Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2025

Bốn năm luyện “vàng” nơi “địa ngục”

               Một trong những nữ tù chính trị trẻ tuổi của Nhà tù Hỏa Lò thời Pháp thuộc là đồng chí Nguyễn Thị Phúc Hằng (đồng chí bị giam từ năm 1941 đến tháng 3/1945).

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2025

Lịch sử Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân

Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân được thành lập ngày 11 tháng 7 năm 1950 mà tiền thân là Nhà xuất bản Vệ Quốc quân hình thành từ cuối năm 1946. Quá trình lịch sử được ghi nhận với tên tuổi của ông Trần Độ trong cuốn Lịch sử Nhà xuất bản Quân đội (1950-2025):


Thứ Năm, 10 tháng 7, 2025

Nỗi lòng đồng chí Mão


Tối nay là tối thứ bẩy. Văn công của Đại đoàn xuống biểu diễn, toàn Tiểu đoàn náo nức chuẩn bị đi xem. Riêng Mão không muốn đi tý nào. Xem làm gì? Nằm ở nhà vùi đầu vào trong chăn mà nghỉ có lẽ còn nhẹ lòng một chút. Ăn cơm còn chả thấy ngon, hút thuốc lào thêm nhạt miệng. Lòng nặng như chì, còn sung sướng gì mà xem Văn công…

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2025

Đọc Trần Độ tác phẩm


                       Nxb Hội Nhà văn, 2012
Nhà văn Tô Đức Chiêu
Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa cho ra bộ sách Trần Độ - tác phẩm, khổ lớn, ba tập, tới 2400 trang (lấy số tròn, khổ lớn) và do nhà thơ Hữu Thỉnh viết lời giới thiệu. Đây chưa phải toàn bộ sáng tác, ghi chép của ông trên chặng đường dài mấy chục năm trời, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dng đất nước trong hòa bình, nhưng chỉ mới đọc nhanh, đọc vội, tôi hơi choáng ngợp về s đồ sộ của tầm bao quát thời thế. Tác phẩm đầu trong bộ sách này viết vào nhng ngày đầu kháng chiến chống Pháp và tác phẩm sau cùng được viết vào nhng ngày tháng cuối đời.

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2025

Tác phẩm Trận đánh ba mươi năm in lần thứ 5

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân tổ chức xuất bản bộ sách "Trận đánh Ba mươi năm" - Ký sự lịch sử (In lần thứ năm). Bộ sách do nhiều tác giả thực hiện, do Đại tướng Hoàng Văn Thái, Trung tướng Trần Độ và Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp (tập 3, tập 4), Thượng tướng Trần Văn Quang (tập 4) chỉ đạo nội dung.

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2025

Những câu chuyện Gia đình (2)


Chuyện gia đình Cụ Phán Long

Cụ Thục có với Cụ Điến người con lớn là Bà Tạ Thị Nghi (đời thứ 12). Bà Nghi lấy chồng là Ông Ký Thập, thư ký Ty Rượu ở Thị xã Thái Bình. Bà Nghi có hai người con gái là bà Vàng (bà Đội Xuân) và bà Son. Bà Son theo chồng vào làm ăn ở miền Nam. Sau 1975, Ông Phách có tìm và chị em đã gặp nhau. Có hai người con trai là Ông Khuê và Ông Chương. Ông Khuê tham gia quân đội và đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông Chương cũng tham gia quân đội, tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Khi về hưu, Ông sống ở Thị xã Thái Bình. Trong trận bão năm 1968, bà Ký Thập bị nhà sập làm gãy chân. Ông Hoan, chồng Bà Xuyến lúc đó công tác ở Tỉnh đội Thái Bình đã tới cứu được Bà ra. Sau đó ít lâu, Bà mất.

