Cuối năm 2017, tác phẩm Anh bộ đội của Nhà văn Trần Độ ra mắt bạn đọc - tác phẩm do Nhà xuất bản Văn học phát hành. Giới thiệu tác phẩm in lần này có các nhà văn tham gia. Mời các bạn đọc những dòng tâm sự này!
Trần Độ và nỗi lo
Cái Đẹp Cứu Vãn Thế Giới
của thế hệ 45
Thật
là một vinh dự ngoài sức tưởng tượng của tôi khi được viết vài lời giới thiệu
cuốn sách lớn này của một nhân vật lớn, là tướng Trần Độ.
Tôi xin phép sẽ nói về một điều mình từng
cố gắng tự lý giải cho mình về nỗi lo âu của một thế hệ mà tôi sẽ đặt tên là Thế
hệ 45, một thế hệ với những ước mơ Kháng chiến và Kiến quốc hết sức mạch lạc.
*
Ông Trần Độ người Thái Bình nhưng
coi như người Thủ đô, vì ông học ở đây, khởi đầu sự nghiệp cách mạng cũng ở
đây.
Năm 1945 và 1946, Hà Nội sống trong
cảnh độc lập, đầy niềm vui và rất thích làm đẹp. Dĩ nhiên, đã là đẹp thì thể hiện
ngay ra bằng hình thức bên ngoài. Và thích bắt chước cái vẻ đẹp kiểu Mỹ.
Khi đó ở Thủ đô hiện diện mấy hạng
lính nước ngoài. Lính Nhật và võ quan Nhật lệt sệt cây kiếm dài thì đã vắng
bóng. Mà nếu còn thì cũng chẳng ai thích bắt chước lính Nhật. Còn lại là lính Tầu,
lính Pháp và… hình ảnh vài ba sĩ quan Mỹ thấp thoáng xuất hiện.
Hà Nội tươi tắn đã chọn mẫu nào để
bắt chước?
Lính Tầu Tưởng thì không có tư thế
nhà binh. Ai đời, lính mà như ma đói, vàng vọt và phù thũng, hành quân mà
khiêng quần áo chiếu chăn nồi chảo như đi chạy loạn. Các cấp chỉ huy thì không
khác gì lính ngoài việc có tiền la cà mua quân hàm hàng xén dập bằng sắt tây mỏng
để đeo.
Lính Pháp sau Hiệp định 6 tháng 3
năm 1946 đã trở lại, nhưng không ai bắt chước hết. Chiến tranh chống Pháp gần
như đã thập thò ngoài ngõ hoặc ngay giữa Thủ đô, cho dù vẫn còn niềm tin mơ hồ
đất Thăng Long phi chiến địa.
Chỉ còn lại một sự bắt chước kiểu
cách người Mỹ…
Hồi đó, có tổ chức công an Xung phong,
đẹp lắm. Hàng ngày, đi tuần tra dọc các con phố – nhất là những đường phố gương
mặt xung quanh hồ Gươm – những tốp công an Xung phong, anh nào anh nấy cao to,
chắc hơn một mét bảy. Trang phục của các anh khi đó bằng kaki và may theo kiểu
Mỹ. Cách vác súng tiểu liên Sten cũng theo kiểu Mỹ: tay cầm vào băng đạn chìa
ra phía ngực, thân súng và báng súng quay ra phía lưng. Người chỉ huy cả tốp không
mang tiểu liên mà đeo súng ngắn Colt, bao súng không nằm gọn ở thắt lưng mà nằm
xệ xuống đùi. Không rõ lính Mỹ đi tuần tra có đeo súng và vác súng như vậy
không, nhưng người Hà Nội đều cho rằng đó là Mỹ. Và cho rằng như thế là đẹp. Đẹp
không bàn cãi.
Hồi đó Tướng Trần Độ cũng ăn mặc theo
kiểu Mỹ. Đôi ba lần chúng tôi được chiêm ngưỡng ông đi ngang Hồ Gươm. Mọi người
xì xào chỉ trỏ: Ông Trần Độ đấy. Chỉ có thế thôi.
Đầu năm 1947, sau khi rút khỏi Hà Nội,
lên Sơn Tây tập ba tháng, một nhóm chúng tôi vượt sông Hồng, sang nhận công tác
ở Phòng Chính trị của Cục Chính trị đóng ở làng Do Nghiã bên huyện Lâm Thao.
Ông trưởng phòng Lê Tất Đắc phân công chúng tôi về Ban Chính trị thuộc Bộ Chỉ
huy Chiến khu 1. Chúng tôi lại đi bộ vượt Đèo Khế sang Thái Nguyên. Đến quãng
chân đèo Khế, có một người ăn mặc sĩ quan – tức là có bộ quần áo kaki kiểu Mỹ đi
chiếc xe đạp cuốc từ từ thả dốc. Xe đi ngang chúng tôi, giảm tốc độ, rồi đi tiếp
về bến Bình Ca. Chúng tôi nhìn theo thì thấy rõ khẩu súng Colt trong bao buộc
vào đùi. Một cậu trong nhóm hỏi: Ai đấy? Cả tôi và một bạn trong nhóm cùng trả
lời một lần: Ông Trần Độ. Mọi người đều khen đẹp!
*
Sau chiến tranh, Tướng Trần Độ chuyển
sang nghĩ ngợi nhiều về văn hóa, và ông định bấm cái nút khởi động đầu tiên là
địa hạt văn học và nghệ thuật.
Không còn đoán già đoán non gì nữa, chắc
chắn Trần Độ đã trưởng thành rất nhiều trong chiến tranh và nhờ chiến tranh.
Nhưng trưởng thành như thế nào sau những thời kỳ ông cũng thích ăn mặc kiểu Mỹ
như những chàng trai trẻ Thủ đô mới nắm chính quyền?
Ông đã trưởng thành với câu hỏi về bản
chất của việc nắm chính quyền chắc chắn đã đặt ra và đặt đi đặt lại trong đầu
ông. Những câu hỏi được đặt ra sau những trận thắng và những trận thua mà ở
cương vị ông mới thấy được tầm quan trọng. Thắng thực sự là như thế nào, và tại
sao lại thua? Ông đã thay đổi và không cần nữa đến chiếc xe cuốc đến bộ kaki
cùng với khẩu súng Colt trang điểm.
Không thể không nghĩ rằng ông và những
bạn chiến đấu cùng tầm cỡ đều nghĩ đến một cuộc sống hòa bình dài lâu cho đất
nước. Khi các vị tướng bắt đầu ngồi tập đàn piano, dù tập riêng rẽ cách xa ở
nhà mình, thì những bộ não ấy cũng đều chia sẻ những ý nghĩ mới mẻ và khác lạ về
hòa bình. Và bắt đầu với câu hỏi gốc, thế nào là hòa bình?
Có thể có hòa bình nếu như cả một cộng
đồng còn chịu đựng hoặc thỏa mãn với một cái nền tảng văn hóa hoặc một cái đỉnh
cao văn hóa tùng tiệm, tàm tạm?
Như mỗi ông già nhà quê, các vị đều
có một mộng ước hòa bình lâu bền cho con cháu. Từng ông già riêng rẽ ấy đều
nghĩ cách tạo hòa bình cho con cháu theo cách riêng.
Ông già Trần Độ là người khớp được
ý chí chung, ông nói hộ các ông già cái tâm sự muốn có một nền hòa bình cho cả
dân tộc cho cả tổ quốc bằng con đường chấn hưng văn hóa...
Phải có một nền văn hóa khác được
gây dựng lại bằng những cung cách khác! Ông đã phải nghiền ngẫm nhiều đêm nhiều
ngày cả khi ăn và ban đêm khi chợt tỉnh giấc. Và ông đã đi đến định nghĩa riêng
của mình về một nền văn hóa đích thực và cả con đường dài dặc tạo dựng nền văn
hóa mới đó.
Ông dần tỉnh ngộ ra: văn hóa là tự
do, văn hóa là siêu việt, và văn hóa cũng cần phải có hiệu quả.
Đó là một sự vun trồng. Vun trồng một
cái cây mọc từ một cái hạt xứng đáng để cuộc vun trồng thực sự bõ công. Cả tiếng
Pháp lẫn tiếng Anh culture cũng như tiếng Nga kultura đều
cùng có nội hàm như tiếng Trung Hoa văn hóa hoặc văn minh giáo hóa. Không một
dân tộc tự trọng nào lại chấp nhận một khái niệm văn hóa chỉ thỏa mãn ở tầm
bích báo (báo tường) hoặc hó lơ hò lờ…
Ông Trần Độ
đã tìm các chiến sĩ xung kích tạo đột phá. Ông nhạy cảm nhận ra lớp xung kích ở
những nhà văn và nhà thơ. Ông hy vọng các nhà văn và nhà thơ dễ dàng chia sẻ sứ
mệnh hòa bình với ông trước nhất, sâu sắc nhất, và hiệu quả nhất.
*
Tiếc thay, lịch sử bao giờ cũng
dài, và đời một cá nhân bao giờ cũng ngắn, dù cá nhân đó là thiên tài, dù cá
nhân đó ngổn ngang những trầm tư như những sợi tơ con tằm nhả ra không bao giờ
muốn dứt, trừ phi nó chết.
Cần một tư tưởng văn hóa hòa bình
muôn đời muôn kiếp và tư tưởng đó sẽ còn phải được thực thi nghiêm cẩn, thế hệ
trước phải truyền tay trách nhiệm được cho thế hệ sau.
Đọc sách này của Tướng Trần Độ, bạn
đọc sẽ bày tỏ lòng biết ơn nhà tư tưởng văn hóa hòa bình vững bền của Thế hệ 45
gửi qua nhiều thế hệ.
Để cái Đẹp thực sự cứu vãn thế giới.
Ở Đây và Ngay bây giờ.
Ở đây và Khắp nơi.
Ngay Bây giờ và Mãi mãi.
Nhà văn CHÂU DIÊN
* * *
Với tôi, ở góc độ một người lính, ông
Trần Độ là một danh tướng. Trong tư cách một nhà văn, tôi cho rằng ông là một
nhà văn hóa với tầm tư tưởng lớn. Và trên hết ở phương diện con người, tướng Trần
Độ là một nhân cách lớn. Nhân cách Trần Độ!
Nhà văn PHẠM NGỌC
TIẾN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét