Nhà văn Nguyên
Ngọc
Cái thời đó báo
Văn Nghệ ế lắm, ra đâu được hai mươi hay hai mươi lăm ngàn số gì đó, đọc thì
chán nên bán không ai mua, ngân sách thâm thủng, lại đèo bòng một ban biên tập
ăn không ngồi rồi đông lắm… Tìm Tổng biên tập, chẳng ai “xung phong”.
Thế rồi
có một ai đó gióng lên tên tôi… Anh em họ bảo, cũng được đấy, cũng tốt thôi.
Anh Trần Độ lúc đó là Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ nghe, rất đồng ý. Anh Nguyễn
Đình Thi lúc đó là Tổng thư ký Hội Nhà văn ban đầu cũng vun vào, nhưng sau nghĩ
lại lại ngại ngùng thế nào đó nên dùng dằng. Thế nhưng bên văn phòng ông Độ,
người ta cứ điện thoại giục mãi cho nên cuối cùng thì rồi… cũng tốt thôi. Cái
thuở ban đầu lăng nhăng ấy (chứ không phải là lưu luyến gì nhé), việc cần làm
ngay (nói kiểu khẩu hiệu lúc bấy giờ) là mời đâu đến gần nửa số anh em trong
Ban biên tập là cứ lãnh lương nhưng không phải đến cơ quan, để yên cho người
khác làm việc …
![]() |
Ông Trần Độ và Đảng Đoàn Hội Nhà văn Việt Nam, 1979 |
![]() |
Chữ ký của Nhà văn Nguyên Ngọc trên bìa cuốn sách... |
Sau một thời gian
ngắn, người đọc rất tinh lập tức nhận ra báo Văn Nghệ đã có sự chuyển hướng rõ
rệt, quyết nhìn thẳng vào các vấn đề xã hội nóng bỏng, liền quay lại với tờ
báo, thật sự coi đó là tiếng nói tâm huyết và trung thực của họ, báo phát hành
đến trăm năm mươi ngàn số mà vẫn thiếu. Anh Nguyễn Khắc Viện ở Sài Gòn về, bảo
anh ấy từng sống bên Tây mấy mươi năm, nhưng chưa bao giờ anh ấy thấy cái cảnh
người ta đứng chờ ở sạp báo rồi thuê để đọc, đọc xong trả lại, có người khác thuê
ngay… Đó là thời có Cái đêm hôm ấy… đêm
gì của Phùng Gia Lộc, Tiếng đất
của Hoàng Hữu Cát, Người đàn bà quỳ
của Xuân Ba, Lời khai của bị can của
Trần Huy Quang, người ít lâu sau đó sẽ viết Linh
nghiệm là những sáng tác thực sự gây chấn động.
(Trích Nhớ Nhà văn Trần Độ, Nxb Văn học, 2013)
Làm văn hóa văn nghệ cần lắm những người dám hy sinh, dám chịu trách nhiệm.
Trả lờiXóa