Khu mộ Tổ ở Giang Đoài, trong đó có mộ Cụ Tạ Ngọc Lung

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2025

Ông Trần Độ trong các Di tích lịch sử quốc gia (2)


(Tiếp theo và hết)
 
Sau khi thoát khỏi nhà tù đế quốc, ông trở về tham gia kháng chiến chống Pháp cho đến trận cuối cùng. Khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Trần Độ với cương vị là Chính ủy Đại đoàn 312 – Đại đoàn mở đầu chiến dịch và cũng là Đại đoàn giáng đòn tấn công quyết định chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, bắt sống chỉ huy địch.

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2025

Toàn thắng đã về ta


Vẫn như còn nghe vang lên tiếng nói ấm áp trầm hùng của Bác Hồ:
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2025

Đỉnh cao nghệ thuật

                Năm 1979 tôi được điều về làm việc ở Hội Nhà văn Việt Nam, đâu khoảng nửa tháng thì anh Trần Độ bấy giờ phụ trách văn hóa văn nghệ ở trung ương nhắn tôi sang chơi, và trong buổi nói chuyện hôm đó anh hỏi những dự định của tôi khi về Hà Nội. Tôi hăng hái trình bày với anh những kế hoạch lớn nhỏ của tôi, và nói: nếu chúng tôi làm tốt được những công việc đó, thật giỏi, thì trong khoảng mười năm, không thì khoảng hai mươi năm, hy vọng sẽ nâng được tình hình chung trong những người cầm bút chúng ta lên một bình diện mới, và từ đó tạo ra được một hay vài đỉnh cao mới trong văn học…

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2025

Vấn đề công tác võ trang tuyên truyền


Võ trang tuyên truyền là gì? Tại sao lại có võ trang tuyên truyền?
Danh từ Võ trang tuyên truyền được nêu lên sôi nổi từ sau chiến dịch Việt Bắc 1947, được lệnh tiến mạnh sang giai đoạn mới của Đại tướng. Danh từ ấy được hiểu theo nhiều cách. 

Thứ Ba, 20 tháng 5, 2025

Những năm tháng cuộc đời...



Bà Nguyễn Thị Phúc Hằng (tên thật là Hoàng Thị Huynh, tên dùng trong kháng chiến là Điệp) sinh ra vào một ngày tháng Tám năm 1921, tại quê hương: xóm Chùa, làng Liễu Khê, xã Song Liễu, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Thứ Năm, 15 tháng 5, 2025

Hòa bình khó nhọc

...Một hôm tôi đến làm việc với anh Trần Độ, bấy giờ là phó Ban Tuyên huấn, trực tiếp phụ trách văn hóa văn nghệ. Tôi có biết anh Trần Độ trước đây, đã lâu lắm, một lần tôi đi cùng anh Văn Phác xuống Quân khu Hữu ngạn đóng ở Nam Định, anh Độ đang làm chính ủy quân khu ở đấy, đâu khoảng 1960, 1961. Biết, chứ chưa hề quen. Chống Mỹ, anh Độ ở Nam Bộ, tôi ở Khu 5, không hề gặp nhau.

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2025

Cây gạo Ba Đê


I
Chiều ngày mồng 9 tháng 3 năm 1945, tôi có việc về nhà anh T. cơ sở cách mạng ở làng Ngọc Giang (thuộc huyện Đông Anh, tỉnh Phúc Yên lúc bấy giờ). Một căn nhà lá lụp sụp, tối tăm, nép mình trong một vườn chuối rậm rạp, nền nhà ẩm thấp, hơi đất bốc lên hôi và lạnh. Tôi đến giữa lúc anh chị T. và hai cháu đã ngồi quanh mâm cơm. Gọi là mâm cơm, theo cách nói thông thường, thực ra chỉ là cái mẹt nhỏ với ít củ chuối, rau sam và rau má luộc.

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2025

Kế thừa và phát triển trong văn hoá - nghệ thuật


1. Kế thừa và phát triển là quy luật phát triển của văn hoá – ta nói cách tân, cải cách là ta nói về một việc làm cụ thể có ý thức để thực hiện quy luật đó. Văn hoá luôn luôn sống và trong quá trình văn hoá sống cùng với xã hội, tự nó cũng cứ diễn ra quá trình kế thừa và phát triển, một quá trình phủ định những cái gì là cũ, lỗi thời và sáng tạo cái mới phù hợp. Quá trình này liên tục.

