Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2025

Đỉnh cao nghệ thuật

                Năm 1979 tôi được điều về làm việc ở Hội Nhà văn Việt Nam, đâu khoảng nửa tháng thì anh Trần Độ bấy giờ phụ trách văn hóa văn nghệ ở trung ương nhắn tôi sang chơi, và trong buổi nói chuyện hôm đó anh hỏi những dự định của tôi khi về Hà Nội. Tôi hăng hái trình bày với anh những kế hoạch lớn nhỏ của tôi, và nói: nếu chúng tôi làm tốt được những công việc đó, thật giỏi, thì trong khoảng mười năm, không thì khoảng hai mươi năm, hy vọng sẽ nâng được tình hình chung trong những người cầm bút chúng ta lên một bình diện mới, và từ đó tạo ra được một hay vài đỉnh cao mới trong văn học…

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2025

Vấn đề công tác võ trang tuyên truyền


Võ trang tuyên truyền là gì? Tại sao lại có võ trang tuyên truyền?
Danh từ Võ trang tuyên truyền được nêu lên sôi nổi từ sau chiến dịch Việt Bắc 1947, được lệnh tiến mạnh sang giai đoạn mới của Đại tướng. Danh từ ấy được hiểu theo nhiều cách. 

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2025

Những năm tháng cuộc đời...



Bà Nguyễn Thị Phúc Hằng (tên thật là Hoàng Thị Huynh, tên dùng trong kháng chiến là Điệp) sinh ra vào một ngày tháng Tám năm 1921, tại quê hương: xóm Chùa, làng Liễu Khê, xã Song Liễu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2025

Hòa bình khó nhọc

...Một hôm tôi đến làm việc với anh Trần Độ, bấy giờ là phó Ban Tuyên huấn, trực tiếp phụ trách văn hóa văn nghệ. Tôi có biết anh Trần Độ trước đây, đã lâu lắm, một lần tôi đi cùng anh Văn Phác xuống Quân khu Hữu ngạn đóng ở Nam Định, anh Độ đang làm chính ủy quân khu ở đấy, đâu khoảng 1960, 1961. Biết, chứ chưa hề quen. Chống Mỹ, anh Độ ở Nam Bộ, tôi ở Khu 5, không hề gặp nhau.

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2025

Cây gạo Ba Đê


I
Chiều ngày mồng 9 tháng 3 năm 1945, tôi có việc về nhà anh T. cơ sở cách mạng ở làng Ngọc Giang (thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên lúc bấy giờ). Một căn nhà lá lụp sụp, tối tăm, nép mình trong một vườn chuối rậm rạp, nền nhà ẩm thấp, hơi đất bốc lên hôi và lạnh. Tôi đến giữa lúc anh chị T. và hai cháu đã ngồi quanh mâm cơm. Gọi là mâm cơm, theo cách nói thông thường, thực ra chỉ là cái mẹt nhỏ với ít củ chuối, rau sam và rau má luộc.

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2025

Kế thừa và phát triển trong văn hoá - nghệ thuật


1. Kế thừa và phát triển là quy luật phát triển của văn hoá – ta nói cách tân, cải cách là ta nói về một việc làm cụ thể có ý thức để thực hiện quy luật đó. Văn hoá luôn luôn sống và trong quá trình văn hoá sống cùng với xã hội, tự nó cũng cứ diễn ra quá trình kế thừa và phát triển, một quá trình phủ định những cái gì là cũ, lỗi thời và sáng tạo cái mới phù hợp. Quá trình này liên tục.