Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

Chung quanh câu chuyện nghĩa vụ


Hiện nay, hàng năm, mấy tháng tuyển quân trở thành một “mùa” có nhiều xúc động đối với thanh niên, cũng gần như mùa hoa phượng đối với học sinh vậy. 

Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

Những bài viết về hoạt động văn hóa, văn nghệ của Trần Độ


Thạc sĩ Ngữ văn Đinh Thị Thanh Huyền
Ở dạng bài này phải kể đến bài giới thiệu “Văn của một vị tướng” của Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, các bài giới thiệu cuốn Trần Độ tác phẩm của Nhà văn quân đội Tô Đức Chiêu.

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2020

Những kỷ niệm... ảnh (1)

     Trong suốt những năm tháng công tác, ông Trần Độ đã ghi lại rất nhiều hình ảnh về các vùng miền đã từng đi qua. Đó là những hình ảnh về cuộc sống và phong cảnh được chính tay ông lựa chọn và thu nhận với tất cả cảm xúc của người nghệ sĩ.

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2020

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hoá, văn nghệ


Coi văn hoá, văn nghệ là một bộ phận quan trọng trong đấu tranh cách mạng, Đảng ta luôn luôn quan tâm lãnh đạo văn hoá, văn nghệ cả về chính trị, tư tưởng và đường lối, chính sách, cả về quan điểm nghệ thuật và tổ chức thực hiện.

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Những năm tháng ở Cục Chính trị Miền


Nguyễn Viết Tá
... Về công tác tuyên huấn, nhất là công tác báo chí, tuyên truyền trên báo, đài, anh Sáu Di (Đại tướng Nguyễn Chí Thanh), các anh Chín Vinh, Tám Trần rất quan tâm và tham gia trực tiếp viết những bài chỉ đạo hoạt động vũ trang của Bộ Chỉ huy Miền rất sắc sảo.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

Quyết chiến quyết thắng, truyền thống cách mạng của dân tộc ta


Chiến thắng Điện Biên Phủ không phải chỉ là thắng lợi của một trận đánh về mọi mặt chiến lược, chiến thuật và nghệ thuật chỉ huy trong lĩnh vực quân sự. 

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2020

Những kỷ niệm về văn học Xô viết


Nói đến văn học Xô-viết, trước hết tôi hay nghĩ đến những kỷ niệm thú vị trong cuộc đời hoạt động cách mạng của tôi. Những kỷ niệm rất sâu sắc, rất thú vị, nhưng nó không phải chỉ có ý nghĩa kỷ niệm, nó có ý nghĩa những kinh nghiệm có tính nguyên tắc rất lớn. Có thể nói, Việt Nam tiếp xúc với văn học Xô-viết gần sát ngay sau khi tiếp xúc với tư tưởng Mác – Lê-nin và vì vậy, gần như đồng thời.

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2020

Lá thư tâm huyết của người lính

Những ngày tháng đầu tiên trên đất Bắc, ngoài những công tác thường ngày theo chức trách nhiệm vụ, ông Trần Độ còn có những ngày nghỉ thật thú vị, tham quan các danh lam thắng cảnh của đất nước. Bên cạnh đó, với ý thức trách nhiệm của mình, ông đã âm thầm tìm hiểu cuộc sống thực tế của nhân dân, chiến sĩ qua những chuyến đi Việt Bắc, Nam Hà, Thái Bình và các đơn vị quân đội, các gia đình chính sách...  

Vãn cảnh chùa Hương trên suối Yến. Thú vui quay phim chụp ảnh những nơi đã đi qua

Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

Trên mặt trận văn hoá văn nghệ hiện nay


Tổ quốc ta, nhân dân ta và Đảng ta đang đứng trước những nhiệm vụ hết sức lớn lao. Nhiệm vụ đó được thể hiện trong khẩu hiệu “Tất cả vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân”. Khẩu hiệu đó bao gồm những nhiệm vụ kinh tế xã hội như sau:

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Những cuộc đọ sức lớn nhất ở miền Nam



Văn Phác
Ngay sau đó, một ban chỉ huy chiến dịch được thành lập gồm các vị tướng đánh công kiên giỏi thời chống Pháp: Đồng chí Lê Trọng Tấn (Ba Long), Tư lệnh phó Miền làm chỉ huy trưởng chiến dịch. Đồng chí Trần Độ (Chín Vinh), chính ủy. Đồng chí Hoàng Cầm (Năm Thạch), chỉ huy phó kiêm tham mưu trưởng chiến dịch.

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

Nhiệm vụ cách mạng và nhiệm vụ văn học


Trước hết cần nhấn mạnh rằng trong 35 năm qua, văn học ta đã có những thành tựu to lớn. Đó là một sự thật hết sức rõ ràng. 

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Từ đáy lòng bè bạn

Nhà văn Tô Đức Chiêu
(Bài viết giới thiệu tác phẩm Nhớ nhà văn Trần Độ của Nxb Văn học, 2013)

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2020

Những câu chuyện Gia đình (3)


Những người con cụ Phán Long

Ở nhà có bà Tạ Thị Thi là con gái lớn. Năm bà 11, 12 tuổi đã biết buôn bán phụ giúp gia đình. Bà nhớ có lần cùng bà Câu, khi đó mới 7, 8 tuổi mang 10 chai rượu đi bán. Các bà tìm đến cạnh quán thịt chó nên bán hàng rất chạy. Thấy vậy, bà Thi bèn pha thêm nước lã vào để bán cho lời hơn. Bà nói nhỏ vào tai bà Câu giục bà Câu đi lấy nước lã. Bà Câu ngây thơ thật thà, hỏi lại thật to: “Lấy nước trong bể hả chị?”. Lần đó, hai bà bán được 1 đồng bạc, có thể mua được 5 thùng thóc, rất lớn. Năm bà Thi 18 tuổi, nhà Cụ Tô Luận (Cửu Luận) ở Giang Nam xin cưới bà cho con trai là Ông Tô Xuân Thạch đang làm y sĩ ở nhà thương Phủ Doãn Hà Nội. Sau đó bà Thi, lúc này gọi là Bà Thạch theo chồng lên Hà Nội sinh sống. Tới năm bà 19 tuổi thì sinh người con gái đầu lòng Tô Thị Vinh (1934), rồi Tô Bình Sơn (1936-1941), Tô Thị Ngà (1938), Tô Hiệp (1940). Tới năm 1941, Ông Thạch mất. Khoảng tháng 3/1945, do tình hình bất ổn ở Hà Nội, Bà Thạch và các con trở về ở chung với Cụ Phủng.

Chân dung Cụ Tô Thị Phủng

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

Phấn đấu để nền văn nghệ ta phát triển mạnh mẽ


Thời gian gần đây, giới văn học nghệ thuật có những cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận sôi nổi xoay quanh các vấn đề: Phấn đấu thế nào để có tác phẩm tốt, góp phần phát triển nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa nước nhà? 

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Tổng Tư lệnh với văn nghệ sĩ



Khắc Tuế


… Vẫn cái bàn tay mềm mại, vẫn cái nhìn đôn hậu mà ngày nào Tổng Tư lệnh đã gắp thức ăn cho tôi. Bàn tay mềm mại ấy lại đặt lên vai tôi, ông hỏi: “Bây giờ làm đối ngoại à?” – “Dạ thưa thủ trưởng, bây giờ em làm ở Công ty Biểu diễn nghệ thuật Việt Nam Vinaconcert (Vi-na-công-xe) ạ. 

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

Tình thế cách mạng và nhiệm vụ của Văn nghệ


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng vừa kết thúc thắng lợi. Đó là một sự kiện chính trị lớn trong đời sống của nhân dân ta.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Tưởng nhớ danh tướng TRẦN ĐỘ (*)



Nhà văn Phạm Đình Trọng


         Khi thiếu tướng Trần Độ làm chính ủy quân khu Tả Ngạn thì tôi còn là học trò trung học ở thành phố Hải Phòng thuộc lãnh thổ quân khu Tả Ngạn. 

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Trở về Hậu phương

Tháng 4 năm 1974, ông Trần Độ trở lại miền Bắc sau gần 10 năm Chiến trường miền Nam. Trong Hồi ký, ông kể: “Lần này ra Bắc, tôi không đi máy bay như hồi 1969... mà là đi dọc Trường Sơn theo con đường chiến lược mang tên Hồ Chí Minh. Khi được tin này tôi rất thích thú, bởi nó rất phù hợp với nguyện vọng của tôi bấy lâu nay”. 

Trên một cung đường Trường Sơn

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

Với anh Vũ Mão


Bắt đầu câu chuyện từ một lễ tang, đó là lễ tang của Cha tôi. Người được tổ chức phân công làm Trưởng ban Tang lễ là anh Vũ Mão. Dù vậy, tôi cũng chưa được gặp anh lần nào cho đến ngày tổ chức Lễ tang.

Ảnh tư liệu của Quốc hội

Xung quanh vấn đề đánh giá tác phẩm văn nghệ


“Văn nghệ là một lĩnh vực rất quan trọng và rất phức tạp trong văn hoá và trong đời sống xã hội…” (Nghị quyết Đại hội V). Nó phức tạp vì nó là sự “hiểu biết, khám phá và sáng tạo” (Phạm Văn Đồng), là “quy luật của tình cảm” (Lê Duẩn). Nó bao gồm nhiều yếu tố và liên quan đến nhiều yếu tố trong cuộc sống, nó tinh vi, tế nhị. Nó có nhiệm vụ nặng nề, có vai trò lớn lao trong đời sống xã hội, đối với mỗi một con người.

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Đọc “Thời tôi sống” của Nhà văn Võ Bá Cường



...
           Cứ thế cái nghiệp bút – nghiệp đời đã đun đẩy cái duyên cho ông được gặp gỡ các vị lãnh đạo có tên tuổi của Trung ương và địa phương: Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Ngọc Trìu, tướng Trần Độ…

Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

Văn nghệ, vũ khí của cách mạng


Văn học nghệ thuật không phản ánh cuộc sống một cách thụ động. Trong xã hội có giai cấp, văn học nghệ thuật có tính chất giai cấp rõ rệt, nó phục vụ một đường lối chính trị nhất định. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và các đồng chí lãnh đạo ta đã nói đầy đủ tính đảng của văn nghệ và của văn nghệ sĩ.

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

Những bài viết tiêu biểu về nhà văn Trần Độ



Thạc sĩ Ngữ văn Đinh Thị Thanh Huyền

Trước hết là một số tư liệu phỏng vấn của nhà văn Võ Bá Cường với một số nhà lãnh đạo cấp cao về Trần Độ đã được ghi lại.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2020

Những câu chuyện Gia đình (2)


Chuyện gia đình Cụ Phán Long

Cụ Thục có với Cụ Điến người con lớn là Bà Tạ Thị Nghi (đời thứ 12). Bà Nghi lấy chồng là Ông Ký Thập, thư ký Ty Rượu ở Thị xã Thái Bình. Bà Nghi có hai người con gái là bà Vàng (bà Đội Xuân) và bà Son. Bà Son theo chồng vào làm ăn ở miền Nam. Sau 1975, Ông Phách có tìm và chị em đã gặp nhau. Có hai người con trai là Ông Khuê và Ông Chương. Ông Khuê tham gia quân đội và đã hy sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông Chương cũng tham gia quân đội, tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Khi về hưu, Ông sống ở Thị xã Thái Bình. Trong trận bão năm 1968, bà Ký Thập bị nhà sập làm gãy chân. Ông Hoan, chồng Bà Xuyến lúc đó công tác ở Tỉnh đội Thái Bình đã tới cứu được Bà ra. Sau đó ít lâu, Bà mất.

Khu mộ Tổ ở Giang Đoài, trong đó có mộ Cụ Tạ Ngọc Lung

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

Về vấn đề kinh tế trong văn hoá


I. Quan hệ giữa văn hoá và kinh tế
Trong những năm gần đây, những vấn đề kinh tế trong văn hoá, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn, được đặt ra một cách bức thiết, đặc biệt là sau Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

Nghiên cứu tác phẩm nghị luận văn nghệ của nhà văn Trần Độ (*)



Thạc sĩ Ngữ văn Đinh Thị Thanh Huyền
Văn nghị luận là một thể loại có truyền thống lịch sử lâu đời cũng là thể văn làm nên tên tuổi nhiều danh nhân văn hóa đất nước như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh… 

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2020

Văn hoá Việt Nam ngày nay trong sự giao lưu văn hoá giữa các nước xã hội chủ nghĩa


(Tham luận tại Hội nghị lý luận văn hoá với chuyên đề “Sự tác động qua lại và sự làm phong phú lẫn nhau giữa các nền văn hoá các nước xã hội chủ nghĩa” họp ở Mat-xcơ-va 1-1978, có sửa chữa bổ sung đăng ở Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật số 1-1980).

Thứ Sáu, 28 tháng 2, 2020

Bản lĩnh Trần Độ (*)


Tiến sĩ Tô Văn Trường
… Người dân Thái Bình  vẫn  luôn tưởng nhớ đến những tên tuổi lớn thời hiện đại của quê hương như Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Văn Thái, Trần Độ, Vũ Ngọc Nhạ, v.v… Nhân kỷ niệm ngày mất của Trung tướng Trần Độ sắp đến (1/7 âm lịch) xin có đôi lời về vị văn tài võ tướng.

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Sách mới: Nhớ nhà văn Trần Độ



Nhà xuất bản Văn học vừa cho ra mắt bạn đọc cả nước cuốn sách Nhớ nhà văn Trần Độ đúng vào dịp kỷ niệm 90 năm ngày sinh của ông (23/9/1923 – 23/9/2013).

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

Mười năm chiến trường miền Nam (2)

Tháng 10 năm 1969, ông Trần Độ trở lại chiến trường. Lúc này căn cứ của Quân Giải phóng miền Nam bị thu hẹp đến mức cực kỳ nguy hiểm. Bộ Chỉ huy Miền phải thường xuyên di chuyển, khi thì nằm ở Sóc Con Trăng (thuộc xã Tân Hòa, huyện Tân Châu, Tây Ninh), lúc thì ở vùng Lưỡi Câu thuộc huyện Memot, Campuchia.
Mãi đến đầu năm 1972, do tình hình phát triển thuận lợi, BCH Miền chuyển về Sóc Tà Thiết (thuộc xã Lộc Thanh, huyện Lộc Ninh, Bình Phước) và chính thức đóng ở đây ngày 07/4/1972 cho đến ngày Chiến thắng 30/4/1975. 


Rừng miền Đông Nam bộ, 1969

Thứ Tư, 5 tháng 2, 2020

Một vấn đề trong quá trình tiến lên của văn hoá


Đường lối văn hoá của Đảng ta là một đường lối hoàn chỉnh có đầy đủ tính khoa học và tính cách mạng. Nó phản ánh đúng những quy luật phát triển của văn hoá. 

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2020

Đôi điều nhớ lại về việc biên tập sách ở Nhà xuất bản Hội Nhà Văn

Nhà văn Lại Nguyên Ân


Có một loại di sản mà bọn tôi nghĩ nếu bắt tay vào làm thì sẽ được hưởng quy chế sách “nhà nước đặt hàng”, – đó là thành phần di sản thuộc văn học cách mạng và kháng chiến. 

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2020

Khẩn trương và kiên trì xoá bỏ hậu quả của văn hoá thực dân mới


Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, một loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ra đời, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước Á, Phi và Mỹ la-tinh ngày càng phát triển cả theo chiều rộng và chiều sâu. Phong trào đấu tranh của nhân dân đòi cải thiện dân sinh, dân chủ ở các nước tư bản Tây Âu và trên thế giới tiếp tục tiến triển mạnh mẽ và rộng khắp.