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2025

Văn của một vị tướng (*)

        (Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch LH các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam)

Đối với thế hệ chúng tôi, Trần Độ là một tên tuổi rất quen thuộc, va là một vị tướng va là một nhà văn. Còn nhớ vào một tối mùa hè năm 1963 ấy, cánh tân binh chúng tôi, với nhng bộ quân phục còn thơm mùi vải mới ngồi xếp hàng chật kín sân vận động của Trung đoàn xe tăng 202 để nghe ông “kể chuyện Điện Biên” qua một cuốn băng mới t Tổng cục Chính trị gi về.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2025

Làm gì trong việc bổ sung chấn chỉnh bộ đội



Một trong những nhiệm vụ quan trọng trước mắt của chúng ta là nhanh chóng chấn chỉnh lực lượng để liên tục chiến đấu. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó, trước hết các cán bộ phải tích cực. Nhưng hiện nay nhiều cán bộ còn lo ngại đơn vị loãng chất lượng, nhưng lại không tích cực chấn chỉnh bộ đội. Những đồng chí này kém tin tưởng vào quần chúng. Nhiều cán bộ không chịu khắc phục mọi khó khăn để nâng cao sức chiến đấu của bộ đội, lại muốn nhiệm vụ nhẹ, hoặc dễ. Đó là tư tưởng hữu khuynh tiêu cực có hại cho việc chấn chỉnh bộ đội.

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2025

Mười năm chiến trường miền Nam (2)

Tháng 10 năm 1969, ông Trần Độ trở lại chiến trường. Lúc này căn cứ của Quân Giải phóng miền Nam bị thu hẹp đến mức cực kỳ nguy hiểm. Bộ Chỉ huy Miền phải thường xuyên di chuyển, khi thì nằm ở Sóc Con Trăng (thuộc xã Tân Hòa, huyện Tân Châu, Tây Ninh), lúc thì ở vùng Lưỡi Câu thuộc huyện Memot, Campuchia.

Mãi đến đầu năm 1972, do tình hình phát triển thuận lợi, BCH Miền chuyển về Sóc Tà Thiết (thuộc xã Lộc Thanh, huyện Lộc Ninh, Bình Phước) và chính thức đóng ở đây ngày 07/4/1972 cho đến ngày Chiến thắng 30/4/1975. 


Rừng miền Đông Nam bộ, 1969

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2025

Ông Trần Độ trong các Di tích lịch sử quốc gia (1)



Thời gian gần đây, với ý định tìm hiểu sưu tầm những tư liệu của ông Trần Độ, tôi lần lượt đi đến nhiều địa phương, nơi có các di tích lịch sử có ghi nhận những đoạn đời, sự nghiệp của ông. Từ Nhà tù Hỏa Lò Hà Nội đến Nhà tù Sơn La, từ Điện Biên Phủ đến Căn cứ Tà Thiết, Bình Phước… 

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2025

Nghĩ về anh bộ đội và anh chưa bộ đội


 Nhân dịp kỷ niệm ngày Quân đội 22-12-1974

Có lẽ trong thời đại này một trong những địa danh được nhiều người biết nhất là Việt Nam, sự kiện được nhiều người nói đến là cuộc chiến tranh giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, và con người được nhiều người yêu mến ca ngợi là con người Việt Nam, trong đó nổi lên hình ảnh người chiến sĩ Việt Nam.



Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2025

Con người mới ở đâu ?


Khi nói về nếp sống – con người và xây dựng con người mới, ta thường gặp câu hỏi. Hiện nay có con người mới không? Làm thế nào để xây dựng con người mới?

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2025

Văn tài Võ tướng


Nhà văn Võ Bá Cường
Ngày giỗ Nhà văn năm nay trời mát, cái nóng bức oi ả qua rồi, nó không còn gay gắt như mấy hôm trước. Trời đất vẻ như không còn bất hoà với con người nữa. Tôi và Nghiêm Hà thư ký của tướng quân đi bộ từ nhà Nghiêm Hà ở ngách 20, số 8, ngõ 49 Vân Hồ 2, tắt qua công viên Thống Nhất để về đường Trần Hưng Đạo đến số 97 nhà của Nhà văn, tướng Trần Độ thắp hương cho ông.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2025

Tết Mậu Thân, trận tập kích chiến lược

Kể từ năm 1968 đến giờ, đã qua 18 năm, hôm nay được dự hội nghị này, tôi mới có dịp nói với các đồng chí về những suy nghĩ của tôi trong suốt 18 năm qua về Tết Mậu Thân.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2025

Chị Quang Thái, một phụ nữ đẹp người đẹp nết

       Nhà giam lúc này có ngót 40 chị. Tôi chú ý ngay đến một chị có dáng người óng ả, đậm đà, khỏe mạnh. Chị đẹp thật. Các chị cho tôi biết tên chị là Quang Thái, chị là em gái chị Minh Khai, vợ anh Võ Nguyên Giáp. 

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2025

Một hình ảnh tư liệu quý

        Trong một cuốn sách được tái bản nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ có một hình ảnh tư liệu quý.



Thứ Hai, 10 tháng 3, 2025

Chiến công khi chưa là chiến sĩ


Sau trận tổng tiến công 1968 ít lâu, tôi có dịp gặp đồng chí Ba Tăng (tức Anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng Nguyễn Văn Tăng). Anh có kể cho tôi nghe về trận đánh của lực lượng biệt động của ta vào Đài phát thanh ngụy ở Sài Gòn. Anh trực tiếp chỉ huy trận đánh này.

Trong Đại hội Anh hùng Chiến sĩ miền Nam 1967

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2025

Lối sống và lẽ sống


Khi ta nói lối sống, ta có thể hiểu là ta nói đến toàn bộ các hoạt động sống của con người theo một kiểu lối nào đó. Toàn bộ hoạt động sống của con người bao gồm trước hết là lao động, là các hoạt động sống hàng ngày của cá nhân trong gia đình ngoài xã hội, là các hoạt động văn hóa, học tập, giải trí, giao tiếp bạn bè.

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2025

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2025

Vài kinh nghiệm công tác thương binh


Về tổ chức săn sóc và bảo đảm quyền lợi cho thương binh

1- Từ hỏa tuyến về có các trạm cấp cứu và tải thương, ở các trạm nên tổ chức như sau:

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2025

Những câu chuyện Gia đình (1)


Dưới đây là câu chuyện do Bà Tạ Thị Xuyến kể lại, Anh Trần Toàn Thắng ghi chép lại năm 2003 và thể hiện trong tập “Chuyện Xưa... Chuyện Nay”. Blog biên tập và tuần tự giới thiệu các đoạn sau:

- Cụ Vũ Thị Thục với mảnh đất quê hương;

- Gia đình Cụ Phán Long;

- Những người con cụ Phán Long.

***

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2025

Câu chuyện chọn người đổi mới báo Văn Nghệ



       Nhà văn Nguyên Ngọc

       Cái thời đó báo Văn Nghệ ế lắm, ra đâu được hai mươi hay hai mươi lăm ngàn số gì đó, đọc thì chán nên bán không ai mua, ngân sách thâm thủng, lại đèo bòng một ban biên tập ăn không ngồi rồi đông lắm… Tìm Tổng biên tập, chẳng ai “xung phong”. 

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2025

Anh hùng và chân lý


Viết nhân dịp Đại hội Anh hùng Chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang nhân dân miền Nam 12-1973.


Đất nước ta đã trải qua một chặng đường lịch sử cực kỳ quan trọng đối với đời sống của dân tộc và nhân dân ta, quân đội ta cũng đã giành được một thắng lợi hết sức vĩ đại.


Thứ Tư, 5 tháng 2, 2025

Những vấn đề cần đặt ra khi nghiên cứu nếp sống xã hội chủ nghĩa


(Tham luận Hội nghị khoa học “Về lối sống xã hội chủ nghĩa” do Bộ Văn hoá tổ chức 7 – 1984 tại Hà Nội)

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ V đã ghi: “Xây dựng nền văn hoá mới và con người mới là điều cần và có thể thực hiện từng bước, từng phần ngay từ hôm nay.


Thứ Năm, 30 tháng 1, 2025

Xem ảnh nghệ thuật của một vị tướng : “Tôi chụp ảnh vì nhu cầu kỷ niệm”


Nhà văn Lê Minh Quốc

Đó là ông tướng Trần Độ. Thời còn là học sinh, tôi đã ngồi dưới tán cây phượng của trường Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) đọc say mê quyển Lý tưởng, ước mơ và nghĩa vụ. Sau này, vào quân ngũ dưới bóng cây thốt nốt rợp mát trên đất nước Chùa Tháp, tôi đã đọc hồi ký Bên sông đón súng của ông. Trong hai quyển sách này, tác giả Trần Độ không hề nói đến chuyện ông ham thích chụp ảnh nghệ thuật từ bao giờ. Vậy mà bây giờ, trước mắt tôi là gần một trăm tấm ảnh nghệ thuật của ông.

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2025

Nhật ký 1947 - 1948

 

Thu Đông năm 1947, Pháp mở chiến dịch tấn công Việt Bắc hòng tìm diệt cơ quan đầu não của Việt Minh, thời gian bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1947.

Ông Trần Độ được cử đi vào Thanh Hóa, dẫn đầu một đoàn công tác có các văn nghệ sĩ như Nguyễn Xuân Khoát, Mai Văn Hiến, Nguyễn Công Hoan,… với dụng ý là “sơ tán anh em khỏi Việt Bắc”. Hành trình chuyến đi từ ngày 03/11 năm 1947 từ Bản Vẹ đến Thanh Hóa, sau đó trở về từ ngày 19/12 năm 1947. Trên đường quay trở về, ông Trần Độ có ghé về thăm Mẹ từ ngày 03 đến 05/01 năm 1948. Và đến ngày 10/01/1948 về đến Bản Vẹ, Thái Nguyên.

Cuốn Nhật ký 1947 – 1948 hoặc còn gọi là Cuốn Nhật ký Màu Xanh mà nội dung chính là ghi chép lại hành trình và những cảm nhận của chuyến đi này.

Tính ra chuyến đi 38 ngày này, với gần 600 km, ông toàn đi bộ và có vài đoạn đi thuyền.

Chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh của Mỹ đã thất bại, đang thất bại, nhất định thất bại


Ních-xơn bước vào Nhà trắng trong lúc hơn nửa triệu quân viễn chinh Mỹ đã bị bại trận. Giôn-xơn đang xoay xở tìm cách xuống thang chiến tranh sau khi đã đẩy hàng triệu thanh niên Mỹ sang Việt Nam để họ ngã gục trên chiến trường hoặc đã trở về Mỹ trên người đầy thương tật, với sự chán chường và nỗi khủng khiếp về cuộc chiến tranh mà họ đã bị lừa gạt. Tình hình nước Mỹ lúc này đang ngấm đòn.

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2025

Bà Nguyễn Thị Phúc Hằng nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng

Chiều 14/1, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đã đến nhà riêng trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng đợt 3/2 cho đồng chí Nguyễn Thị Phúc Hằng (tức Nguyễn Thị Hằng), cán bộ lão thành cách mạng.

Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2025

Vượt sông Đà, diệt tiểu đoàn Ma rốc thứ 3


Quyết tâm truyền xuống
Sau chiến thắng Nghĩa Lộ, Gia Hội, Tú Lệ, Phù Yên vang dội, trên các ngả đường đổ ra sông Đà rầm rập bước quân đi. Trăng non thượng tuần lạnh lẽo. Những làng mạc dọc đường cái đã bị những máy bay bại trận điên cuồng thiêu hết. 

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2025

Phấn đấu xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa


Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra nhiệm vụ xây dựng một nền văn hoá mới có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, có tính đảng và tính nhân dân sâu sắc, thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, coi đó là một trong những mục tiêu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta: chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa.