Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2025

Bốn năm luyện “vàng” nơi “địa ngục”

               Một trong những nữ tù chính trị trẻ tuổi của Nhà tù Hỏa Lò thời Pháp thuộc là đồng chí Nguyễn Thị Phúc Hằng (đồng chí bị giam từ năm 1941 đến tháng 3/1945).

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2025

Lịch sử Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân

Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân được thành lập ngày 11 tháng 7 năm 1950 mà tiền thân là Nhà xuất bản Vệ Quốc quân hình thành từ cuối năm 1946. Quá trình lịch sử được ghi nhận với tên tuổi của ông Trần Độ trong cuốn Lịch sử Nhà xuất bản Quân đội (1950-2025):


Thứ Năm, 10 tháng 7, 2025

Nỗi lòng đồng chí Mão


Tối nay là tối thứ bẩy. Văn công của Đại đoàn xuống biểu diễn, toàn Tiểu đoàn náo nức chuẩn bị đi xem. Riêng Mão không muốn đi tý nào. Xem làm gì? Nằm ở nhà vùi đầu vào trong chăn mà nghỉ có lẽ còn nhẹ lòng một chút. Ăn cơm còn chả thấy ngon, hút thuốc lào thêm nhạt miệng. Lòng nặng như chì, còn sung sướng gì mà xem Văn công…

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2025

Đọc Trần Độ tác phẩm


                       Nxb Hội Nhà văn, 2012
Nhà văn Tô Đức Chiêu
Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa cho ra bộ sách Trần Độ - tác phẩm, khổ lớn, ba tập, tới 2400 trang (lấy số tròn, khổ lớn) và do nhà thơ Hữu Thỉnh viết lời giới thiệu. Đây chưa phải toàn bộ sáng tác, ghi chép của ông trên chặng đường dài mấy chục năm trời, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dng đất nước trong hòa bình, nhưng chỉ mới đọc nhanh, đọc vội, tôi hơi choáng ngợp về s đồ sộ của tầm bao quát thời thế. Tác phẩm đầu trong bộ sách này viết vào nhng ngày đầu kháng chiến chống Pháp và tác phẩm sau cùng được viết vào nhng ngày tháng cuối đời.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2025

Tác phẩm Trận đánh ba mươi năm in lần thứ 5

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân tổ chức xuất bản bộ sách "Trận đánh Ba mươi năm" - Ký sự lịch sử (In lần thứ năm). Bộ sách do nhiều tác giả thực hiện, do Đại tướng Hoàng Văn Thái, Trung tướng Trần Độ và Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp (tập 3, tập 4), Thượng tướng Trần Văn Quang (tập 4) chỉ đạo nội dung.

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2025

Những câu chuyện Gia đình (2)


Chuyện gia đình Cụ Phán Long

Cụ Thục có với Cụ Điến người con lớn là Bà Tạ Thị Nghi (đời thứ 12). Bà Nghi lấy chồng là Ông Ký Thập, thư ký Ty Rượu ở Thị xã Thái Bình. Bà Nghi có hai người con gái là bà Vàng (bà Đội Xuân) và bà Son. Bà Son theo chồng vào làm ăn ở miền Nam. Sau 1975, Ông Phách có tìm và chị em đã gặp nhau. Có hai người con trai là Ông Khuê và Ông Chương. Ông Khuê tham gia quân đội và đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông Chương cũng tham gia quân đội, tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Khi về hưu, Ông sống ở Thị xã Thái Bình. Trong trận bão năm 1968, bà Ký Thập bị nhà sập làm gãy chân. Ông Hoan, chồng Bà Xuyến lúc đó công tác ở Tỉnh đội Thái Bình đã tới cứu được Bà ra. Sau đó ít lâu, Bà mất.

Khu mộ Tổ ở Giang Đoài, trong đó có mộ Cụ Tạ Ngọc Lung

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2025

Ông Trần Độ trong các Di tích lịch sử quốc gia (2)


(Tiếp theo và hết)
 
Sau khi thoát khỏi nhà tù đế quốc, ông trở về tham gia kháng chiến chống Pháp cho đến trận cuối cùng. Khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Trần Độ với cương vị là Chính ủy Đại đoàn 312 – Đại đoàn mở đầu chiến dịch và cũng là Đại đoàn giáng đòn tấn công quyết định chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, bắt sống chỉ huy địch.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2025

Toàn thắng đã về ta


Vẫn như còn nghe vang lên tiếng nói ấm áp trầm hùng của Bác Hồ:
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!