòa
những tinh hoa và phong cách riêng của các dân tộc anh em trong đại gia đình
dân tộc Việt Nam,
- Xây dựng nền văn hóa mới là quá trình bồi đắp tư
tưởng của giai cấp công nhân, những tình cảm lành mạnh, những phong tục tập
quán tốt đẹp của dân tộc,
- Xây dựng nền văn hóa mới đồng thời với việc đấu
tranh quét sạch ảnh hưởng của nền văn hóa thực dân, tư sản, phong kiến và những
tàn dư lạc hậu trong xã hội cũ,
- Nhiệm vụ trung tâm của nền văn hóa này là xây dựng
con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tóm lại, những ý chính về nội dung và tính chất của
nền văn hóa mới là như vậy. Những điều nêu ra ở trên có tính chất vạch phương
hướng để xây dựng nền văn hóa mới ở nước ta. Căn cứ vào đó, chúng ta sẽ xem
xét, đối chiếu những nhận thức chưa đầy đủ hoặc không đúng với đường lối của
Đảng, làm sao cho đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng được quán triệt đầy đủ
trong nhận thức và trong thực tiễn.
Xây dựng nền văn hóa mới có nội dung xã hội chủ nghĩa
và tính chất dân tộc là sự giải quyết mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính
dân tộc trong lĩnh vực văn hóa. Chỉ đứng vững trên lập trường cách mạng của
giai cấp công nhân, nắm vững học thuyết Mác – Lê nin và tư tưởng làm chủ tập
thể xã hội chủ nghĩa, quán triệt đường lối cách mạng và đường lối văn hóa, văn
nghệ của Đảng mới có thể xây dựng được nền văn hóa mới của dân tộc. Nền văn hóa
đó thực sự độc lập, không lai căng, xóa bỏ được những ảnh hưởng xấu của nền văn
hóa thực dân, phong kiến và những tàn dư lạc hậu trong xã hội cũ, phát huy đầy
đủ những tinh hoa và bản sắc quý báu trong truyền thống bốn nghìn năm lao động,
đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
Chung quanh vấn đề nội dung xã hội chủ nghĩa và tính
chất dân tộc, có ý kiến hỏi tại sao trước đây có lúc người ta nói nội dung xã
hội chủ nghĩa và hình thức dân tộc nay lại khẳng định nền văn hóa mới là nền
văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Hai cách nói thì có
gì khác nhau không ? Đúng là có sự khác nhau. Nói nền văn hóa mới của chúng ta
có nội dung xã hội chủ nghĩa và hình thức dân tộc là chưa thật đúng và không
đầy đủ, là có phần tách rời nội dung với hình thức. Tính chất dân tộc không
phải chỉ thể hiện ở trên hình thức mà còn thể hiện cả trong nội dung nữa. Khẳng
định nền văn hóa mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc thì đã
có hàm ý nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải mang tính chất dân tộc.
Không có nền văn hóa nào tách khỏi dân tộc, kể cả văn hóa xã hội chủ nghĩa. Đó
là nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chứ không phải nền văn hóa xã hội chủ nghĩa nói chung
nữa.
Nội dung và hình thức quan hệ chặt chẽ với nhau và
không thể tách rời nhau. Trước đây khi bàn về mối quan hệ giữa nội dung và hình
thức, có khi ta áp dụng phương châm “bình cũ rượu mới”. Một vài trường hợp nói
như thế có thể đúng. Nhưng nhìn chung, nói như thế là đã tách rời nội dung với
hình thức. Hình thức là một phạm trù lịch sử, nó luôn luôn thay đổi cho phù hợp
với nội dung. Nội dung phát triển đến một mức nào đó đòi hỏi phải có một hình
thức tương ứng với nó. Rượu mới mà rót vào bình cũ thì có thứ bình cũ chứa
được, có thứ bình cũ không chứa nổi và vỡ tung ra. Thực tiễn hoạt động văn hóa,
văn nghệ đã chứng minh điều đó. Chẳng hạn trong sân khấu tuồng cổ của ta, khi
diễn tả một ông tướng thì ông tướng đó thường đeo cờ và đội mũ lông công, mặc
áo giáp, đi hia, tay cầm roi ngựa … Đấy là hình thức một ông tướng cũ. Nếu đưa
nội dung xã hội chủ nghĩa vào, chúng ta cũng để cho các vị tướng hiện nay thể
hiện ra dưới hình thức ông tướng tuồng ngày xưa, có được không ? Chắc chắn
không được. Nội dung nền văn hóa mới rất phong phú, nó lấy chủ nghĩa xã hội
khoa học của Mác và Lê – nin và tư tưởng làm chủ tập thể là cơ sở tư tưởng. Nó
phản ánh hiện thực của đất nước ta đang tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền văn hóa mới đó “phản ánh cái mới và đấu tranh
cho cái mới thắng lợi. Không những nó chỉ
thể hiện cuộc sống mới và con người mới, mà còn tích cực góp phần thúc đẩy cuộc
sống mới phát triển, góp phần sáng tạo và giáo dục con người mới” (Những bức
thư của Ban chấp hành trung ương Đảng gửi Đại hội văn nghệ. Nhà xuất bản Sự
thật, Hà Nội, 1975, tr. 26). Với những nội dung đó đòi hỏi phải có hình thức
tương ứng. Hình thức ấy có khi xuất hiện ngay, có khi phải cần một quá trình
mới xuất hiện.
Về nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc của
văn hóa mới còn nhiều điều phải quan niệm cho rõ hơn, đúng hơn.
Trước hết, phải hiểu mối quan hệ giữa dân tộc và thế
giới để hiểu tính chất dân tộc trong bối cảnh ngày nay khi có sự giao lưu văn
hóa giữa các nước trên thế giới. Ngày nay vốn văn hóa của mỗi dân tộc không
tách rời vốn văn hóa thế giới. Có những vốn văn hóa thế giới, không phải của
riêng một dân tộc nào, nó là của chung tất cả các dân tộc. Mỗi dân tộc, kế thừa
và tiếp thu vốn văn hóa đó, biến nó thành tài sản của dân tộc mình. Thí dụ cụ
thể nhất là điện ảnh. Điện ảnh không phải của dân tộc ta, nó là của thế giới.
Thế nhưng bây giờ chúng ta phát triển một nền điện ảnh dân tộc Việt Nam ngày càng lớn, càng hoàn chỉnh. Nếu có ý kiến cho
rằng điện ảnh không phải là nghệ thuật dân tộc, phải phế bỏ loại hình nghệ
thuật này đi thì chắc chắn ý kiến đó sẽ bị phản đối mạnh mẽ. Khi chúng ta đã
tiếp thu vốn văn hóa thế giới để biến thành tài sản của dân tộc thì phải tiến
kịp các trào lưu, trình độ và kỹ thuật của thế giới. Đặc biệt, khi vốn văn hóa
chúng ta đã là một bộ phận của vốn văn hóa thế giới thì chúng ta không thể làm
ngơ trước sự phát triển của nghệ thuật thế giới, mà phải theo dõi chặt chẽ sự
phát triển này để có phương hướng phát triển nền nghệ thuật của chúng ta. Ta
không thể nói rằng điện ảnh Việt Nam chỉ cần phim đen trắng và không sản xuất phim màu.
Không được. Thế giới đang trên đà không sản xuất phim đen trắng nữa, chuyển
sang sản xuất phim màu, ta cũng phải làm sao có phim màu. Người ta làm màn ảnh
hẹp rồi chuyển sang làm màn ảnh rộng, ta cũng phải có màn ảnh rộng, bởi vì
chúng ta phải dự thi, trao đổi văn hóa và cả kinh doanh với thế giới nữa. Tính
chất dân tộc của nền văn hóa trong điều kiện như vậy thật không đơn giản. Chúng
ta phải xây dựng một nền điện ảnh dân tộc Việt Nam không giống với bất cứ một nền điện ảnh nào trên thế
giới. Còn thế nào là nền điện ảnh dân tộc Việt Nam ? Đây lại là vấn đề mà những người hoạt động trong
ngành điện ảnh phải nghiên cứu.
Bóng đá có phải là môn thể dục thể thao của dân tộc ta
đâu mà ta cũng chẳng cần biết nguồn gốc nó ở đâu. Nhưng Việt Nam phải có nền bóng đá của mình và ta sẽ đi thi đá bóng
thế giới. Y phục của dân tộc ta cũng vậy. Bây giờ chúng ta mặc quần áo không
giống ông cha ta ngày xưa. Và trong đời sống hàng ngày còn rất nhiều ví dụ
tương tự như vậy. Thế giới đang có sự giao lưu mạnh mẽ, giữa thế giới và dân
tộc không tách ra được. Âm nhạc các nước không ngớt được chuyển qua làn sóng
điện, dù có cấm đoán vẫn có người nghe. Quan hệ giữa dân tộc và thế giới là
quan hệ hai chiều. Một mặt, ta phải tiếp thu vốn văn hóa của thế giới ; mặt
khác, ta phải đóng góp vào vốn văn hóa thế giới. Văn hóa Việt Nam đã có những thành tựu đáng tự hào. Hơn nữa, sau khi
chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, Việt Nam có vai trò chính trị rất lớn trên thế giới. Thế giới
đòi hỏi Việt Nam phải đóng góp vốn văn hóa của mình vào kho tàng văn
hóa thế giới. Trong liên hoan âm nhạc, điện ảnh, liên hoan ca khúc, triển lãm
sách, triển lãm nghệ thuật tạo hình … thế giới, người ta đòi hỏi Việt Nam phải góp phần mình vào vốn văn hóa thế giới.
Ta tiếp thu văn hóa thế giới, đồng thời phải góp vào
kho tàng văn hóa thế giới. Ta phải thấy mối quan hệ hai chiều để suy nghĩ về
tính dân tộc trong điều kiện như vậy.
Vấn đề thứ hai trong nội dung của tính chất dân tộc là
phải phân biệt dân tộc cổ truyền và dân tộc hiện đại. Hiện nay có quan niệm sai
lệch cho rằng cái gì cổ mới là của dân tộc, còn những gì mới, hiện đại thì
không dân tộc. Ví dụ âm nhạc thì phải nhị, hồ, đàn nguyệt … mới là dân tộc, còn
vi-ô-lông và pi-a-nô là không dân tộc, dù rằng vi-ô-lông cũng kéo “Người ơi,
người ở đừng về” chẳng hạn.
Trong đời sống văn hóa hiện nay chúng ta cần chú ý bốn
hiện tượng cùng tồn tại từ những vốn cổ nguyên thủy đến những sáng tác mới,
hiện đại.
Một là, vốn cổ truyền nguyên dạng. Loại này chúng ta
sẽ tiếp tục khẩn trương sưu tầm, tổ chức bảo tồn tốt để nghiên cứu, hệ thống
hóa, phát triển nhằm bảo đảm tính liên tục trong phát triển văn học nghệ thuật
;
Hai là, vốn cổ truyền đã được cải biên một cách tự
phát. Loại này ta chú ý nghiên cứu rút kinh nghiệm để tiếp thu những yếu tố hợp
lý cho phương hướng phát triển ;
Ba là, dựa vào cơ sở vốn cổ sáng tạo ra những tác phẩm
mới, thể hiện cuộc sống mới mang âm hưởng dân tộc cổ truyền. Đây là sự cải biến
có ý thức, hình thức này cần được khuyến khích mạnh mẽ ;
Bốn là, sáng tác với hình thức mới, thể loại mới. Loại
này cũng cần được khuyến khích phát triển.
Bốn hiện tượng nói trên cùng xuất hiện từ trong cuộc
sống và cùng tồn tại. Thế nhưng cũng có những vấn đề cần giải quyết vì có những
thái độ phủ nhận hiện tượng này hay hiện tượng khác. Đối với hiện tượng thứ
nhất tức là vốn cổ truyền nguyên dạng, có người cho là không cần thiết, có
nhiều người cho nó quá cổ, không còn phù hợp với cuộc sống hiện nay nữa. Đó là
thái độ phủ nhận hoàn toàn. Cũng lại có thái độ khác cho là chỉ có cái nguyên
thủy mới là dân tộc, còn sai đi một tý thì không phải dân tộc nữa.
Đối với hiện tượng thứ hai cũng thế, cũng có thái độ
phủ nhận, cho rằng không được làm sai cái nguyên thủy đi, như thế là lai căng,
là mất gốc.
Đối với hiện tượng thứ ba, nói chung, không có ai phản
đối, đó là hiện tượng tốt nhất, nhưng những thành công của nó chưa nhiều.
Đối với hiện tượng thứ tư cũng có thái độ phủ nhận,
người ta cho rằng nó không dính dáng gì đến vốn cổ dân tộc, đó là ngoại lai, vì
thế không thể chấp nhận được.
Những thái độ phủ nhận đối với những hiện tượng trên
đây đều không đúng. Khi ta nói văn hóa dân tộc là hàm ý nói nó bao gồm cả vốn
văn hóa cổ truyền và vốn hiện nay. Tính dân tộc không dừng lại một chỗ mà nó
phát triển không ngừng, thời kỳ sau bổ sung cho thời kỳ trước. Thời đại ngày
nay cho phép chúng ta có điều kiện làm cho nền văn hóa của ta có tầm vóc xứng
đáng với dân tộc và thời đại. Vì vậy, vốn cổ truyền cũng là của ta, vốn hiện
đại cũng là của dân tộc ta. Bây giờ có những tác phẩm, mới nhìn qua có vẻ ít
dính dáng đến truyền thống dân tộc nhưng nói về con người Việt Nam, đất nước
Việt Nam, sự nghiệp cách mạng Việt Nam do chính những con người Việt Nam làm
ra. Vậy nó là của ai, chẳng lẽ nó phi dân tộc à ? Trước đây ở Bộ Văn hóa có hai
đoàn nghệ thuật : đoàn “Ca nhạc dân tộc”, đoàn này dùng các nhạc cụ dân tộc như
đàn bầu, sáo trúc, krông-pút, … và hát dân ca quan họ như “Người ơi, người ở
đừng về”, hát cả những bài mới như “Khúc tâm tình của người Hà Tĩnh”, “Tiếng
hát từ thành phố mang tên Người”, “Tiếng đàn bầu”, … Bên cạnh đó có đoàn “Ca
múa nhạc” (không có chữ gì kèm theo). Đoàn này dùng ắc-coóc-đê-ông, ghi-ta,
vi-ô-lông, … thế nhưng cũng diễn những bài “Người ơi, người ở đừng về”, rồi
cũng “Từ thành phố này Người đã ra đi …”, “Đi mô …” và cũng độc tấu đàn bầu.
Phải chăng đoàn trước là đoàn dân tộc còn đoàn sau là đoàn phi dân tộc ? Đoàn
sau cũng là đoàn dân tộc. Bây giờ hai đoàn trên nhập lại thành đoàn “Ca múa
nhạc Việt Nam”. “Việt Nam” thì gồm cả vốn của Việt Nam ngày xưa và cả vốn Việt Nam ngày nay. Nếu phân làm hai đoàn như trước đây thì
người ta cứ tưởng chỉ có nhị, đàn nguyệt, hồ … mới là của dân tộc còn pi-a-nô,
vi-ô-lông không phải là dân tộc ; pi-a-nô, vi-ô-lông cũng giống như điện ảnh và
bóng đá, cũng như ngày nay ta mặc sơ mi và cả “măng tô san” … Nói dân tộc thì
bao gồm dân tộc cổ truyền và dân tộc hiện đại. Đối với vốn cổ truyền nguyên
thủy ta phải trân trọng, duy trì nó lâu dài về sau để con cháu chúng ta biết
được vốn có. Đối với loại vốn cổ này phải nói rằng chúng ta chưa thu thập được
hết, chưa hệ thống hóa và chưa đánh giá đầy đủ. Vốn của ta có được đến đâu, vốn
to hay vốn nhỏ, vốn quý hay không quý, chúng ta chưa có câu trả lời chính xác.
Đánh giá vốn cổ dân tộc của ta như thế nào, bây giờ còn nhiều vấn đề phức tạp.
Người nước ngoài khen và chê có nhiều lý do cần phải suy nghĩ. Hiện nay, văn
hóa văn nghệ nhiều nước phương Tây đang bế tắc, lao vào những khuynh hướng đồi
bại, trừu tượng, hình thức, cố tìm những phương hướng để phát triển. Nhiều
người đi tìm “của lạ”. Khi vào ta, họ bắt gặp cái nguyên thủy của vốn cổ, nên
đối với họ càng nguyên thủy họ cho càng hay. Họ không muốn cho ta phát triển,
muốn giữ chúng ta ở mãi tình trạng nguyên xi để họ thưởng thức. Nhiều người làm
công tác văn hóa, văn nghệ, khi nghiên cứu tìm ra được cái gì trong vốn cổ thì
thường hay dùng chữ “tuyệt vời”, “tuyệt đỉnh”, “nhất thế giới”, … Nếu như vậy
thì ta cần tiến tới đâu nữa, vì đây là đỉnh rồi ? Và phải chăng những chuyện mà
ông cha chúng ta làm cách đây hàng 100 năm, bây giờ lại là đỉnh cao của chủ
nghĩa xã hội sao ? Những vốn cổ, chúng ta phải bảo tồn, phải sưu tầm thêm, hệ
thống hóa và đánh giá một cách khách quan, khoa học. Chỉ có trên cơ sở biết
chắc vốn cổ của ta có những gì, ta mới làm chủ được vốn mới bây giờ.
Đối với hiện tượng văn hóa cổ truyền không giữ nguyên
dạng mà tự nó thay đổi trong đời sống thì chúng ta không thể phủ nhận nó được.
Chúng ta phải theo dõi, quan sát nó, từ đó rút ra quy luật để giúp cho các nghệ
sĩ có sáng tạo về sau. Tại sao nó lại thay đổi như thế này mà lại không thay
đổi khác đi. Vấn đề đó chúng ta phải quan tâm, chú ý tìm hiểu. Nếu bảo là lai
căng, là mất gốc, là vong bản thì không đủ sức thuyết phục, phải theo dõi rút
ra bài học bổ ích, có lý luận, có sự phân tích khoa học.
Còn đối với hiện tượng thứ ba,
hiện tượng dựa vào cơ sở vốn cổ sáng tạo ra những tác phẩm mới, đây là hiện
tượng rất tốt, cần khuyến khích mạnh mẽ.
Đối với hiện tượng thứ tư, hiện tượng sáng tác mới
hoàn toàn, chúng ta cũng phải khuyến khích. Ta khuyến khích việc tìm tòi cái
mới cho dân tộc. Nhưng thường thường cái gì đã mới thì nó lạ, mà nó lạ thì ta
chưa quen, mà chưa quen thì người ta chưa thích, mà chưa thích thì nhiều khi
người ta lại phản đối, mà phản đối thì không khuyến khích việc tìm tòi cái mới.
Khuyến khích sáng tạo, tìm tòi cái mới trong điều kiện hiện nay, khi mà nhiều
người trên thế giới không bằng lòng với những cái cũ, xóa sạch cái cũ, đi tìm
cái mới và tìm mãi những cái mới đến mức không là cái gì cả ! Tìm tòi cái mới
trong điều kiện như vậy có nhiều vấn đề phức tạp. Đảng ta luôn luôn khuyến
khích tìm tòi cái mới, nhưng cái mới phải trên cơ sở hiện thực của đất nước ta
đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và trên cơ sở nhiệm vụ chính trị, cách mạng. Văn
hóa, nghệ thuật phải gắn chặt với nhiệm vụ chính trị, cách mạng và yêu cầu của
đời sống nhân dân. Phải khắc phục khuynh hướng tách rời văn hóa, văn nghệ với
chính trị bất cứ dưới một dạng nào. Những người hoạt động văn hóa, nghệ thuật
phản ánh hiện thực, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng là biểu hiện quyền
làm chủ tập thể của mình. Do đó nghĩa vụ và quyền lợi của văn nghệ sĩ là phải
gắn chặt tâm hồn và hoạt động của mình với nhiệm vụ cách mạng và yêu cầu thẩm
mỹ của nhân dân. Gắn chặt với nhiệm vụ chính trị là thể hiện tính đảng và tính
nhân dân của văn nghệ sĩ. Phải chống chủ nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hình thức.
Nhưng thường thường, việc tìm tòi cái mới hay nhầm lẫn với chủ nghĩa hiện đại,
chủ nghĩa hình thức. Phải phân biệt đâu là cái mới chân chính và đâu là chủ
nghĩa hiện đại, chủ nghĩa hình thức. Việc này thuộc trách nhiệm của các nhà
nghiên cứu nghệ thuật. Trong hội họa và âm nhạc cũng đang có tình trạng này.
Một ông nhạc sĩ ra sân khấu, đậy nắp đàn lại, rồi lại mở nắp đàn ra, rồi lại
đậy nắp đàn lại, ba lần như vậy, cúi đầu chào khán giả. Người giới thiệu giải
thích rằng, nhạc sĩ đó vừa trình bày một bản xô-nát tên là “Im lặng” gồm 3
chương (!). Đó là một thứ kỳ quái ! Còn hội họa thì thế này : họa sĩ không cầm
bút vẽ nữa mà buộc bút vào đuôi chó, đuôi khỉ cho nó chạy trên mặt vải, ra cái
gì thì đặt cho nó tên một bức tranh … Đây là chủ nghĩa hiện đại, hình thức chủ
nghĩa một cách lố bịch, kỳ quái. Đây cũng là sự bế tắc cùng cực của nghệ thuật
tư sản. Chúng ta khuyến khích tìm tòi cái mới, nhưng nếu không khéo thì sáng
tác sẽ đi vào xu hướng như thế. Rơi vào xu hướng như thế thì nghệ thuật không
đi đến đâu cả và nó không mang lại điều gì bổ ích về đời sống tinh thần cho
nhân dân. Việc tìm tòi cái mới chân chính có nhiều khó khăn nhưng nói chung
phải khuyến khích tìm tòi cái mới. Còn mới như thế nào thì phải dựa trên hiện
thực xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa cung cấp
cho nghệ sĩ một thế giới quan tiên tiến, một lý tưởng thẩm mỹ chân chính, luôn
luôn đem đến cho mình những cảm xúc lành mạnh, sôi nổi, hòa nhịp với cảm xúc
của Đảng, của nhân dân, từ đó mà có cái nhìn sự vật phát triển một cách chính
xác, theo đúng quy luật của nó, theo đúng bản chất của nó. Mới mà thoát ra khỏi
hiện thực xã hội chủ nghĩa thì kết quả mang lại sẽ vô ích. Nhiều trường hợp chủ
quan của nghệ sĩ chưa phù hợp với khách quan, cho nên tác phẩm làm ra người xem
không thích và không hiểu nổi. Có nghệ sĩ nói rằng phải 300 năm nữa người đời
mới hiểu được anh ta ! Ai mà sống được 300 năm để hiểu cho tường tận nghệ sĩ ấy
được ? Nếu ai cũng nói như vậy thì khó thuyết phục lắm. Xã hội xã hội chủ nghĩa
không có “ẩn sĩ”, bởi lẽ chủ nghĩa xã hội luôn luôn chắp cánh cho những hoài
bão sáng tạo của nghệ sĩ, mở ra con đường rực rỡ cho mọi tài năng phát triển.
Do đó, phải làm cho rõ thế nào là hiện thực xã hội chủ nghĩa để mà tìm tòi, để
mà sáng tạo. Có những tác phẩm rất lạ, người xem không biết phê phán thế nào.
Rõ ràng bảo sai thì chưa chắc đã sai, bảo rằng đúng thì chưa chắc đã đúng,
nhưng người xem không thích. Nghe các nghệ sĩ trình bày thì đúng là có tâm
huyết và có ý định tốt nhưng nhìn vào tác phẩm thì tượng không ra tượng, tranh
không ra tranh, nhạc không ra nhạc, …
Xung quanh vấn đề nội dung xã hội chủ nghĩa và tính
chất dân tộc có nhiều chuyện phức tạp như vậy. Nhiệm vụ của chúng ta là phải đi
sâu, làm chủ được vốn dân tộc ; phải bảo tồn, sưu tầm đầy đủ, hệ thống hóa vốn
dân tộc, phải có những hội nghị khoa học đánh giá chính xác, đi đến kết luận
vốn dân tộc ta có gì đặc sắc, tạo ra chỗ dựa cho các nhà sáng tác. Vấn đề dân
tộc cổ truyền và dân tộc hiện đại đang có vấn đề phức tạp như vậy.
Một vấn đề nữa trong tính dân tộc của nền văn hóa mới
của chúng ta là giải quyết đúng đắn mối quan hệ về văn hóa giữa các dân tộc anh
em trong đại gia đình Việt Nam. Nước ta có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. Chủ
trương của Đảng ta là phải củng cố và tăng cường quan hệ bình đẳng giữa các dân
tộc anh em, xem trọng tất cả các nền văn hóa, văn nghệ của các dân tộc anh em.
Văn hóa dân tộc nào cũng có vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên không thể phát triển nhiều
nền văn hóa dân tộc đối lập với nhau trong một quốc gia thống nhất. Đảng ta chủ
trương xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc. Nền
văn hóa này là sự kết hợp hài hòa những phong cách riêng của văn hóa các dân
tộc anh em sống trong Tổ quốc chung, tựa như những bông hoa thơm, đẹp nở rộ
trong vườn hoa muôn sắc ngàn hương của dân tộc. Kế thừa và phát huy tinh hoa
của tất cả các dân tộc anh em, cần phải tôn trọng các phong cách khác nhau để
làm giàu thêm nền văn hóa chung, nhưng phải hài hòa trong một phong cách chung
Việt Nam. Cần phát triển việc giao lưu và trao đổi văn hóa
giữa các dân tộc, giữa các địa phương trong cả nước. Phải kết hợp những nét đặc
sắc của các địa phương vào trong cái chung của toàn quốc. Mỗi địa phương làm
công tác văn hóa, xây dựng những công trình văn hóa phải đem những đặc điểm của
địa phương đặt trong cái chung của cả nước, không đem đặc điểm của địa phương
đối chọi lại cái chung của cả nước. Đứng về phương diện cả nước, phải khuyến
khích các địa phương tìm tòi những đặc sắc của mình để làm cho văn hóa toàn
quốc phong phú và đa dạng. Nền văn hóa của ta là nền văn hóa nhiều dân tộc,
phong phú, đa dạng nhưng thống nhất. Đồng hóa toàn bộ các dân tộc trong nước,
không phát huy sắc thái của mỗi dân tộc là sai lầm, trái với đường lối của
Đảng. Nhưng quá nhấn mạnh tính đặc thù của mỗi dân tộc, mỗi địa phương, làm phương
hại đến tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam cũng trái với đường lối của
Đảng. Để vun đắp cho nền văn hóa dân tộc, có ba xu hướng cần phải phê phán :
một là, chống tư tưởng dân tộc lớn, hai là, chống tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ba
là, chống tự ty dân tộc.
Dân tộc ta là dân tộc xã hội chủ nghĩa, nghĩa là nó
phải mang tính chất giai cấp, mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Tính dân tộc dưới
chế độ xã hội chủ nghĩa phải là sự kết tinh của những gì quý báu nhất, những
nét đẹp đẽ nhất của truyền thống dân tộc ta, đồng thời nó phải tạo nên những gì
của nó là mới, hiện đại. Việc tiếp thu vốn cũ, dù vốn đó có đẹp đẽ, phong phú
đến đâu cũng không đủ. Phải tạo nên cái gì là máu thịt của chủ nghĩa xã hội,
phải bồi đắp tư tưởng của giai cấp công nhân vào nền văn hóa dân tộc, những cái
mới này được tạo nên trên cơ sở truyền thống. Tính dân tộc xã hội chủ nghĩa là
tính dân tộc biết tiếp thu những gì tốt đẹp nhất trong di sản văn hóa của dân
tộc và thế giới. Song kế thừa vốn văn hóa cũ của dân tộc và thế giới trên lập trường
giai cấp vô sản, nghĩa là không phải bất cứ cái gì của ông cha để lại, cái gì
của thế giới chúng ta cũng phải kế thừa, tiếp thu, phát triển tất cả.
Theo chủ nghĩa Mác – Lê nin thì một nền văn hóa bao
giờ cũng dính chặt với một dân tộc. Dân tộc gần như là bản chất của nền văn
hóa. Nói đến văn hóa tất yếu phải nói đến dân tộc. Nhưng trong một xã hội có
giai cấp thì bao giờ một nền văn hóa cũng có 2 dòng : một dòng của giai cấp
thống trị tức là nền văn hóa thống trị, lúc bấy giờ nó đại biểu cho quyền lợi
của giai cấp thống trị ; bên cạnh đó, nhân dân lao động luôn luôn chống lại
giai cấp thống trị, cũng có một nền văn hóa riêng của mình và dòng văn hóa ấy
thông thường là nền văn hóa dân gian và nhiều khi nó phải tồn tại bất hợp pháp.
Vì vậy, khi ta kế thừa vốn văn hóa cổ phải chú ý một sự thật lịch sử như vậy. Nói
chúng ta phải kế thừa, chủ yếu là dòng văn hóa của nhân dân lao động, dòng văn
hóa trước đây là bất hợp pháp. Còn dòng văn hóa của giai cấp thống trị thì tuy
đó là của giai cấp thống trị, nhưng nó cũng là kết quả sáng tạo của nhân dân
lao động mà giai cấp thống trị đã chiếm hữu làm của riêng để phục vụ quyền lợi
của chúng. Cho nên, trong dòng văn hóa của giai cấp thống trị có những yếu tố
sáng tạo của nhân dân lao động, yếu tố tiến bộ, chúng ta phải biết chắt lọc
những yếu tố này, chứ không thể kế thừa một cách tràn lan. Nhưng cũng không
phải bất cứ cái gì của giai cấp thống trị chúng ta đều gạt bỏ tất cả. Và ngay
dòng văn hóa bất hợp pháp của nhân dân lao động thời trước cũng không loại trừ
những yếu tố tiêu cực, những yếu tố này đã bị dòng văn hóa hợp pháp, dòng văn
hóa “chính thống” của giai cấp thống trị tác động vào. Cho nên khi kế thừa, ta
phải biết chọn lọc và phải biết giải quyết mối quan hệ giữa tính dân tộc và
tính giai cấp cho thỏa đáng. Có như vậy mới bảo đảm phát triển tính dân tộc
trong nền văn hóa của chúng ta một cách chính xác và đúng đắn được.
Trong việc tiếp thu vốn văn hóa cũ, Đảng ta chủ trương
nền văn hóa của chúng ta không những biết hấp thụ và nâng lên một tầm cao mới
những gì đẹp nhất trong truyền thống bốn nghìn năm của tâm hồn Việt Nam, của
văn hóa Việt Nam mà còn phải biết hấp thụ có chọn lọc những thành quả văn minh
của loài người và những thành tựu văn hóa, khoa học hiện đại.
Nền văn hóa thế giới do nhiều dân tộc đóng góp. Nhiều
nền văn hóa dân tộc tạo ra nền văn hóa thế giới. Tính thế giới của văn hóa là
do những cái tốt đẹp của nhiều nền văn hóa dân tộc xây dựng nên, chứ không phải
đã có một nền văn hóa thế giới và các dân tộc chỉ việc biểu hiện những nhân tố
của văn hóa thế giới. Văn học, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, kiến trúc thế giới
cũng vậy. Nó do nhiều dân tộc đóng góp. Văn minh của loài người là một kho tàng
quý báu. Chúng ta phải hấp thụ có chọn lọc để làm phong phú thêm đời sống văn
hóa của nhân dân ta. Học tập những tinh hoa văn hóa thế giới để sáng tạo nên
những giá trị văn hóa dân tộc hiện đại và nâng những giá trị văn hóa của dân
tộc ta lên ngang tầm quốc tế, đóng góp vào kho tàng văn hóa của loài người.
Trong việc tiếp thu vốn văn hóa thế giới cần phân biệt rõ những giá trị đã
thành tài sản của thế giới và giá trị văn hóa của riêng từng nước. Đối với
những giá trị văn hóa đã trở thành tài sản của thế giới, trở thành cái chung
của nhân loại, ta cần tiếp thu một cách sáng tạo, làm cho thích ứng với đặc
điểm Việt Nam. Đối với những giá trị văn hóa của từng nước, ta cần
nghiên cứu, tiếp thu có phê phán, chọn lọc. Từ chối các giá trị văn hóa của thế
giới hoặc hấp thụ nguyên xi đều không đúng với quan điểm của Đảng ta.
Đại hội lần thứ IV của Đảng khẳng định : “nền văn hóa
mới là nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, nền văn
hóa đó không những có tính Đảng mà còn mang tính nhân dân sâu sắc”.
Quán triệt chân lý quần chúng sáng tạo ra lịch sử và
vai trò của họ đối với văn hóa, văn nghệ, Đảng ta chủ trương ra sức xây dựng
nền văn hóa mới, từng bước xây dựng nước ta thành một xã hội văn hóa cao. Nền
văn hóa cao là một nền văn hóa mà nhân dân thực sự làm chủ tập thể về văn hóa.
Thực hiện và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động về văn hóa là
tiền đề cơ bản để thu hút nhân dân vào đời sống văn hóa mới, mở đường cho nhân
dân tiếp xúc với văn hóa mới, làm chủ kiến thức và các giá trị tinh thần. Nhân
dân là người làm nên lịch sử, sáng tạo ra những tinh hoa văn hóa, do đó, bản
thân việc thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân phải bảo đảm những nhu
cầu về hưởng thụ văn hóa, phải đem đến cho nhân dân ngày càng nhiều món ăn tinh
thần phong phú, đa dạng, biến mọi giá trị văn hóa thành tài sản của nhân dân.
Khi đem văn hóa, nghệ thuật phục vụ quần chúng phải tránh thái độ ban ơn (thậm
chí có nơi còn có thái độ cửa quyền). Thái độ này hoàn toàn trái với quan điểm
phục vụ và đạo đức người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa. Phải tránh quan niệm (dù
là cá biệt) cho trình độ quần chúng không biết thưởng thức nghệ thuật cao, từ
đó chỉ phục vụ quần chúng bằng những tác phẩm nghệ thuật đơn giản, tầm thường.
Đây cũng là biểu hiện của khuynh hướng tách rời nghệ thuật với nhân dân, thiếu
tôn trọng quyền làm chủ tập thể của nhân dân về văn hóa, rơi vào quan điểm nghệ
thuật tư sản. Chúng ta cần khẳng định, quần chúng đang khao khát cái đẹp trong
đời sống và quần chúng có đủ trình độ để thưởng thức nghệ thuật cách mạng. Cuộc
sống đòi hỏi chúng ta phải đáp ứng quyền lợi chính đáng của quần chúng.
Nhiệm vụ của những người làm công tác văn hóa, nghệ
thuật là phải hướng dẫn, giới thiệu một cách có hệ thống để quần chúng có thể
thưởng thức, cảm thụ được tất cả những tinh hoa nghệ thuật của dân tộc và của
loài người. Hơn nữa, chúng ta viết văn, làm thơ, vẽ tranh, nặn tượng, sáng tác
nhạc là để cho quần chúng lao động thưởng thức. Và chỉ như thế mới phát huy
được sức mạnh của nghệ thuật. Cần phải nghiên cứu thị hiếu quần chúng, nhất là
đông đảo thanh niên nam nữ đang tham gia xây dựng và chiến đấu trên mọi miền
đất nước. Trên thực tế, nhiều năm qua có nhiều hiện tượng thưởng thức văn hóa
đối lập nhau. Có tác phẩm được Hội đồng nghệ thuật khen, quần chúng lại không
hưởng ứng ; ngược lại, có tác phẩm Hội đồng nghệ thuật đánh giá thấp, nhưng
quần chúng lại thích. Tranh của họa sĩ chúng ta vẽ nhân dân ít mua mà nhiều
người lại đi mua tranh “bờ hồ”. Hơn nữa, ở những đô thị miền Nam, đế quốc Mỹ đã
gieo rắc những thị hiếu không lành mạnh của phương Tây mà ngày nay vẫn còn dấu
vết khá đậm. Do đó, nghiên cứu thị hiếu quần chúng không những để phục vụ tốt
mà còn để hướng dẫn, uốn nắn các lệch lạc, nâng cao dần dần trình độ thưởng
thức nghệ thuật cách mạng của quần chúng, làm cho quần chúng làm chủ được những
giá trị văn hóa của dân tộc và thế giới. Đồng thời, trong việc xây dựng phong
trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, cần tạo điều kiện cho quần chúng sáng tạo ra
những giá trị văn hóa. Chúng ta cần tôn trọng tính sáng tạo của quần chúng, huy
động cho được những khả năng to lớn và tiềm
tàng của họ, tránh bắt ép quần chúng rập khuôn bắt chước theo kiểu chuyên
nghiệp, cần ngăn ngừa chiều hướng văn nghệ nghiệp dư thoát ly sản xuất, tổ chức
văn nghệ nghiệp dư “thi tài” với văn nghệ chuyên nghiệp. Cần phải tôn trọng quy
luật phát triển và phong cách riêng của quần chúng, đặc biệt là ở các vùng dân
tộc ít người, có như thế thì vườn hoa nghệ thuật của quần chúng mới nhiều sắc,
nhiều hương và làm giàu thêm cho văn hóa, nghệ thuật chuyên nghiệp. Cần
phải làm cho phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng gắn chặt với những hoạt
động văn hóa theo yêu cầu của cuộc sống mới, làm cho sự phát triển văn hóa
trong quần chúng tự nó gắn chặt với tinh thần dân tộc và tính hiện đại ngay
trong bản thân cuộc sống. Cần khắc phục tư tưởng coi thường những sáng tác của
quần chúng. Phải tôn trọng và chú ý phát hiện những mầm non nghệ thuật để bồi
dưỡng, đào tạo những tài năng mới của đất nước.
Trong quần chúng, cần đặc biệt chú trọng tầng lớp
thanh niên, thiếu niên, đưa văn hóa, nghệ thuật đến với họ cũng như tạo điều
kiện cho tầng lớp này sáng tạo ra văn hóa. Đây là đối tượng có trình độ văn
hóa, nhạy cảm với cái mới, tiếp cận nhanh với cách mạng và cũng là lực lượng
làm chủ tập thể về văn hóa nghệ thuật, có nhiều hứa hẹn cho tương lai. Văn hóa,
nghệ thuật chúng ta phải trẻ, khỏe, đẹp, cho nên càng cần chú trọng phát huy
quyền làm chủ tập thể của thanh, thiếu niên về văn hóa, nghệ thuật.
Việc xây dựng nền văn hóa mới phải được tiến hành
trong cuộc đấu tranh quét sạch những tàn dư về tư tưởng và văn hóa của các chế
độ cũ, đặc biệt là để nhổ tận gốc rễ những nọc độc về tư tưởng và văn hóa thực
dân mới ở miền Nam. Trong Báo cáo chính trị đọc tại Đại hội lần thứ IV của Đảng, đồng chí
Lê Duẩn đã nhận định : “Ở miền Nam, chủ nghĩa thực dân cũ và mới cùng với ba mươi năm
chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng.
Bằng nhiều thủ đoạn thâm độc, bọn Mỹ - ngụy cố tạo ra một thứ “văn hóa” nô
dịch, lai căng, cực kỳ phản động, xô đẩy một số khá đông thanh niên trong các
thành thị chạy theo lối sống gấp, vị kỷ, sa đọa và ăn bám, hòng hủy hoại những
giá trị văn hóa dân tộc và nếp sống lành mạnh của nhân dân ta. Đồng bào miền Nam đã kiên trì chống lại thứ văn hóa đó”. Nhận định trên
đây về tình hình văn hóa ở miền Nam trước đây, đã nêu bật tính chất của văn hóa
nô dịch, tác hại của nó và cuộc đấu tranh kiên trì của đồng bào miền Nam đối
với thứ văn hóa đó.
Về tính chất của văn hóa thực dân mới ở miền Nam, bản
chất của nó là thực dân mới, nhưng nó đã triệt để khai thác và giữ lại những di
hại của văn hóa thực dân cũ thời Pháp thuộc, khai thác triệt để và giữ lại
những tàn dư của xã hội phong kiến, lợi dụng chúng để thi hành chính sách ngu
dân. Điều này chúng ta thấy nổi bật lên ở miền Nam sau ngày giải phóng : bên
cạnh những phương tiện hiện đại của phương Tây và lối sống kiểu cách, lối sống
gấp, sa đọa của phương Tây là những tập quán, hủ tục như mê tín dị đoan, lên
đồng, thờ cúng … ngay giữa đường phố Sài Gòn và những đô thị lớn miền Nam. Điều
đáng chú ý là một số lớn thanh niên và những kẻ giàu sang sống nhà lầu, ô tô
cũng bị thu hút vào việc mê tín dị đoan, lên đồng, bà cốt …
Văn hóa thực dân mới của Mỹ thâm nhập vào miền Nam trong hoàn cảnh có chiến tranh kéo dài hơn ba mươi
năm đã làm nảy sinh nhiều hậu quả nặng nề. Hơn nữa, đế quốc Mỹ thi hành chính
sách văn hóa nô dịch trong thời kỳ chiến tranh nên những thủ đoạn được đem ra
thực hiện, trước hết là nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh đó.
Qua từng giai đoạn, đế quốc Mỹ đã có nhiều hình thức
và thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt. Chúng đã đem vào xã hội miền Nam nhiều ngụy
thuyết và một khối lượng văn hóa phẩm khổng lồ, cặn bã đủ loại trên thế giới,
tạo ra tư tưởng, tâm lý, lối sống, thị hiếu, nô lệ, sa đọa đầy thú tính … nhằm
mục đích chính trị đen tối và phục vụ cho chiến tranh phi nghĩa của chúng. Âm
mưu thâm độc nhất của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai là nhằm xóa bỏ mọi giá trị
văn hóa truyền thống của nhân dân ta, làm suy đồi những thế hệ trẻ, làm cho họ
sống không cần nhân phẩm và làm mất hết phẩm giá con người, trách nhiệm đối với
Tổ quốc, xua đuổi họ vào hàng ngũ bọn giết người hoặc tạo ra một liều thuốc an
thần làm cho người dân an phận sống trong xã hội độc ác, vô luân, để ngăn chặn
quần chúng tìm đến cách mạng. Âm mưu của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thật là
thâm độc, tác hại do nó gây ra rất lớn. Nhưng mấy chục năm qua, nhân dân ta ở
miền Nam đã kiên quyết chống lại thứ “văn hóa” đó, bảo vệ và phát huy những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Sau ngày giải phóng, chính quyền cách mạng đã
làm được nhiều việc nhằm xóa bỏ thứ “văn hóa” độc hại đó và làm cho văn hóa
cách mạng xâm nhập vào đời sống xã hội. Dù vậy, trong vùng mới giải phóng, nhất
là ở các thành thị, nọc độc và di hại của văn hóa thực dân mới vẫn còn. Đó là
lối sống ăn chơi sa đọa, sống gấp, làm giả, đầu cơ tích trữ, buôn lậu, ích kỷ,
hại người, … Xây dựng nền văn hóa mới, không có lý gì chúng ta lại cho phép
những rác rưởi đó tồn tại. Như Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng vạch rõ :
công việc này cần được tiếp tục một cách kiên trì, tích cực và triệt để.
Tóm lại, nền văn hóa mới nước ta phải là nền văn hóa
có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. Quan điểm đó là cái gốc, có
giá trị chỉ đạo bao quát quá trình cách mạng tư tưởng và văn hóa của Đảng là
hết sức đúng đắn, giúp cho mọi sự tìm tòi sáng tạo, làm cho văn hóa nước ta
phát triển nhanh chóng và đúng hướng.
IV
Những việc
cần làm để xây dựng nền văn hóa mới
Mục tiêu của công tác văn hóa được Đại hội lần thứ IV
của Đảng vạch rõ : “ … tạo ra cho mọi người một cuộc sống tinh thần phong phú
…, là biến mọi giá trị văn hóa thành tài sản của nhân dân và tạo điều kiện để
nhân dân trực tiếp sáng tạo ra các giá trị văn hóa ; là làm cho các quan hệ đối
xử giữa người và người thể hiện lẽ sống tốt đẹp : “Mỗi người vì mọi người, mọi
người vì mỗi người”. Nhằm mục đích ấy, cần ra sức xây dựng nền văn hóa mới,
từng bước xây dựng xã hội nước ta thành một xã hội “văn hóa cao”.
Nghị quyết của Đại hội Đảng cũng chỉ rõ nhiệm vụ trung
tâm của cách mạng tư tưởng và văn hóa là xây dựng nền văn hóa mới, con người
mới xã hội chủ nghĩa, tuyên truyền sâu rộng chủ nghĩa Mác – Lê nin và đường
lối, chính sách của Đảng, đấu tranh quét sạch tư tưởng và văn hóa phản động,
lạc hậu của các giai cấp bóc lột. Trước mắt, cần phổ biến sâu rộng Nghị quyết
của Đại hội lần thứ IV của Đảng, tiến hành cải cách giáo dục, phát triển văn
học nghệ thuật, giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa, chống tư tưởng tư sản, quét
sạch tư tưởng văn hóa thực dân kiểu mới ở miền Nam. Để thỏa mãn nhu cầu tinh
thần và văn hóa của nhân dân, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương
tại Đại hội lần thứ IV của Đảng cũng đã vạch ra những công việc phải tiến hành
nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân : “… Để nâng cao kiến thức và trình
độ giác ngộ cho nhân dân, phục vụ đắc lực cách mạng tư tưởng và văn hóa, phải
phát triển hệ thống thư viện từ trung ương, tỉnh thành đến huyện và cơ sở. Xây
dựng thói quen đọc sách báo, làm cho việc đọc sách báo trở thành một nhu cầu
không thể thiếu được của mỗi người dưới chế độ mới (…). Ở các thành phố, thị
xã, thị trấn, cần có kế hoạch xây dựng công viên, cung văn hóa, cung thiếu nhi.
Ở các khu nhà tập thể, xí nghiệp, hợp tác xã, trường học, chú ý xây dựng câu
lạc bộ, nhà văn hóa. Hết sức quan tâm tổ chức tốt đời sống văn hóa ở các vùng
dân tộc, ở miền núi và ở các hải đảo. Ngoài những trung tâm và công trình văn
hóa quy mô lớn cho cả nước, ở từng vùng, tỉnh thành, huyện và xã ấp, làng bản,
cần xây dựng những công trình văn hóa quy mô vừa và nhỏ mang màu sắc địa phương
khác nhau, thể hiện tính phong phú của nền văn hóa chung của dân tộc ta. Đó là
một phương hướng quan trọng nhằm xóa dần sự chênh lệch giữa thành thị và nông
thôn, miền xuôi và miền núi”.
Cụ thể hóa đường lối và phương hướng trên đây của Đảng
ta về công tác văn hóa, dưới đây là những việc cần làm để xây dựng nền văn hóa
mới ở nước ta.
Như phần đầu đã trình bày : văn hóa là toàn bộ hình
thức sinh hoạt tinh thần của một xã hội nhưng những hình thức sinh hoạt tinh
thần này lại được thể hiện ra và chứa đựng trong toàn bộ cơ sở vật chất, của
cải vật chất của xã hội được tạo ra vào một thời đại nhất định. Cho nên, khi
nói đến văn hóa, người ta có thể nói đến toàn bộ những giá trị tinh thần và vật
chất của một xã hội. Xuất phát từ quan niệm như vậy về văn hóa, cho nên nền văn
hóa mới xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng phải bao gồm nhiều việc khác
nhau. Trước hết là xây dựng cho được một hệ thống chỉ tiêu về văn hóa, trong đó
có những chỉ tiêu về hưởng thụ, thưởng thức và có những chỉ tiêu nhằm đáp ứng
nhu cầu hoạt động sáng tạo về văn hóa của nhân dân ; thứ hai là xây dựng những
cơ sở vật chất, những trung tâm văn hóa và những công trình văn hóa ; sau cùng
là xây dựng nếp sống mới.
Từ trước đến nay, việc xây dựng kinh tế đã có một hệ
thống các chỉ tiêu, còn về văn hóa thì chưa có một hệ thống các chỉ tiêu nằm
trong kế hoạch nhà nước.
Chúng ta phải xây dựng cho được một hệ thống các chỉ
tiêu về văn hóa bên cạnh chỉ tiêu về kinh tế. Hiện nay, chúng ta đã sơ bộ lập
một hệ thống chỉ tiêu như chỉ tiêu xem phim hàng năm, xem văn công chuyên
nghiệp, chỉ tiêu xuất bản sách tính theo đầu người hàng năm … Sau Đại hội lần
thứ IV của Đảng, cụ thể hóa phương hướng nhằm thỏa mãn nhu cầu văn hóa của nhân
dân mà Đại hội vạch ra, Bộ Văn hóa đã đề ra những chỉ tiêu cụ thể trong 15 năm
tới như sau : sách có từ 5 – 7 bản/đầu người ; văn hóa phẩm 10 bản/đầu người ;
xem văn công chuyên nghiệp 0,7 lượt/ người ; xem chiếu bóng 10 lượt/người ; tất
cả các huyện trong toàn quốc có thư viện, nhà văn hóa, hiệu ảnh, hiệu sách, từ
60 – 80 % tổng số xã có nhà truyền thống, nhà lưu niệm ; 100 % tổng số tỉnh có
trường trung cấp nghệ thuật ; một số tỉnh và thành phố lớn có thêm trường đại học
và trường năng khiếu nghệ thuật.
Trên đây là một số chỉ tiêu cụ thể về phát triển văn
hóa trong 15 năm tới. Để thực hiện những chỉ tiêu trên đây, trước tiên, phải có
cơ sở vật chất ban đầu để cho các ngành văn hóa “có đất” hoạt động. Xây dựng
một hệ thống cơ sở vật chất về văn hóa trong toàn quốc là một nội dung quan
trọng của việc xây dựng nền văn hóa mới. Cơ sở vật chất đó là nhà cửa, là máy
móc, là dụng cụ văn hóa, văn nghệ, … Phải có nhà để làm thư viện, bảo tàng,
cung văn hóa, nhà văn hóa, rạp chiếu bóng, rạp hát, phòng hòa nhạc, cửa hàng
sách, hiệu ảnh, công viên văn hóa, trường năng khiếu nghệ thuật, v.v… Có những
công trình văn hóa nghe qua tưởng rằng không cần phải có nhà. Thực tế nhà là
cần thiết để phục vụ cho các công trình đó như khu di tích, thắng cảnh, tượng
đài kỷ niệm, công viên văn hóa, sân khấu ngoài trời, v.v… Ngoài nhà ra còn phải
có máy móc và dụng cụ văn hóa, văn nghệ như máy chiếu phim, máy chụp ảnh, máy
tăng âm, ghi âm, động cơ phát điện và nhạc cụ để cho các rạp chiếu bóng, hiệu ảnh,
rạp hát, phòng hòa nhạc … hoạt động. Tất cả
các “nhà”, các “rạp”, các “hiệu”, các “cung”, các “khu”, các “cửa”, các
“trường” … nói trên được xây dựng chung trên một diện tích kết cấu lại thành
trung tâm văn hóa. Những công trình này rõ ràng là cơ sở vật chất để thể hiện
một trình độ văn hóa nhất định và chứa đựng nội dung hoạt động văn hóa, thúc
đẩy các hoạt động văn hóa phát triển. Trung tâm văn hóa là bộ mặt văn hóa của
nhân dân trong một vùng nhất định.
Ở các trung tâm văn hóa, ngoài các công trình của
ngành văn hóa, còn có các công trình của các ngành khác như sân vận động, cung
thể thao, bể bơi của ngành thể dục thể thao, các trường học của ngành giáo dục,
các cửa hàng lớn của ngành thương nghiệp, các bệnh viện của ngành y tế … Chúng
ta sẽ xây dựng những trung tâm văn hóa ở các trung tâm chính trị và kinh tế.
Dựa trên sự phân vùng kinh tế và cơ cấu kinh tế của
nước ta trong quá trình từng bước tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, chúng
ta định ra một hệ thống các trung tâm văn hóa như sau : trung tâm văn hóa toàn
quốc, trung tâm văn hóa địa phương và trung tâm văn hóa cơ sở.
Trung tâm văn hóa toàn quốc là thủ đô Hà Nội. Đó là bộ
mặt văn hóa của cả nước. Ở đây tập trung những công trình văn hóa có ý nghĩa cả
nước, có nội dung, có trình độ tổ chức, kỹ thuật và biểu hiện cao, tiêu biểu
cho quốc gia và do đó phải đạt trình độ quốc tế.
Do tầm quan trọng về kinh tế và chính trị, thành phố
Hồ Chí Minh cũng là trung tâm văn hóa có ý nghĩa toàn quốc.
Trung tâm văn hóa địa phương là bộ mặt văn hóa của địa
phương. Mỗi địa phương vừa là một bộ phận của cả nước, đồng thời lại mang những
đặc điểm về kinh tế, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa của địa phương là tập
trung công nghiệp, có địa phương tập trung rừng và cây công nghiệp. Những địa
phương này thể hiện đậm nét đặc điểm về kinh tế và văn hóa của mình. Thái Bình
nổi bật giữa vùng lúa có năng suất cao, Quảng Ninh với sinh hoạt của công nhân
vùng than, Hải Phòng là trung tâm văn hóa của công nhân cảng và các ngành công
nghiệp khác, Hà Sơn Bình vừa là vùng nông nghiệp vừa là vùng sản xuất thủ công
nghiệp nổi tiếng và đó cũng là vùng có đồng bào các dân tộc ít người sinh sống.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lại có những đặc điểm khác nữa, v.v… Thường
thường ở mỗi tỉnh có một trung tâm văn hóa. Nhưng có những tỉnh vừa là trung tâm văn hóa của tỉnh đó,
vừa đại diện cho đặc điểm văn hóa của nhiều tỉnh, thì trung tâm văn hóa đó vừa
là của tỉnh ấy vừa là của nhiều tỉnh. Ngược lại, có một tỉnh nào đó mang nhiều
đặc điểm khác nhau thì không những có một trung tâm văn hóa của toàn tỉnh mà
còn có những trung tâm văn hóa đại diện cho đặc điểm riêng cho một vùng trong
tỉnh đó nữa, tỉnh đó có hai hoặc ba trung tâm văn hóa. Những trung tâm văn hóa
ấy gọi là trung tâm văn hóa của địa phương, tức là nó đại diện cho một tỉnh, cho
một vùng hoặc cho một vùng nhỏ trong tỉnh.
Trung tâm văn hóa cơ sở. Cơ sở ở đây là chỉ cấp huyện
và cấp tương đương huyện là thị trấn, các khu phố, các khu kinh tế mới.
Để tiến hành sản xuất nông nghiệp theo quy mô lớn thì
mọi yếu tố sản xuất, mọi nhu cầu tiêu dùng không thể khép kín trong phạm vi hợp
tác xã được. Việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật trong nông nghiệp có nhiều
mặt phải giải quyết trong phạm vi một vùng, một huyện. Huyện là địa bàn tổ chức
lại sản xuất nông nghiệp, là địa bàn tổ chức và phân công lại lao động để khai
thác khả năng tiềm tàng ở địa phương. Huyện không những có khả năng chăm lo đời
sống vật chất mà còn có thể tổ chức tốt sinh hoạt văn hóa, giáo dục, y tế cho
nhân dân, bảo đảm xây dựng nông thôn mới ; là địa bàn kết hợp chặt chẽ kinh tế
với văn hóa, kinh tế với quốc phòng. Hướng của chúng ta là kết hợp nông công
nghiệp ngay từ đầu và lấy huyện làm đơn vị kinh tế cơ bản để thực hiện nhiệm vụ
đó. Địa bàn huyện là nơi thích hợp nhất để tiến hành đồng thời ba cuộc cách
mạng. Cuộc sống của chủ nghĩa xã hội sẽ diễn ra tại địa bàn huyện. Và cũng tại
đây, cách mạng văn hóa và tư tưởng cùng với cách mạng quan hệ sản xuất và cách
mạng khoa học – kỹ thuật tác động sâu sắc đến đời sống xã hội. Với phương hướng
trên đây, mỗi huyện sẽ có một trung tâm kỹ thuật, ở đó sẽ có các xưởng sửa chữa
máy kéo, các trạm kỹ thuật, trại giống, các kho vật tư, các xí nghiệp chế biến
nông sản, các nhà máy đường, nhà máy tơ, xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng …
Đi liền với nó sẽ có những cơ sở phục vụ, các cửa hàng, trường cấp III, bệnh
viện huyện, rạp chiếu bóng, thư viện, nhà hát, nhà văn hóa, cung thiếu nhi, v.v…
Như vậy, đã hình thành ở huyện một trung tâm kinh tế và văn hóa trong một vùng
có đường kính trên dưới mười ki-lô-mét với số dân từ 15 đến 20 vạn người.
Không bao lâu nữa, chúng ta sẽ có
mấy trăm trung tâm văn hóa huyện rải rộng khắp mọi miền đất nước từ thành thị
đến nông thôn và đến những vùng xa xôi hẻo lánh, tạo nên bộ mặt mới của nông
thôn nước ta. Những trung tâm văn hóa này xóa dần sự chênh lệch giữa thành thị
và nông thôn, miền xuôi và miền núi.
Trong điều kiện hiện nay với quy mô và số dân của một
huyện, ta mới có thể đủ sức trang bị kỹ thuật và bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn
hóa cho cấp huyện, để cho nhân dân có thể thưởng thức và hoạt động văn hóa với
trình độ tương đối khá. Bây giờ vẫn còn xã thì vẫn phát triển văn hóa ở xã.
Nhưng ở cấp xã, phường, tiểu khu, các xí nghiệp, các công, nông, lâm trường,
các khu tập thể công nhân viên chức, các cụm dân cư không xây dựng trung tâm
văn hóa, bởi vì gọi là một trung tâm văn hóa, ít nhất phải có gần 20 công trình
văn hóa (trong đó ngành văn hóa có khoảng 13 công trình). Ở cấp xã và cấp tương
đương, không đủ nhân tài vật lực để xây dựng và quản lý một trung tâm văn hóa.
Tuy nhiên, ở những nơi đó vẫn có hoạt động văn hóa. Về hình thức, ở cấp xã và
cấp tương đương, sẽ tổ chức “cụm” hoặc khu văn hóa làm chân rết cho trung tâm
văn hóa huyện, giúp cho sự chỉ đạo của trung tâm văn hóa huyện. Gọi là “cụm”
hay “khu” là để chỉ tính không hoàn chỉnh của nó so với một trung tâm văn hóa.
Ở trung tâm văn hóa huyện, có 3 loại hoạt động :
a) Những hoạt động từ trung tâm văn hóa huyện tỏa ra
và tác động xuống hệ thống các mạng lưới trong toàn huyện ;
b) Hoạt động qua mạng lưới các cơ sở, các tổ chức văn
hóa thông tin trên địa bàn toàn huyện do sự chỉ đạo thống nhất từ trung tâm văn
hóa huyện ;
c) Hoạt động của các lực lượng lưu động (như đội thông
tin triển lãm, đèn chiếu, chiếu bóng) xuất phát từ trung tâm văn hóa huyện.
Ở các xã hoặc “cụm” dân cư có thể phác họa những mặt
hoạt động về văn hóa và thông tin có các tổ chức và cơ sở vật chất tương ứng
như sau :
Mặt hoạt động
|
Tổ chức
|
Cơ sở vật chất
|
Phong trào cần phát động
|
Đọc sách
|
Người quản lý thư viện
|
Nhà thư viện hoặc phòng đọc sách
|
Phong
trào đọc sách báo và làm theo sách báo, phong trào kể chuyện và giới thiệu
sách.
|
Câu lạc bộ
|
Chủ nhiệm câu lạc bộ
|
Có thể
có cơ sở riêng, có thể kết hợp hoạt động ở hội trường, phòng đọc sách hoặc
các phòng trong nhà văn hóa
|
Phong trào nhân dân tham gia hoạt động
câu lạc bộ
|
Giáo dục truyền thống
|
Người phụ trách nhà truyền thống
|
Nhà truyền thống
|
Phong
trào sưu tầm hiện vật di tích, bảo vệ di tích, cổ vật, các hoạt động giáo dục
truyền thống
|
Văn nghệ
|
Đội văn nghệ
|
Các trang thiết bị cho đội văn nghệ, nhà
hát ngoài trời, nơi tập luyện
|
Phong trào văn nghệ quần chúng mà đội văn
nghệ là nòng cốt
|
Thông tin cổ động
|
Đội
thông tin, người báo cáo thời sự ; có thể tổ chức hỗn hợp : Đội thông tin văn
nghệ
|
- Trạm
truyền thanh ;
- Trạm
thông tin và triển lãm ;
- Phương
tiện phóng thanh lưu động (loa tay, loa điện)
|
Phong trào nghe thời sự, học chính sách,
nghe đài, xem triển lãm, văn nghệ
|
Trang trí kẻ vẽ
|
Tổ trang trí kẻ vẽ
|
- Khẩu hiệu cố định,
- Cụm pa-nô,
- Tranh tường,
- Cột cờ
|
Phong trào kẻ vẽ của quần chúng. Phong
trào làm đẹp nhà, đẹp làng, đẹp phố
|
Nếp sống mới
|
Ban chỉ đạo hoặc hội đồng nếp sống mới
|
- Phòng cưới,
- Xe tang,
- Nghĩa trang nhân dân,
- Công viên văn hóa
|
- Phong trào gia đình văn hóa mới ;
- Các phong trào nếp sống mới
|
Tổ chức chiếu bóng và biểu diễn nghệ
thuật
|
- Ban
quản lý rạp hát hoặc rạp hát ngoài trời ;
- Tổ, ban điện ảnh
|
- Sân khấu ngoài trời,
- Bãi chiếu bóng (có thể kết hợp 2 cái ở
1 chỗ)
|
Các trung tâm văn hóa của toàn quốc cho đến địa phương
rồi đây sẽ được xây dựng. Ở đây phải kết hợp cảnh vật, thiên nhiên và tổ chức
sinh hoạt văn hóa phong phú và sinh động của con người để tạo nên những hoạt
động giáo dục sâu sắc và nghỉ ngơi thoải mái, nhằm khôi phục và phát triển sức
lao động và tinh thần sáng tạo của nhân dân.
Những công trình văn hóa không phải chỉ có tinh thần.
Chính do quan niệm văn hóa chỉ có tinh thần nên các công trình được xây dựng
quá đơn giản, không đáp ứng được nhu cầu của nhân dân một cách toàn diện, một
cách tổng hợp. Hiện nay, nhìn vào bất cứ một xã hội nào, tư bản chủ nghĩa hay
xã hội chủ nghĩa, những công trình văn hóa như thư viện, bảo tàng, cung văn
hóa, các công viên văn hóa, các thắng cảnh, … xuất hiện ngày càng nhiều. Ở các
nước tư bản chủ nghĩa, những công trình này xuất hiện một cách tự phát, thông thường là nhằm mục đích kinh doanh, kiếm
lời. Ở các nước xã hội chủ nghĩa, những công trình văn hóa được xây dựng là
nhằm thỏa mãn nhu cầu về tinh thần và văn hóa một cách tổng hợp và toàn diện
cho nhân dân. Tham gia hoặc vào những công trình văn hóa đó, sức khỏe của con
người thực sự được phục hồi. Hiện nay, chúng ta cũng có những công viên, nhưng
công viên với nghĩa là cái vườn chung, cái vườn có cây, có hoa và … chỉ có thế
thôi. Ai muốn vào thì vào, ai muốn ra thì ra, và vào làm gì, ra làm gì cũng
không ai biết ; đói thì gói cơm nắm theo mà ăn, khát thì đem chai nước mà uống,
cần “vệ sinh” thì bạ chỗ nào “vệ sinh” ra cũng được. Những công viên như vậy
chưa phải là công viên văn hóa, chưa phải là chỗ để nhân dân lao động nghỉ
ngơi. Phải nâng lên thành công viên văn hóa và nghỉ ngơi, nghĩa là đến đây có
cây, có cảnh, có hoa lá, có nơi ăn, nơi giải khát, có chỗ nghỉ ngơi thoải mái
và nếu cần thì có chỗ tâm sự tĩnh mịch. Các công viên của ta chưa quan tâm đầy
đủ đến các nhu cầu ấy của nhân dân, nên việc tổ chức, xây dựng cũng chưa tốt,
chưa đúng với tinh thần : công viên văn hóa.
Chúng ta cũng xây dựng một số nhà hát, nhưng những rạp
ấy chỉ mới có hai mái và chỉ mới có chỗ ngồi để nhìn. Nhà hát của ta ngay từ
bây giờ, khi xây dựng phải chú ý trang bị hệ thống âm thanh, hệ thống ánh sáng
và việc phục vụ tổng hợp cho nhân dân, trong lúc xem hát cũng như trong lúc
giải lao.
Ngay như việc đi tham quan các di tích lịch sử hay
danh lam thắng cảnh của ta hiện nay cũng đòi hỏi phải có tinh thần cao, phải
khắc phục khó khăn, mệt nhọc, phải tự bảo đảm lấy những nhu cầu vật chất mới có
thể thực hiện sự “tham quan đó”. Công viên văn hóa, các di tích lịch sử, các
thắng cảnh của chúng ta đang có, chưa phải là nơi hấp dẫn, chưa phải là nơi để
phục hồi sức lao động. Văn hóa là những hoạt động tinh thần nhưng lại quan hệ
đến vật chất rất nhiều. Nhu cầu văn hóa đi liền với nhu cầu vật chất. Đến thăm
các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, khi ra về ai cũng muốn có vật kỷ
niệm và muốn thưởng thức món ăn đặc biệt ở vùng đó, do bàn tay có nghệ thuật
chế biến với chất lượng cao mà người ta khó quên mỗi khi nhắc đến những nơi đã
có dịp đến thăm. Rõ ràng, ở đây trong các nhu cầu vật chất có văn hóa và nhu
cầu văn hóa có nhu cầu vật chất.
Tóm lại, các công trình văn hóa phải làm sao thỏa mãn
được nhu cầu của nhân dân một cách toàn diện và đồng bộ. Không thể nói rằng,
muốn đọc sách thì đến thư viện, khát thì ra phố mà uống, muốn xem kịch thì vào
rạp, trình độ nghệ thuật chỉ có thế thôi, muốn thì xem, không thì thôi ! … Việc
thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí và thưởng thức cắt rời ra như vậy là không
đúng. Có tổng hợp lại với nhau thì mới thỏa mãn được tinh thần và văn hóa của
nhân dân ở mức cao và mới phù hợp với trình độ sinh hoạt ngày càng cao của nhân
dân. Từng công trình văn hóa phải được xây dựng với quan niệm toàn diện như
vậy.
Tóm lại, một nền văn hóa mới phải có các cơ sở vật
chất và một mạng lưới tổ chức hoạt động rộng lớn (của Nhà nước và của tập thể
nhân dân) để chứa đựng và thể hiện trình độ tinh thần và văn hóa của xã hội.
Những cơ sở vật chất này vừa là những hình thức chứa đựng nội dung tinh thần,
vừa thể hiện trình độ tinh thần, lại vừa tác động vào sinh hoạt tinh thần. Toàn
bộ các cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động của một nền văn hóa mới sẽ tạo nên
bộ mặt văn hóa mới của đất nước.
Một công việc quan trọng phải tiến hành trong sự
nghiệp xây dựng nền văn hóa mới là xây dựng nếp sống mới.
Chúng ta nghe nói nhiều đến nếp sống mới, lối sống xã
hội chủ nghĩa, v.v… Nếp sống hay “lối sống” cũng vậy, khi nói xây dựng nếp sống
mới thì ta hiểu đó là xây dựng mọi hành vi sống của con người một cách có hệ
thống trong xã hội theo một kiểu mới. Nếp sống mới có quan hệ đến toàn bộ đời
sống hàng ngày của con người ; tất cả những gì có liên quan đến cuộc sống của
con người thì gọi là nếp sống. Chúng ta phải xây dựng nếp sống mới cho phù hợp
với nhu cầu của chủ nghĩa xã hội, muốn vậy phải khắc phục, trừ bỏ những lối
sống cũ, không phù hợp. Do đó, nếp sống mới có rất nhiều việc phải làm. Căn cứ
vào những việc chúng ta đang tiến hành, có thể nêu lên 5 nội dung cơ bản của
nếp sống mới :
- Xây dựng phong cách lao động mới ;
- Xây dựng gia đình văn hóa mới ;
- Xây dựng nếp sống công cộng ;
- Cải tiến việc tang, cưới, giỗ, hội, chống mê tín dị
đoan ;
- Đem cái đẹp vào cuộc sống.
Năm nội dung này thể hiện 5 mối quan hệ tất yếu trong
cuộc sống của con người.
1- Quan hệ giữa cá nhân (một con người) với nghĩa vụ
trong xã hội xã hội chủ nghĩa ;
2- Quan hệ giữa các con người trong gia đình ;
3- Quan hệ giữa cá nhân với xã hội, giữa con người với
con người trong xã hội ;
4- Thái độ mỗi cá nhân và xã hội đối với những sự kiện
tất yếu trong một cuộc đời con người (sinh ra, lớn lên, lập gia đình và khi
chết đi) ;
5- Quan điểm và thái độ của mỗi cá nhân và của cả xã
hội đối với bản thân từng người.
Trong khi chờ đợi để có những
tổng kết đầy đủ hơn, ta có thể tạm coi 5 điểm nội dung trên đây là những nội
dung chủ yếu của nếp sống mới xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng phong cách lao động mới. Trong cuộc sống của
chúng ta, lao động là vấn đề sống còn. Lao động là một nghĩa vụ, là một vinh
dự. Chính với lao động, con người đã viết lên lịch sử hùng vĩ của mình : từ
thời nguyên thủy đến hiện đại. Hơn nữa trong hoàn cảnh đất nước ta, chúng ta đi
lên chủ nghĩa xã hội bằng lao động của mình. Và nguồn gốc sự phồn vinh của đất
nước sau này cũng chính là tất cả sức lao động của dân tộc ta. Vì vậy, trong
nếp sống, cái quan trọng nhất là hoạt động lao động, lao động chân tay và lao
động trí óc. Phần quan trọng của nếp sống hàng ngày như thế nào, tức là lao
động như thế nào. Vì vậy, phong cách lao động mới là nội dung quan trọng của
nếp sống mới. Phong cách lao động mới có nội dung như Đảng ta đã nêu ra : lao
động có kỹ thuật, có kỷ luật và có năng suất cao.
Nội dung thứ hai của nếp sống mới là xây dựng gia đình
văn hóa mới. Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa mới, cho đến nay, nhiều
nơi đã tiến hành có nền nếp : có tiêu chuẩn, có đăng ký, có bình bầu và có cấp
giấy chứng nhận. Ở nhiều nơi, 6 tháng bình bầu một lần. Ai đạt tiêu chuẩn thì
Ủy ban nhân dân xã cấp giấy chứng nhận “Gia đình văn hóa mới”. Nếu 3 năm liền được xã cấp giấy thì được huyện cấp
giấy, 5 năm liền được xã cấp giấy thì tỉnh cấp giấy chứng nhận. Có những gia
đình 15 năm liền phấn đấu đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa mới”. Những năm trước
đây, gia đình văn hóa mới có 5 tiêu chuẩn nên còn gọi là gia đình 5 tốt. Hiện
nay, nói chung, gia đình văn hóa mới có 3 tiêu chuẩn :
- Sống hòa thuận trong gia đình hòa thuận ;
- Dạy con ngoan ;
- Chấp hành chính sách tốt.
Hoặc có nơi nêu ra :
- Gia đình hòa thuận và nuôi dạy con cái tốt ;
- Lao động tiên tiến ;
- Chấp hành chính sách tốt.
Trong các tiêu chuẩn trên đây, qua điều tra ở nhiều
địa phương, ở nông thôn cũng như ở thành phố, thì tiêu chuẩn khó đạt nhất là
việc nuôi dạy con cái tốt. Ở những địa phương có nhiều gia đình đạt danh hiệu
“Gia đình văn hóa mới”, thì cuộc sống trong gia đình êm ấm, hòa thuận, các cháu
rất ngoan, chăm học, chăm làm ; quan hệ hàng xóm láng giềng rất tốt, quan hệ
giữa người và người là quan hệ yêu thương và đùm bọc lẫn nhau. Phong trào xây
dựng “Gia đình văn hóa mới” có nội dung cụ thể và độc đáo đã mang lại kết quả
tốt và rõ ràng đó là một nội dung quan trọng của nếp sống mới, bởi vì trong
thực tế, nơi nào có nhiều “Gia đình văn hóa mới” thì nơi đó đúng là có nếp sống
văn minh, thể hiện đúng một xã hội có văn hóa.
Nội dung thứ ba của nếp sống mới
là xây dựng nếp sống công cộng. Nếp sống công cộng gồm trật tự công cộng, vệ
sinh công cộng và lịch sự công cộng. Bộ mặt của xã hội có văn hóa cao được thể
hiện ở những điểm này. Xây dựng nếp sống công cộng tức là xây dựng mối quan hệ
tốt đẹp giữa người với người trong xã hội. Hiện nay, trật tự công cộng và vệ
sinh công cộng còn quá kém, tai nạn xe cộ còn nhiều, ngoài đường hiện tượng nói
tục, chửi nhau, đánh nhau không phải là ít. Lễ phép công cộng là nhường nhịn,
giúp đỡ nhau, đi qua đám đông, đám ma, đám cưới phải như thế nào, đi qua trước
nhà thương, trường học thì như thế nào, … Những chuyện này chưa đi vào nền nếp
và thường thường còn nhiều biểu hiện chưa tốt. Vấn đề này rất phức tạp. Phải
kiên trì và không thể sốt ruột được, phải kết hợp biện pháp giáo dục và biện
pháp hành chính. Tất nhiên, xã hội càng tiến lên, kinh tế phát triển thì sẽ có
những điều kiện để xây dựng nếp sống công cộng tốt. Song, không nhất thiết cứ
phải chờ đến lúc có đầy đủ điều kiện vật chất thì mới xây dựng được nếp sống công
cộng.
Trong hai cuộc kháng chiến, các cơ quan của ta đóng ở
trong rừng, nào đâu có nhà cao cửa rộng, điều kiện vật chất rất thiếu thốn, thế
mà chúng ta đã tổ chức được một cuộc sống khoa học, văn minh. Mấy năm trước,
các đại biểu trong Liên minh dân tộc, dân chủ và hòa bình Sài Gòn, các nhà báo
quốc tế, … khi vào thăm căn cứ của ta trong rừng đều rất ngạc nhiên và hết sức
khâm phục chúng ta đã tổ chức được một cuộc sống khoa học ngoài sức tưởng tượng
của họ. Hay như trước đây trong các nhà tù Côn Đảo, Sơn La và những nơi khác,
với điều kiện vô cùng khắc nghiệt của chế độ lao tù đế quốc, những người cộng
sản vẫn tổ chức được một cuộc sống có nền nếp, có trình độ văn hóa cao so với
những điều kiện vật chất lúc đó. Rõ ràng điều kiện vật chất thiếu thốn, nhưng
nếu ta biết tổ chức thì chắc chắn có được một đời sống tốt hơn. Vì vậy rõ ràng
nếp sống không phụ thuộc vào mức sống. Bất cứ ta có một mức sống thế nào (dù
còn thấp) ta cũng có thể xây dựng nếp sống tốt đẹp.
Hiện nay, nước ta còn nghèo và thiếu thốn, thử hỏi
chúng ta có cách nào tổ chức đời sống để đạt được yêu cầu văn hóa cao hay không
? Chúng ta tin chắc chắn sẽ thực hiện được. Ta hãy lấy ví dụ về việc giải quyết
tình trạng mất trật tự giao thông hiện nay. Có ý kiến cho rằng chưa có đường
rộng để chia luồng đường thì giao thông còn mất trật tự. Thế thì phải chờ cho
đến bao giờ mới có đường rộng để giải quyết vấn đề giao thông ? Nếu cứ chờ thì
phải đến năm 2000, khi thủ đô và một số thành phố lớn được xây dựng lại hoàn
chỉnh, đường phố lúc đó rộng rãi, phong quang thì đến lúc đó mới có trật tự
giao thông hay sao ? Không phải. Bộ mặt xã hội có sự phát triển liên tục và
biến đổi liên tục, không thể bỗng chốc một lúc mà có sự thay đổi hoàn toàn mới.
Muốn có một nếp sống công cộng thể hiện bộ mặt của một xã hội văn hóa cao phải
xây dựng dần dần. Phải có những cuộc vận động thành phong trào quần chúng, phải
có phong trào cách mạng liên tục, hết phong trào này đến phong trào khác thì
cái tốt, cái đúng mới được khẳng định, được phát huy ; cái xấu, cái sai sẽ bị lên
án, xóa bỏ. Phải phát huy tính tích cực, chủ động của người dân làm chủ để xây
dựng cuộc sống có văn hóa. Điều này cần thiết phải làm và có thể làm được. Bất
cứ trình độ cơ sở vật chất như thế nào cũng đều có thể tổ chức được một đời
sống văn hóa cao tương ứng và phù hợp với cơ sở vật chất ấy. Dĩ nhiên không thể
thoát ly cơ sở vật chất được, ví như phép lịch sự vào nhà phải gõ cửa, nhưng ở
rừng không có nhà lấy đâu ra cửa mà gõ. Song cũng không nhất thiết phải có đầy
đủ cơ sở vật chất mới xây dựng được đời sống có văn hóa.
Nội dung thứ tư của nếp sống mới là cải tiến việc
tang, cưới, giỗ, hội, chống mê tín dị đoan theo Chỉ thị 214 của Ban Bí thư
trung ương Đảng.
Ở miền Bắc việc cưới, việc tang đều đi vào quy ước và
nội quy của nông thôn, chuyển dần việc lo cưới, lo tang vào hợp tác xã và chính
quyền địa phương. Đến những địa phương có phong trào tốt, việc cưới, việc tang
được tiến hành chu đáo, tránh được lãng phí và những thủ tục phiền hà. Trước
đây nhà nào có “cha già mẹ héo” thì lo lắng, không biết chôn cất ở đâu, áo quan
thế nào, ăn uống ra sao và nghi lễ thế nào, … Bây giờ gia đình và cá nhân không
phải lo lắng nhiều nữa. Gia đình nào có người chết chỉ cần đóng cho hợp tác xã
5 hoặc 10 đồng, có nơi nhiều nhất là 20 đồng. Áo quan, xe tang, người đưa ma,
điếu văn, trướng, vòng hoa, … hợp tác xã lo liệu. Chính quyền xã và hợp tác xã
có ban tang lễ thường trực, thường thường Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã và
Phó chủ nhiệm hợp tác xã làm Trưởng ban. Nhiều nơi còn tổ chức ra “hội vui tuổi
già” của các cụ. Mỗi cụ trong hội đóng mấy chục đồng và mỗi tháng lại đóng thêm
mấy hào, gộp lại thành một cái quỹ lớn do các cụ quản lý. Khi có tang, các cụ
trích quỹ lo liệu đám tang. Như vậy các cụ yên tâm với tuổi già và không còn lo
lắng gì nữa. Trong việc tổ chức đám tang có điều phức tạp là làm thế nào để
thực hiện “sống dầu đèn, chết kèn trống”. Việc này khá tốn kém, có khi thuê một
đội kèn, một đêm tốn gần một trăm đồng, hơn thế nữa, người thổi kèn còn đòi
tiền, đòi rượu, đòi chè. Nhiều hợp tác xã có sáng kiến dùng máy ghi âm ghi lại
một đám tang và về sau gia đình nào có tang thì cho đem phát lại. Qua hệ thống
phóng đại âm thanh, tiếng kèn vừa to vừa đều, các cụ rất phấn khởi và hoan
nghênh. Tổ chức đám tang như vậy tránh được tục ăn uống vừa tốn kém vừa mất vệ
sinh. Nhiều nơi việc tổ chức tang lễ hoàn toàn do hợp tác xã phụ trách, gia
đình có người mất không phải lo một chút gì. Các đồng chí địa phương gọi là
thực hiện chủ nghĩa cộng sản cho những người chết. Ai cũng hoàn toàn bình đẳng
và được tập thể chăm lo.
Việc cưới thì chủ yếu do đoàn thể thanh niên phụ
trách. Nhiều nơi đã xây dựng phòng cưới, quy định ngày tổ chức cưới. Ủy ban
nhân dân xã lo liệu tất cả : lọ hoa, khăn trải bàn, ấm chén. Gia đình có đám cưới
chỉ góp một số tiền nhỏ. Đăng ký kết hôn, liên hoan xong là rước dâu. Về cơ
bản, việc cưới như thế này đã hình thành nền nếp.
Tóm lại, việc cưới, việc tang tổ chức theo hướng tập
thể phụ trách như trên đúng là văn minh, tiến bộ và khoa học, nó giảm được các
hủ tục và tiết kiệm được rất nhiều. Nhân dân rất hoan nghênh vì nó làm cho
người ta yên tâm với những sự kiện quan trọng trong đời sống.
Việc giỗ chạp ở ngoài Bắc không còn vấn đề gì lớn lắm.
Có chăng thì còn tranh chấp giữa việc nên tổ chức ngày giỗ hay sinh nhật. Có
người tổ chức giỗ nhưng cũng có người thích tổ chức sinh nhật. Ngay trong thanh
niên cũng có người thích và người không thích tổ chức sinh nhật. Việc tổ chức
sinh nhật hiện nay có nơi cũng bày vẽ ra tục ăn uống và bày vẽ lắm tục lệ như
bao nhiêu tuổi thì thắp bấy nhiêu cây nến ; kèm theo đó là quà mừng. Ai đến
mừng mà không có quà thì giận. Mừng quà rồi thì lại nhớ đến lần sau trả lại món
quà, như vậy nó lại rơi vào hủ tục trả nợ miệng như ngày xưa, nghĩa là đến ăn ở
đâu thì phải nhớ để mời người ta đến ăn lại. Bây giờ tổ chức sinh nhật, mới nghe
tưởng văn minh nhưng cũng đẻ ra những chuyện như vậy. Còn giỗ chạp bây giờ
không phức tạp và tốn kém như trước nữa.
Về hội thì đang có những vấn đề cần phải giải quyết.
Những hội của nhân dân ta có cái còn mang tính chất mê tín dị đoan, nhảm nhí,
có những hội tốn kém một cách vô ích và ảnh hưởng lớn đến thời gian sản xuất.
Song không phải hội chỉ có mặt tiêu cực. Còn nhiều hội mang ý nghĩa truyền
thống rất tốt đẹp, ví dụ Hội Đền Hùng kỷ niệm các vua Hùng, Hội đền Kiếp Bạc kỷ
niệm Trần Hưng Đạo, Hội Đống Đa kỷ niệm Quang Trung đánh tan quân Tôn Sĩ Nghị,
… Sở dĩ hội của ta hình thành trong nhân dân chính cũng có mặt nào đó đáp ứng
được nhu cầu về văn hóa và tinh thần của nhân dân. Đó là nhu cầu nghỉ ngơi,
giải trí, tưởng niệm. Vì thế những ngày hội thường được tổ chức vào “ngày ba
tháng tám” là những lúc nông nhàn.
Về việc tổ chức những hội ở nước
ta, Chỉ thị 214 của Ban bí thư nêu rõ : “Những
hội nào lâu nay không tổ chức thì bây giờ không phục hồi, kiên quyết chống mê
tín dị đoan, cố gắng tổ chức những ngày hội mới kết hợp với những ngày kỷ niệm
có ý nghĩa chính trị. Những hội nổi tiếng kết hợp tự do tín ngưỡng và danh lam
thắng cảnh thì tôn trọng tự do tín ngưỡng nhưng bài trừ mê tín dị đoan và biến
nó thành những hội có nội dung, có ý nghĩa mới”.
Đây là một phương hướng đúng. Những hội mà ta đã bỏ
đi, đúng là hội rất nhảm nhí. Nhưng có những hội chúng ta sẽ đề nghị phục hồi
lại, nhất là những hội có tính chất truyền thống yêu nước. Ở những hội này,
nhân dân trước đây đã diễn lại những sự tích anh hùng chống ngoại xâm, đặc biệt
ở những vùng có truyền thuyết về các cuộc khởi nghĩa trong một khu vực rộng
lớn. Ở ta, hiện còn những hội rất nổi tiếng. Thông thường những chùa nổi tiếng
được xây dựng ở những nơi có phong cảnh rất đẹp, nên người ta vừa đi chùa vừa vãn
cảnh. Các cụ thì gọi là đi vãn cảnh chùa, còn nam nữ thanh niên bây giờ thì gọi
là đi thăm quan. Những hội như hội Chùa Hương hàng năm đã thu hút hàng chục vạn
người. Vào những ngày hội, các cụ vừa đi vừa “nam mô a di đà phật”, các thanh
niên áo đỏ, áo xanh, vừa đi, vừa nhảy, vừa cười, vừa “nam mô a di đà mệt”. Bắt
chước thanh niên ta, các chuyên gia nước ngoài cũng “a di đà mệt”. Ngày hội bây
giờ có nhiều tính chất pha tạp như thế, vừa tôn giáo vừa du lịch. Đối với những
ngày hội nổi tiếng kết hợp tôn giáo và danh lam thắng cảnh như loại trên đây,
phương hướng của ta là tôn trọng tự do tín ngưỡng, ai còn tin thì cứ đi lễ,
nhưng trong những ngày hội đó sẽ bãi bỏ những tục lệ có tính chất mê tín và sẽ
biến nơi trẩy hội thành chỗ thăm quan, du lịch, thường xuyên tổ chức để cho
nhân dân đến giải trí. Trước kia tuy hội còn mang nhiều tính chất mê tín và cả
nhảm nhí nữa, nhưng nó cũng bộc lộ một nhu cầu về văn hóa của nhân dân. “Tháng ba
ngày tám” rảnh rỗi hay có hội. Hội thì mùa nào thức ấy. Mồng 3 tháng 3 thì ăn
bánh trôi, bánh chay, mồng 5 tháng 5 thì ăn rượu nếp, mua mận, mua đào “giết
sâu bọ”, rằm tháng bảy, trung thu lại có thức khác. Tết nguyên đán thì có nhiều
món ăn đặc biệt. Mùa nào thức ấy, ngày hội, ngày tết đã thỏa mãn nhiều nhu cầu
của nhân dân. Bây giờ, chúng ta tổ chức những ngày hội mới chay tịnh và khô
khan quá. Thường thường là mít tinh tuần hành, diễn văn chính trị, nhiều lắm
thì có đá bóng và xem văn công, còn các món ăn thì không có cái gì phù hợp theo
mùa, theo phong tục. Mồng 1 tháng 5 ta liên hoan thế nào thì ngày 2 tháng 9
cũng ăn như thế. Rồi đây phải giải quyết như thế nào để thỏa mãn nhu cầu văn
hóa của nhân dân một cách toàn diện và tổng hợp trong những ngày hội mới. Những
ngày hội mới không chỉ chú trọng nội dung chính trị, nội dung tinh thần và tư
tưởng, mà còn phải tổ chức thế nào để thỏa mãn không những nhu cầu tinh thần và
còn có nhiều mặt hấp dẫn khác nữa. Nếu ta cứ tổ chức theo kiểu chay tịnh, khô
khan như ta thường làm thì những ngày hội của ta sẽ không xúc động và chưa đủ
sức hấp dẫn. Đối với quần chúng thì ngày Tết âm lịch vẫn tạo nên sự xúc động
sâu xa. Truyền thống đó làm ta khó mà cưỡng lại được. Ngày đó có nhiều ý nghĩa.
Đó là dịp sum họp gia đình, thăm hỏi lẫn nhau. Ngày đó làm ta tưởng nhớ đến ông
bà cha mẹ. Đó là dịp đoàn tụ. Dĩ nhiên hiện nay kinh tế chưa phát triển, nước
ta còn nghèo, chúng ta còn phải ra sức tiết kiệm trong sản xuất và trong tiêu
dùng. Chúng ta không thể tổ chức những ngày hội xa hoa, tốn kém. Nhưng cần suy
nghĩ cách tổ chức những ngày hội hấp dẫn phù hợp với trình độ phát triển kinh
tế từng thời gian của nước ta.
Đúng là ngày nay ta không thể duy trì những ngày hội
không còn thích hợp và lạc hậu. Nhưng hội của ta còn có nội dung, những nhu cầu
đậm đà truyền thống dân tộc. Chúng ta phải chiếu cố đến những nhu cầu này và
phải giải quyết những ngày hội mới sao cho vừa thỏa mãn được nhu cầu của nhân
dân vừa hướng các ngày hội theo tinh thần mới, có nội dung đúng đắn.
Nội dung thứ năm của nếp sống mới là sống làm sao cho
đẹp. Nếp sống mới phải là nếp sống đẹp. Nhưng cái đẹp trong cuộc sống là thế
nào ?
Sự thực là trong tất cả mọi ngóc ngách của cuộc sống,
ở đâu cũng cần đến cái đẹp. Trong không gian xã hội, tổ chức thế nào cho đẹp,
khiến cho tinh thần mọi người cảm thấy thoải mái và thích thú. Đi vào những ngõ
hẻm, những xóm nhà ổ chuột, đường xá bùn lầy nước đọng, người ta cảm thấy đau
khổ và căng thẳng về tinh thần. Nếu hàng ngày được đi làm việc, đi chơi trên
những đường phố rộng, trang trí đẹp, có nhiều cây cảnh, nhiều bóng mát cùng với
những công trình kiến trúc hài hòa, lại có những công trình nghệ thuật gắn vào
đó, thì tinh thần cảm thấy dễ chịu.
Cái đẹp trong cuộc sống bao gồm rất nhiều lĩnh vực. Nó
có mặt trong bầu không gian chung của xã hội và vào tận từng gia đình và thể
hiện trên từng con người ; đẹp về thể chất, đẹp về ngoại hình cho đến đẹp về
tinh thần. Nhưng ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến cái đẹp ngoại hình. Có người
khi nói đến cái đẹp trong cuộc sống thì đề cập đến vẻ đẹp tinh thần, nghĩa là
quan hệ giữa người và người thế nào cho đẹp. Chúng tôi đã nói về quan hệ giữa
con người với nhau trong mục nếp sống công cộng ở phần trên. Bây giờ sôi nổi
nhất là vấn đề ăn mặc, đầu tóc, quần áo. Hiện nay, xung quanh chuyện để tóc
dài, mặc quần loe đang có nhiều ý kiến. Về vấn đề này, ta phải làm sao cho quần
áo càng ngày càng đẹp, nghĩa là vải vóc của ta ngày càng nhiều, càng tốt và có
nhiều kiểu áo quần đẹp. Càng nhiều kiểu đẹp thì thỏa mãn được thanh niên là lớp
người thích cái đẹp trước những người khác. Thanh niên thích cái gì là thời
trang nhất để tạo nên cái đẹp phong phú và luôn luôn đổi mới. Cũng chính vì vậy
mà thanh niên hay bắt chước, thấy lạ là bắt chước ngay thành ra lung tung. Kiểu
tóc thế nào là đẹp, quần áo thế nào là đẹp thì bây giờ còn đang tranh cãi. Có
một thực tế trong xã hội là người già và thanh niên quan niệm về cái đẹp khác
nhau. Bắt thanh niên phải giống y như người già thì không nên, bắt người già
phải như thanh niên lại cũng không được. Cho nên cái đẹp của thanh niên khác,
cái đẹp của người già khác, cái đẹp của nam khác, cái đẹp của nữ khác và không
thể nào bắt mọi người giống y như nhau được. Nhiều người phàn nàn tại sao phụ
nữ lắm kiểu đầu tóc quá và yêu cầu chỉ quy định mấy kiểu đầu tóc thôi. Như vậy
cũng không được. Chẳng hạn, bây giờ ra đường nhìn phụ nữ Hà Nội thì có đến mấy
chục kiểu đầu tóc khác nhau, thế mà kiểu nào trông cũng rất đẹp, bảo bỏ đi một
kiểu nào cũng không được. Có chị thì tết hai đuôi sam, có chị chỉ một đuôi sam,
chị thì búi xuôi, chị thì búi ngược, tóc chị nào cũng rất thích hợp với khuôn
mặt mình. Có người thì để tóc dài, người thì “phi dê”, có người lại “phi dê”
duỗi, có người lại làm tóc xoăn tít, tất cả đều trông đẹp mắt. Phụ nữ để nhiều
kiểu tóc như thế mà bắt nam giới chỉ để một kiểu thôi, nam giới cũng không
chịu. Tất nhiên, thanh niên mà lại để tóc dài như phụ nữ thì còn gì là “ranh
giới” thanh niên, còn gì là “giới khỏe mạnh”, bởi vì rõ ràng nó không phù hợp
với tầm vóc, sức lực và tính cách của thanh niên.
Qua chuyện quần loe với tóc dài, chúng ta cho rằng tuy
cái đẹp phức tạp như vậy, nhưng phải có hướng dẫn và phải thống nhất quan niệm.
Có nhiều ý kiến trao đổi về cái đẹp, tạm thời nêu lên mấy tiêu chuẩn của cái
đẹp. Đẹp phải mang tính hiện đại, khoa học và dân tộc và những tiêu chuẩn của
cái đẹp là: giản dị, khỏe mạnh và trang nhã.
Tiêu chuẩn giản dị thì vừa hiện đại, vừa khoa học mà
lại vừa dân tộc. Dân tộc ta đúng là dân tộc thích giản dị, không thích diêm
dúa, cầu kỳ, phức tạp. Tiêu chuẩn khỏe mạnh chống lại những gì ủy mị, thướt
tha, ẻo lả. Tiêu chuẩn trang nhã có nhiều nội dung. Trang nhã ở ta thể hiện ở
màu sắc dịu dàng, nhẹ nhàng. Đi ngoài đường thấy con trai, con gái ăn mặc toàn
màu nhạt. Màu của ta để bên nhau rất hài hòa chứ không đối lập nhau một cách
gay gắt: xám nhạt đi với xám đậm, xanh nhạt đi với xanh đậm… Dân Việt Nam có
những tên màu sắc rất hay: nõn chuối, hoa sim, mỡ gà, thanh thiên, lòng tôm,
hoa cà, trứng sáo,… và đó cũng là đặc điểm về cách sử dụng màu sắc của dân tộc
ta. Âm nhạc của ta cũng dịu dàng, luyến láy, người Việt Nam không thích âm nhạc trống phách ầm ầm. Cái vui của ta
cũng dịu dàng, tế nhị,… Chính đó là đặc điểm Việt Nam. Những đặc điểm này thuyết phục được mọi người. Sau
này trang phục, màu sắc, âm nhạc,… sẽ mang nhiều yếu tố hiện đại nhưng nó phải
phát triển theo hướng truyền thống dân tộc của ta.
Phải thống nhất quan niệm về cái đẹp và phải có sự
hướng dẫn. Nếu không như vậy thì mấy tiêu chuẩn về cái đẹp vốn dĩ đã hình thành
trong lịch sử của dân tộc, đã thành lý tưởng thẩm mỹ của dân tộc ta sẽ bị phá
vỡ, đi tới chỗ thích lòe loẹt, thích diêm dúa, thích phức tạp, thích dị hình,
dị tướng, khác người. Phải xây dựng lại quan niệm về cái đẹp. Phải có những
cuộc vận động rầm rộ và những cuộc vận động này phải đi tới những quy ước như
kiểu quy ước của đám ma và đám cưới. Những quy ước này được mọi người công nhận.
Ai không thừa nhận sẽ bị người khác chống lại và buộc phải tuân theo những quy
ước này. Nó phải thành dư luận và thành sức ép của xã hội thì mới giải quyết
được.
Đó là năm nội dung của nếp sống mới. Năm nội dung đó
phải được tiến hành đồng thời, thúc đẩy lẫn nhau, kết hợp chặt chẽ với nhau tạo
thành nếp sống mới xã hội chủ nghĩa.
Trên đây là những công việc hiện nay cần làm để xây
dựng nền văn hóa mới ở nước ta.
Kết luận
Tiền đồ của dân tộc ta vô cùng xán lạn. Tiền đồ của
nền văn hóa xã hội chủ nghĩa nước ta vô cùng rạng rỡ. Những nhiệm vụ của chúng
ta trong nhiều năm sắp tới là hết sức nặng nề. Mọi hoạt động văn hóa phải hướng
vào nhiệm vụ trung tâm là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam với
những đặc trưng nổi bật là yêu lao động, làm chủ tập thể, yêu chủ nghĩa xã hội
và có tinh thần quốc tế vô sản. Trước mắt
chúng ta cần tập trung phục vụ các phong trào cách mạng của quần chúng, nhằm
thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai, chủ yếu là các phong
trào lao động sản xuất trong nông nghiệp.
Để bảo đảm cho văn hóa, văn nghệ nước ta phát triển đúng
hướng, cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác văn hóa, văn nghệ.
Văn hóa là vũ khí chính trị, tư tưởng, là công cụ đấu tranh giai cấp, gắn liền
với nền chuyên chính vô sản. Đảng phải lãnh đạo toàn bộ công tác văn hóa, văn
nghệ, đó là một tất yếu tuyệt đối. Bởi vì chủ nghĩa xã hội nhất định phải chiếm
lĩnh trận địa tư tưởng và văn hóa, chiếm lĩnh toàn bộ lĩnh vực hoạt động và
sáng tạo tinh thần, một địa hạt rộng lớn, quan trọng, phức tạp của đời sống xã
hội. Toàn bộ nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa phải thấm nhuần thế giới quan
mác-xít và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội chỉ thắng lợi
với nền văn hóa mới của nó, khi nó đấu tranh không điều hòa với những quan điểm
tư tưởng thù địch và lạc hậu. Hoạt động của văn hóa phải đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng, phục vụ cho mục tiêu phấn đấu của Đảng thì mới phát triển đúng hướng,
phục vụ lợi ích thiết thực của nhân dân và của đất nước.
Tuy nhiên, văn hóa lại là một lĩnh vực đặc thù của xã
hội. Chú ý đến đặc trưng ấy của quá trình sáng tạo tinh thần là điều kiện tất
yếu để có một sự lãnh đạo thực sự mác-xít-lê-nin-nít đối với văn hóa, một
phương thức lãnh đạo thích hợp với đặc điểm của ngành văn hóa : vừa chặt chẽ về nguyên tắc, nội dung vừa mở
rộng đường cho các phong cách và hình thức nghệ thuật, để có thể nhạy cảm, tinh
tế và công phu trong việc giáo dục, đào tạo bồi dưỡng và khuyến khích lực lượng
văn hóa, văn nghệ nhằm phát huy các tài năng sáng tạo.
Văn hóa, văn nghệ lại có nhiều ngành khác nhau, mỗi
ngành lại có đặc trưng riêng, khác nhau. Sự lao động nghệ thuật của mỗi ngành
cũng có những đặc trưng riêng, phức tạp và tinh tế. Mỗi chân lý được xác lập là
bằng những cuộc thảo luận, tranh luận có tính khoa học, thực sự dân chủ để đi
đến mục đích và đi đến sự nhất trí cao. Những thái độ thiên lệch, vội vã, những
biện pháp thô bạo, đơn giản đều không thích hợp đối với việc giải quyết những
vấn đề văn hóa. Mọi suy nghĩ tìm tòi sáng tạo nhằm phục vụ lợi ích của Tổ quốc,
của nhân dân, của chủ nghĩa xã hội đều được tự do và được khuyến khích. Đường
lối, chính sách của Đảng là bảo đảm điều kiện thuận lợi cho mọi sự sáng tạo và
phát triển văn hóa.
Cách mạng tư tưởng văn hóa không phải là công việc
riêng của ngành văn hóa. Nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa là
thành quả của ba cuộc cách mạng, thể hiện và tác động trên mọi lĩnh vực và quan
hệ xã hội, do đó, tất cả các ngành, các cấp phải có trách nhiệm đối với đời
sống tinh thần và văn hóa của nhân dân, đối với việc xây dựng bộ mặt văn hóa
của xã hội. Về vấn đề này, Chỉ thị của Ban bí thư Về công tác văn hóa, văn nghệ
trong giai đoạn cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội vạch rõ: “các cấp ủy Đảng,
các cơ quan chính quyền cũng như các đoàn thể công nhân, thanh niên, phụ nữ
phải coi công tác văn hóa là một mặt quan trọng của công tác cách mạng và đời
sống nhân dân, đặc biệt chú trọng chăm sóc những hoạt động văn hóa, văn nghệ
quần chúng. Mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đoàn thể khi xây dựng, phát triển kinh tế
và cải thiện đời sống nhân dân phải có phần kế hoạch phát triển văn hóa. Nhà
nước cần có những chính sách và biện pháp tạo điều kiện thuận lợi bảo đảm cho
nhu cầu thưởng thức và hoạt động văn hóa của quần chúng; bảo vệ và khuyến
khích mọi tài năng sáng tạo nghệ thuật”.
Trong đời sống văn hóa nước ta hiện nay có hai sự thật. Một là, sau chiến tranh chúng ta có những khó khăn, thiếu thốn về vật chất, dựa vào lý do khách quan đó một số người có trách nhiệm chưa cố gắng tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân. Hai là, cũng có một sự thật khác, sự thật này rất to lớn và đang phát triển: phong trào văn hóa và hoạt động văn hóa đang lên. Phong trào này phát triển nhanh đến mức có khi chúng ta không lường hết được. Nó đang đặt ra nhiều vấn đề cho các ngành, các cấp, các đoàn thể phải theo dõi để đón trước những nhu cầu về tinh thần và văn hóa của nhân dân. Giải đáp được những nhu cầu này tức là thấy được mục đích của chủ nghĩa xã hội và nhu cầu văn hóa của nhân dân và sẽ làm cho phong trào văn hóa phát triển mạnh mẽ.
(Trích Trần Độ tác phẩm, tập II, Nxb Hội Nhà Văn, 2012)
Trong đời sống văn hóa nước ta hiện nay có hai sự thật. Một là, sau chiến tranh chúng ta có những khó khăn, thiếu thốn về vật chất, dựa vào lý do khách quan đó một số người có trách nhiệm chưa cố gắng tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu tinh thần và văn hóa của nhân dân. Hai là, cũng có một sự thật khác, sự thật này rất to lớn và đang phát triển: phong trào văn hóa và hoạt động văn hóa đang lên. Phong trào này phát triển nhanh đến mức có khi chúng ta không lường hết được. Nó đang đặt ra nhiều vấn đề cho các ngành, các cấp, các đoàn thể phải theo dõi để đón trước những nhu cầu về tinh thần và văn hóa của nhân dân. Giải đáp được những nhu cầu này tức là thấy được mục đích của chủ nghĩa xã hội và nhu cầu văn hóa của nhân dân và sẽ làm cho phong trào văn hóa phát triển mạnh mẽ.
(Trích Trần Độ tác phẩm, tập II, Nxb Hội Nhà Văn, 2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét