Khi nói về nếp sống – con người và xây dựng con người
mới, ta thường gặp câu hỏi. Hiện nay có con người mới không? Làm thế nào để
xây dựng con người mới?
Trong chương này tôi muốn giải đáp những câu hỏi đó
bằng cách tập hợp những ý kiến đã phát biểu ở một vài bài báo, sắp xếp lại viết
bổ sung thêm, đi từ những vấn đề có ý nghĩa quan điểm lý luận đến những vấn đề
có ý nghĩa lịch sử và những tình hình thực tế sinh động hiện nay. Và tôi xin
sắp xếp có ba phần như sau:
I- Mấy vấn đề quan
điểm
Các văn kiện của Đại hội IV và Đại hội V của Đảng ta
khi nói về văn hóa đều làm nổi bật một nhiệm vụ trung tâm: Xây dựng con người
mới.
Việc xây dựng con người mới gắn chặt và nhất quán với
việc xây dựng nền văn hóa mới.
Con người mới xã hội chủ nghĩa phải được hình thành từ
một nền kinh tế mới xã hội chủ nghĩa và từ một chế độ xã hội làm chủ tập thể xã
hội chủ nghĩa. Nhưng con người lại là chủ thể tích cực
và sáng tạo, để xây dựng nên nền kinh tế và chế độ xã hội đó. Con người vừa là
sản phẩm vừa là chủ thể của xã hội.
“Chúng ta nhận thức rằng chế độ mới và nền kinh tế mới
có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nền văn hóa mới, con người mới. Ngược
lại, những thắng lợi của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới, con người mới là
động lực to lớn thúc đẩy tiến trình xây dựng chế độ mới và nền kinh tế mới”.
(Báo cáo chính trị ở Đại hội V).
Từ nhận thức này ta phải quan niệm việc xây dựng con
người mới sao cho đúng. Có người tưởng rằng việc xây dựng con người mới chỉ là
kết quả của một số cuộc vận động, của một số công cuộc tu dưỡng, rèn luyện theo
những tiêu chuẩn nhất định. Và do đó nóng lòng chờ đợi những cơ quan có trách
nhiệm ban hành ra những tiêu chuẩn cụ thể của các loại con người mới: công
nhân, nông dân, học sinh, v.v…
Chúng ta không thể có con người
mới xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh và đầy đủ nếu chúng ta chưa có một xã hội có
nền kinh tế công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa và một chế độ xã hội làm chủ tập
thể một cách tốt đẹp. Nhưng chúng ta sẽ không có một xã hội như vậy nếu không
có những con người giác ngộ xã hội chủ nghĩa có năng lực và ý chí xây dựng nên
xã hội đó. Không phải là một xã hội xã hội chủ nghĩa tự nó cứ xuất hiện và từ ở
đó cũng tự nó xuất hiện những con người xã hội chủ nghĩa phát triển toàn diện
và hài hòa. Chúng ta không thể chờ đợi một cách ảo tưởng như vậy. Đảng ta nói :
“Chúng ta cần và có thể xây dựng từng bước con người mới xã hội chủ nghĩa ngay
từ bây giờ”.
Và Đảng ta đã vạch ra con đường tiến hành đồng thời ba
cuộc cách mạng : cách mạng quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách
mạng tư tưởng văn hóa, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt và
nhiệm vụ trung tâm của cách mạng tư tưởng văn hóa là xây dựng con người mới xã
hội chủ nghĩa.
Đảng ta đã triển khai toàn diện, đồng bộ một loạt hệ
thống hoạt động nhằm vào mục tiêu đó. Xã hội
ta đã hình thành một sự nghiệp giáo dục hoàn chỉnh gồm hệ thống giáo dục mẫu
giáo, nhà trẻ, hệ thống giáo dục phổ thông, hệ thống giáo dục đại học và trung
học chuyên nghiệp và hệ thống các trường dạy nghề. Bên cạnh hệ thống giáo dục,
còn có hệ thống các cơ quan văn hóa và thông tin thể dục thể thao cùng hoạt
động nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm cho mọi người, mọi lứa tuổi trong những
điều kiện lao động và nghỉ ngơi ngoài nhà trường, hệ thống y tế, bảo vệ bà mẹ
và trẻ em để chăm lo sức khỏe cho nhân dân. Hơn nữa các hệ thống hoạt động
thông tin đại chúng cũng góp phần quan trọng vào việc nâng cao tư tưởng, nhận
thức của nhân dân, hệ thống các hoạt động tuyên huấn và văn hóa của các đoàn
thể quần chúng, của các tổ chức lực lượng vũ trang và công an nhân dân cũng có
ý nghĩa hết sức quan trọng.
Tất cả các hệ thống hoạt động trên đều tuân theo
phương hướng lãnh đạo của các tư tưởng của Đảng, tác động lẫn nhau và tạo nên
những hiệu quả, tích lũy lâu dài góp phần quan trọng vào việc xây dựng con
người mới.
Sự nghiệp xây dựng con người mới là một sự nghiệp lâu
dài nhưng cũng luôn luôn có những mục tiêu và yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn
cách mạng, thúc đẩy những yếu tố tiên tiến trong từng con người, từng lớp người
để tạo nên một sức thúc đẩy chung cho xã hội từng bước tiến lên.
Đại hội lần thứ V của Đảng đã đề ra nhận định cụ thể
về tình thế cách mạng của đất nước, xác định hai nhiệm vụ chiến lược của cả
nước trong giai đoạn trước mắt. Mỗi người dân, mỗi chiến sĩ, mỗi đảng viên thấm
nhuần những nhận định đó, nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của đất nước và xác định
trách nhiệm cụ thể của mình, như vậy là ta cũng có một sức mạnh tinh thần mới,
trong đó có những yếu tố tiến bộ tích cực tạo ra những nét mới trong từng con
người, những yếu tố đó là những yếu tố của con người mới xã hội chủ nghĩa :
tinh thần tích cực lao động, lòng yêu nước nồng nàn biểu lộ ở ý chí quyết chiến
đấu để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, hết sức
giúp đỡ nhau trong lao động và cuộc sống, để đẩy mạnh sản xuất làm giàu cho Tổ
quốc và giúp nhau khắc phục những khó khăn chồng chất trong cuộc sống từng
người, từng gia đình, từng tập thể.
Trong giai đoạn này, tức là trong bước đi ban đầu của
thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta với những đặc điểm riêng
của nó, trong xã hội còn chứa nhiều yếu tố không xã hội chủ nghĩa (và cả chống
xã hội chủ nghĩa) về kinh tế, về xã hội, về ý thức tư tưởng, thói quen nếp sống
trong từng con người, nên mỗi con người còn bị nhiều sự tác động tiêu cực khác
nhau từ nhiều phía. Hơn nữa, kẻ thù đang tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại
toàn diện, ra sức khoét sâu những khó khăn phức tạp của ta, làm suy yếu ta về
nhiều mặt. Trong bối cảnh lịch sử ấy, còn không ít những biểu hiện xấu của
những tàn dư tư tưởng tiểu tư sản, tư sản và phong kiến. Chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cơ hội dưới nhiều màu
sắc chủ nghĩa tự do vô chính phủ, là thói gia trưởng quan liêu đặc quyền, đặc
lợi trong cán bộ, nhân viên, viên chức Nhà nước cho đến những thói hư tật xấu
khác như tham ô, ăn cắp của công, mê tín dị đoan, chạy theo lối sống sa đọa, tư
sản, thực dân đang gây tác hại lớn trong đời sống cũng như trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta.
Đại hội V của Đảng đã nhận định tình hình 5 năm qua và
tình thế cách mạng của đất nước hiện nay một cách rất khoa học và khách quan,
rất chính xác và từ đó nhận định những khó khăn, khuyết điểm, nhược điểm cũng
rất rõ ràng dứt khoát. Xuất phát từ đó, Đại hội cũng đề ra những nhiệm vụ chiến
lược của cách mạng và những yêu cầu về mọi mặt công tác của Đảng và sinh hoạt
trong xã hội. Đó là một kiểu mẫu về tính trung thực, tính cách mạng và tính
khoa học, đó là nguồn gốc của những yêu cầu tư tưởng, để xây dựng con người mới
trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Khi nêu lên yêu cầu và nhiệm vụ các mặt, Báo cáo chính
trị của Đại hội Đảng lần thứ V viết :
“Về tư tưởng và văn hóa : đẩy
mạnh công cuộc xây dựng nền văn hóa mới và con người mới, bám thật sát yêu cầu
cách mạng và phù hợp với khả năng kinh tế, thúc đẩy tốt hơn nữa công cuộc xây
dựng chế độ mới và nền kinh tế mới : Tăng cường đấu tranh xóa bỏ những tệ nạn xã hội cũ,
những tàn dư văn hóa thực dân mới, chống mọi ảnh hưởng của tư tưởng và văn hóa
phản động”.
Như vậy con người mới là con người trước mắt phải hiểu
thật rõ và thấm nhuần sâu sắc những yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, một lòng
một dạ đem hết sức mình đóng góp từng chút cho sự nghiệp cách mạng, hiện nay
phải ra sức lao động sản xuất có hiệu quả để tăng nhanh sản phẩm của xã hội,
phải nung nấu lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản, sẵn
sàng chủ động và vượt qua mọi gian khổ hy sinh để bảo vệ cho được Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa. Mỗi con người hiện nay phải hiểu rõ thực trạng những khó khăn về
kinh tế, về đời sống của đất nước – một đất nước vừa chịu sự tàn phá lâu dài
của nhiều cuộc chiến tranh, vừa có những khó khăn to lớn về thiên nhiên, về
trình độ sản xuất và quản lý, để tự giác chấp nhận một mức sống phù hợp với điều
kiện kinh tế của đất nước, một mức sống còn nhiều thiếu thốn, khó khăn và gian
khổ. Mỗi người phải tổ chức cuộc sống cho phù hợp với yêu cầu “sống với những gì mà khả năng
mức sản xuất của đất nước đạt tới”. Không ảo tưởng mơ ước vào những gì “trời
cho” hoặc “may mắn có được”, không ỷ lại vào những gì có được do sự giúp đỡ từ
bên ngoài, không so sánh một cách vô căn cứ với các mức sống khác nhau của các
nước trên thế giới, v.v…
Trong một tình hình đất nước như vậy, mỗi người biết
sống với tính trung thực, với lòng nhân hậu, như lương thiện, biết thương mình,
thương người, thương nước, thương nhà, biết tôn trọng phẩm giá và nhân cách của
mình, của người khác, tôn trọng sức lao động của mọi người, tôn trọng mỗi người
với sự nỗ lực và đóng góp trong cương vị của người ta. Phải lên án mạnh mẽ và
chống kiên quyết những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân và các tư tưởng không vô
sản khác, làm cho mọi người biết căm ghét những thói hư tật xấu, nêu cao phẩm
chất cao đẹp xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, cả đất nước đang ở trước một tình thế cách
mạng đặc biệt sôi nổi và khẩn trương : “Năm năm qua đã được ghi vào lịch sử dân
tộc như một đoạn đường rất vẻ vang của cách mạng Việt Nam, vượt khó khăn chồng chất, nhân dân ta đã đưa cách
mạng Việt Nam phát triển lên một thế chiến lược mới. Vững chắc hơn
so với trước đây tạo ra khả năng to lớn hơn để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội” (Trích Báo cáo chính trị trong Đại hội V).
“Thắng lợi đoạn đường vừa qua, một lần nữa làm sáng
ngời phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta và của các lực lượng vũ trang nhân dân
của nước ta” (Trích Báo cáo chính trị trong Đại hội V).
Nhưng chúng ta cũng đứng trước những nhiệm vụ chiến
lược của cách mạng hết sức nặng nề và phức tạp. Đại hội cũng chỉ ra “cuộc đấu
tranh giữa hai con đường : giữa cái mới và cái cũ, … tiên tiến với lạc hậu,
tiến bộ với phản động trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng, lối sống đang diễn ra
hàng ngày rất phức tạp mà chúng ta không thể xem nhẹ”.
“Trách nhiệm nặng nề của cách mạng tư tưởng và văn hóa
là tiếp tục cải tạo và xây dựng con người, đề cao người tốt, việc tốt, phê phán
cái xấu và không lành mạnh, tạo điều kiện thúc đẩy toàn bộ công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bối cảnh lịch sử như vậy
đặt vấn đề xây dựng con người mới một cách thật cụ thể, chúng ta không thể chỉ
hướng vào việc xây dựng con người một cách chung chung, mà phải xây dựng những
con người có đủ ý chí hiểu biết, có đủ khả năng để thực hiện những nhiệm vụ cụ
thể của cách mạng đặt ra, của tình hình đất nước đặt ra. Chúng ta có những con
người như vậy thì chúng ta mới đưa đất nước ta tiến lên và tạo ra những tiền đề
kinh tế - xã hội và tư tưởng văn hóa để tiếp tục xây dựng những con người ngày
càng hoàn thiện, những con người phát triển toàn diện và hài hòa, những con
người mới xã hội chủ nghĩa thật sự.
Quan niệm về con người mới phải nhất trí với cách nhận
xét và đánh giá con người cụ thể trong nhiệm vụ cách mạng cụ thể. Với tình thế
cách mạng như trên vừa trình bày thì hiện nay Đảng ta, xã hội ta đang yêu cầu,
đang cần có những con người thế nào ? Đảng phải chối bỏ và không chấp nhận
những con người như thế nào ?
Con người mới trước hết phải hình thành từ những người
đảng viên, những người tiên phong của xã hội. Đảng đang yêu cầu Đảng phải được
nâng cao bản lĩnh kiến thức về năng lực lãnh đạo để xây dựng xã hội mới.
Đảng ta có nhiệm vụ chủ động khích lệ những phẩm chất
mới của con người, trang bị những quan điểm thật đúng để xét đoán những điều
mới mẻ luôn xuất hiện hàng ngày – chính ở lĩnh vực này, cần phải hết sức khắc
phục bệnh bảo thủ trì trệ thì mọi công việc cách mạng mới có điều kiện triển
khai và phát triển. Tuy nhiên trong lúc này ta vừa phải khắc phục bảo thủ trì
trệ vừa phải khắc phục bệnh nôn nóng chủ quan, bệnh thoát ly thực tế lao bừa
vào những cái gọi là “mới mẻ” một cách vô nguyên tắc.
Quả thực, sự nghiệp xây dựng con người mới là một sự
nghiệp lâu dài phức tạp. Dưới ánh sáng những nghị quyết hết sức chính xác của
Đại hội V, mỗi người chúng ta cần làm sáng tỏ về tinh thần khoa học, tinh thần
cách mạng, tinh thần nhân nghĩa của nghị quyết để soi sáng công việc của mình,
trước hết cần thực hiện một lẽ sống dựa trên tinh thần và lẽ phải. Đó đúng là
một tiền đề hết sức quyết định cho toàn bộ sự nghiệp xây dựng con người mới
trên những bước đường tiếp theo.
II- Phẩm chất Điện
Biên Phủ và con người hôm nay
Để kỷ niệm một cách có ý nghĩa 30 năm ngày chiến thắng
Điện Biên Phủ, ta có thể nêu lên câu hỏi : Những con người như thế nào đã làm
nên Điện Biên Phủ và Điện Biên Phủ đã tạo ra những con người như thế nào ?
Phải nói rằng cần có những con người có đầy đủ những
phẩm chất anh hùng thật tốt đẹp mới tạo ra được chiến thắng Điện Biên Phủ và
sau đó thắng lợi vang dội của Điện Biên Phủ đã làm cho tất cả những con người
đã tham gia hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp ở Điện Biên Phủ đều được mang trong
mình những phẩm chất mà ta có thể gọi là “phẩm chất Điện Biên Phủ”, những phẩm
chất ấy, các thế hệ về sau chỉ đọc sách, đọc báo, nghe nói chuyện để có thể
nhận thức được nó, chứ chưa có được nó hẳn trong máu, trong thịt. Nếu ai có
tích cực học tập và có phương pháp học tập tốt, được rèn luyện môi trường đấu
tranh thì cũng có thể xây dựng cho mình những phẩm chất như ở Điện Biên Phủ,
còn những con người từ lò lửa Điện Biên Phủ mà ra, mà trưởng thành lên thì
trong người đã có sẵn phẩm chất ấy ; những phẩm chất ấy, khi mới vào chiến
dịch, chưa phải ai cũng có sẵn mà phải trải qua những ngày đêm gian khổ ác
liệt, những sự kiện ở Điện Biên Phủ rồi nó mới hình thành lên được, cũng có
người có nhiều, có người có ít, có người thấp, có người cao. Hiện nay trên khắp
mọi lĩnh vực hoạt động, ta đều có những chiến sĩ Điện Biên Phủ đã mang trong
mình những “phẩm chất Điện Biên Phủ”, nhưng có thể ở người này thì nó tăng lên
và ở người khác nó lại bị xói mòn suy giảm chút ít. Vậy phẩm chất ở Điện Biên
Phủ là gì ? Có rất nhiều, nhưng ta có thể tập trung nêu ba phẩm chất cao quý,
đẹp nhất sau đây :
1. Tin tưởng và trung thành vào lý tưởng và mục
đích của cuộc đời, của chiến dịch.
Lòng tin ở Điện Biên Phủ rất mãnh liệt, nó có nhiều
yếu tố làm cho lòng tin ngày càng mãnh liệt. Bắt đầu xuất quân “đi Trần Đình”,
khẩu hiệu ba kiên quyết (địch giữ kiên quyết đánh, địch tăng kiên quyết diệt,
địch chạy kiên quyết đuổi) đã làm cho mọi người đều có một tinh thần phấn khởi
cao và một lòng tin vững chắc vào thắng lợi. Trước hết là lòng tin vào sự đúng
đắn của quyết định mở chiến dịch, bởi vì lúc này vấn đề đặt ra là : đánh ở đâu
là đúng nhất, đánh ở đâu là hay nhất ? Bộ Chính trị đã quyết định đánh ở Điện
Biên Phủ và do vậy “đi Trần Đình” là chấp hành một mệnh lệnh của Bác Hồ, của Bộ
Chính trị và là lẽ sống của cuộc đời của mỗi cán bộ và chiến sĩ, trong lúc này
mà ai không được “đi Trần Đình” thì như cảm có một sự tủi thân, tủi phận hoặc
một sự thiệt thòi. Tuy vậy, lòng tin tưởng
ấy cũng không phải phát triển thuận lợi mà suốt trong thời gian chiến dịch, có
những lúc nó phai nhạt, lên xuống, dao động ; nhưng cuối cùng với các cuộc sinh
hoạt chính trị, công tác giáo dục tư tưởng, sự giúp đỡ lẫn nhau, nó được củng
cố kịp thời trở lại. Đây là một phẩm chất hay mà ngày nay vẫn rất quan trọng
cho một con người sống trên đời. Nghĩa là sống phải có một lý tưởng và tin
tưởng vào lý tưởng. Điều đó làm cho con người trở nên cao thượng, không tầm
thường, không sa vào những tính toán ti tiện, nó là cơ bản, là tiền đề cho các
phẩm chất khác phát triển.
2. Phẩm chất thứ hai không rời với phẩm chất
thứ nhất, đó là ý chí sẵn sàng hy sinh cho mục đích của chiến dịch ;
đây là một phẩm chất rất đẹp ở Điện Biên Phủ mà bây giờ sau 30 năm nhìn lại
càng thấy đẹp, rất đẹp. Tâm lý chung của chúng tôi lúc đó là hy sinh vì mục
đích của chiến dịch là trên hết, luôn luôn sẵn sàng chết, coi cái chết rất nhẹ
nhàng. Bất cứ ai, làm bất cứ việc gì, bất cứ lúc nào, chết thế nào cũng được ;
không ai nghĩ đến sinh mệnh bản thân mình. Những anh hùng xuất hiện ở chiến
dịch, chỉ nghĩ đến mục đích của chiến dịch chứ không hề nghĩ rằng mình sẽ trở thành
anh hùng. Bế Văn Đàn lấy thân làm giá súng với mục đích chặn địch
lại, không cho địch ở Lai Châu về Điện Biên Phủ, trong lúc cần có giá súng để
diệt địch thì lấy thân mình làm giá súng, Phan Đình Giót vì thấy còn một hỏa
điểm cuối cùng cần phải diệt trong khi lựu đạn, pháo thủ đều hết, đồng đội hy
sinh nhiều vẫn không lên được thì lấy thân mình lấp lỗ châu mai cho đồng đội
tiến lên. Ở Điện Biên Phủ mọi người sẵn sàng hy sinh, sẵn sàng chết cho mục
đích lớn, cho một sự nghiệp lớn và vì không tính đến cái chết, nên chịu đựng
được tất cả và vì thế họ mới có hành động anh hùng và trở thành anh hùng. Còn
bây giờ có người muốn làm anh hùng nhưng không vì mục đích cao cả, không vì sự
nghiệp lớn mà chỉ vì muốn làm anh hùng để mưu danh mưu lợi, người đó không thể
thành anh hùng được.
3. Phẩm chất thứ ba là tinh thần trách nhiệm để
hoàn thành nhiệm vụ. Đối với mọi người lúc ấy ở Điện Biên Phủ, những chữ
“hoàn thành nhiệm vụ” thiêng liêng và xúc động vô cùng. Lúc ấy bất cứ ai định
hoàn thành nhiệm vụ, mà không hoàn thành nhiệm vụ được đã là một điều sỉ nhục. Nếu
ai bị nhận xét là có ý định không hoàn thành nhiệm vụ, tức là có ý thức không
hoàn thành nhiệm vụ thì là một điều sỉ nhục lớn, không gì xấu xa bằng. Đấy là
phẩm chất chung của toàn bộ Điện Biên Phủ. Hoàn thành nhiệm vụ vừa là một ý
thức sâu sắc, vừa là một tình cảm cao đẹp. Tất cả mọi người, từ cán bộ cao cấp
đến chiến sĩ các binh chủng đến các bác dân công già, các cô dân công trẻ đều
chỉ chăm chăm vào một điều “hoàn thành nhiệm vụ”. Tinh thần trách nhiệm để hoàn
thành nhiệm vụ lúc ấy rất sâu sắc và rất cao, nó buộc cấp trên thì đôn đốc kiểm
tra ráo riết, cấp dưới thì một lòng, một dạ chấp hành, không ai cãi ngang, cãi
ngửa. Ví dụ như chuyện bắt Đờ Cát. Buổi chiều hôm ấy (7-5-1954), khi đồng chí
chỉ huy Trung đoàn báo cáo lên chúng tôi là đã bắt sống Đờ Cát thì chúng tôi
cũng chưa dám báo cáo ngay lên Bộ Tổng tư lệnh mà phải hỏi lại cho thật kỹ là
“So với ảnh đã đúng chưa ? Đồng chí đã nhìn thấy Đờ Cát chưa ?” Trung đoàn trả
lời : “So rồi, nó đứng trước mặt chúng tôi đây rồi”, lúc ấy mới dám báo cáo.
Bây giờ tin tức của ta linh tinh lắm, nhiều lắm ! chưa
lên lương đã đồn là lên lương, chưa đề bạt đã báo cho nhau là đề bạt, thật đáng
buồn cười.
Lúc ấy nhiều nhiệm vụ lắm, ví dụ có nhiệm vụ huấn
luyện tân binh vì hồi đó suốt trong chiến dịch ta đều có bổ sung tân binh thì
mỗi khi có tân binh được bổ sung về đơn vị, anh em cũ được giao nhiệm vụ kèm
cặp, phải huấn luyện mỗi đêm đi chiến đấu, đồng chí tân binh đó phải sử dụng
thành thạo một loại vũ khí, phải làm cho kỳ được, hoàn thành nhiệm vụ bằng mọi
giá. Ngoài ra còn nhiệm vụ đào hầm, đào hào, vận tải ; mỗi một nhiệm vụ đều có
một ý nghĩa quyết định đến thắng bại của trận đánh, khi nhận những nhiệm vụ ấy
mỗi người đều có ý thức trách nhiệm rất lớn.
Thực tiễn chiến đấu làm cho mỗi con người rèn luyện
được những phẩm chất cao quý như trên và từ phẩm chất cơ bản này, nó tạo ra các
phẩm chất khác, nó làm cho con người ta sống với nhau ở Điện Biên Phủ trong một
mối quan hệ tình cảm tốt đẹp : tuy nó chỉ trong không gian Điện Biên Phủ và
thời gian 55 ngày đêm, nhưng rõ ràng ở đó đã có một lối sống hết sức cao đẹp,
con người sống với nhau rất hạnh phúc, sống với nhau trong tình thương yêu và
quý mến, chia sẻ với nhau mọi niềm vui thắng lợi và thông cảm sâu sắc với sự
thất bại, nỗi gian khổ đắng cay. Con người gặp nhau thật hạnh phúc vô cùng. Đi
đường gặp dân công cũng hạnh phúc ; ai nấy đều ân cần hỏi thăm nhiệm vụ và đời
sống của nhau. Cấp trên lo cấp dưới gian khổ, cấp dưới lo cấp trên yếu sức.
Trong các cuộc họp, gặp nhau đều thanh thản thoải mái thân ái một cách sâu sắc,
vì tất cả đều chỉ tập trung tâm trí vào có một việc giống nhau là diệt địch. Đó
thật là một mối quan hệ giữa người và người đầy hạnh phúc. Lúc đó quan hệ với
nhau là khuyến khích nhau, động viên nhau, giúp đỡ nhau, chứ không hề xỉ vả hoặc
chê bai nhau. Một thất bại nào đó của đơn vị này là nỗi đau chung của cả mặt
trận, chứ không ai thấy bạn thất bại mà lại mừng. Lúc bình công và nhận cờ thi
đua cũng trong không khí ấy, trong niềm hạnh phúc ấy. Khi bình cờ, không hề ai có
ý thức là mong bạn kém, bạn thất bại để cờ về mình. Các trung đoàn, các binh
chủng bình cờ đều rất thoải mái. Suốt trong chiến dịch không có gợn gì, gay go
gì trong chuyện bình cờ cả, không có ai buồn bực, hậm hực, tất cả sống trong
niềm hạnh phúc và niềm vui. Chính từ những phẩm chất trên nó tạo nên một mối
quan hệ giữa người và người đẹp đẽ và cao thượng, cao thượng không phải là cái
gì siêu phàm ở bên trên cuộc sống, mà chính là sự cao thượng trong cuộc sống,
sự cao thượng cần thiết trong lẽ sống. Hiện nay có người ngại nói cao thượng,
ngại bàn chữ cao thượng. Trong Điện Biên Phủ cũng không ai định làm cao thượng
cả ; nhưng cuộc sống thật cao thượng, vì mục đích cuộc chiến đấu tiêu diệt địch
ở Điện Biên Phủ là trách nhiệm của mọi người, do đó tự nhiên ở mỗi người đều
nảy ra những tình cảm, ý nghĩ vô tư, do đó cao thượng.
Bây giờ ta cần những phẩm chất gì ? và ý nghĩa những
phẩm chất ở Điện Biên Phủ đối với ta như thế nào ? Tôi cho rằng đối với mỗi
giai đoạn cách mạng và đối với mỗi nhiệm vụ cách mạng đều có những yêu cầu phẩm
chất cần thiết để thực hiện nhiệm vụ cách mạng ấy. Lúc ở Điện Biên Phủ với
nhiệm vụ là tiêu diệt địch thì yêu cầu mỗi người phải có những phẩm chất ấy và
thực tiễn chiến đấu đã tạo ra những phẩm chất ấy thật.
Bây giờ nhiệm vụ của ta khác, nhiệm vụ xây dựng chủ
nghĩa xã hội có những nhiệm vụ lao động sản xuất, nhiệm vụ quản lý và nhiệm vụ
nghiên cứu khoa học góp phần xây dựng đất nước, đồng thời toàn Đảng, toàn dân
vẫn phải tiến hành cuộc đấu tranh gay gắt và quyết thắng, chống lại mọi âm mưu
chiến tranh phá hoại của Bá quyền cấu kết với Đế quốc, hàng ngày phải chiến đấu
bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ, lại phải sẵn sàng cao độ để chiến đấu thắng
lợi trong tình huống có chiến tranh xâm lược quy mô lớn xảy ra. Ta phải có đầy
đủ các phẩm chất anh hùng và tốt đẹp để xây dựng Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc.
Những phẩm chất cần thích hợp với nhiệm vụ này nó có khác, nhưng nó hoàn toàn
không đối lập, không bài trừ những phẩm chất cơ bản của Điện Biên Phủ ; những
phẩm chất yêu cầu bây giờ phần lớn cũng giống như Điện Biên Phủ, trước hết là
lòng tin vào lý tưởng Xã hội Chủ nghĩa. Sự trung thành đối với lý tưởng Xã hội
Chủ nghĩa bây giờ hơn bao giờ hết càng cần thiết. Lòng tin ấy bây giờ còn khó
hơn ở Điện Biên Phủ ở chỗ lý tưởng này cần phải giải quyết nhiều vấn đề, cần có
nhiều nội dung và lại phải đối chọi với nhiều lý tưởng chống đối lại, có nhiều
yếu tố dễ làm mờ nhạt lòng tin ấy đi. Ví dụ : ta tiếp xúc với nền văn minh tư
bản chủ nghĩa, tiếp xúc với kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em và
tiếp xúc với những khuyết điểm của ta trong bước đi ban đầu xây dựng chủ nghĩa
xã hội, làm cho trong chúng ta nảy sinh những sự so sánh và nhiều khi sự so
sánh đưa tới những hoài nghi hoặc lo lắng. Ở Điện Biên Phủ mọi người chỉ có một
mục đích, chỉ có một nội dung, chỉ có một phạm vi, nó có phức tạp, nhưng cụ thể
và đơn giản hơn ; chứ bây giờ giữ vững lòng tin, lòng trung thành đối với chủ
nghĩa xã hội đòi hỏi những nhận thức, những hiểu biết, những quan niệm cao hơn,
đòi hỏi phải có một hệ thống tư tưởng vững chắc.
Ta tin vào lý tưởng xã hội chủ nghĩa nói chung, ta
phải tin vào Đảng ta là người chịu trách nhiệm lãnh đạo thực hiện lý tưởng đó,
tin vào Đảng nói chung và tin vào cơ quan lãnh đạo của Đảng do Đại hội bầu ra
là Ban Chấp hành Trung ương. Tin vào bộ máy Nhà nước do Đảng lập ra để định ra
những chính sách thể chế thực hiện. Nhưng vì khi đặt vấn đề tin như vậy thì gặp
một tình hình : có những việc làm của bộ máy Nhà nước, thậm chí cả bộ máy Trung
ương chưa thật thỏa đáng, chưa thật có hiệu lực cụ thể, vì vậy lòng tin của con
người hiện nay rơi vào tình trạng phân xẻ : tin vào chủ nghĩa xã hội nói chung,
chứ khó tin vào chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tin vào chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam nhưng khó tin là ta xây dựng được trong giai đoạn này, tin vào Đảng nói
chung chứ không tin vào cấp ủy trực tiếp lãnh đạo mình, tin vào Đảng nói chung,
chứ không tin vào chi bộ mình. Chính lúc này, trước tình hình thực tế đó, ta
củng cố lòng tin với chủ nghĩa xã hội, với Đảng như thế nào mới là vấn đề học
tập Điện Biên Phủ. Nếu lòng tin nó dễ dàng đơn giản, nó xuôi đẹp cả, Đảng nói
một thì là một, Đảng nói hai cũng đúng là hai thì dễ quá, ai cũng tin được.
Nhưng vấn đề ở chỗ mình muốn tin mà cứ vấp phải những cái nó làm tổn thương
lòng tin. Mình phải củng cố được lòng tin lúc này mới là cái quý, mới đòi hỏi
cần phải có một phẩm chất mà là một phẩm chất quan trọng. Có qua gian khổ ác
liệt, khó khăn trắc trở mà vẫn giữ được lòng tin thì mới gọi là người có phẩm
chất. Đó là điều phải học tập Điện Biên Phủ, chứ không phải sau 30 năm kinh
nghiệm Điện Biên Phủ đã lạc hậu rồi. Vấn đề nó hay ở chỗ này.
Đứng trước tình hình bây giờ, trong xã hội có nhiều
hiện tượng giảm lòng tin, nhưng riêng tôi tự thấy lòng tin của tôi không hề
giảm, không hề phai nhạt, tôi tin sự thật, không có lúc nào tôi nghĩ rằng ta
không xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Sống chết thế nào đất nước ta cũng
độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội. Tôi nghĩ rằng mọi sự tiêu cực
trong cuộc sống chúng ta sẽ bị tiêu diệt, cuộc sống chúng ta sẽ tiến lên. Cho
dù bây giờ có chuyện nọ, chuyện kia, cuộc sống vẫn tiến lên, nhân tố tích cực
sẽ thắng, chắc chắn như thế. Tôi tin vào trào lưu cuộc sống như vậy mà cuộc
sống đang đi lên, ai muốn cản trở, ai muốn làm trò ma quỷ để mưu danh, mưu lợi,
nhất định sẽ bị nghiền nát, dứt khoát như thế! Lòng tin đó phải chăng là nhờ
được rèn luyện qua Điện Biên Phủ?
Trong cuộc sống hiện nay, đúng là có kẻ đang âm mưu và
có những kẻ có ý đồ xấu, có những kẻ mưu đồ lợi ích cho riêng mình và vì vậy
tìm mọi cách hại người khác bằng cách vu cáo xuyên tạc, tung hỏa mù, làm rối,
nịnh trên, nạt dưới, v.v… hoặc lợi dụng không từ một hành vi nhỏ nào. Những
loại người này chỉ là những bèo bọt của xã hội, nếu chúng ta tự tin vào mục
đích cuộc sống của chúng ta thì ta thấy rất rõ loại người này, là bèo bọt nó
bồng bềnh trôi nổi tạm thời trên dòng sông, rồi sẽ bị tan đi trong cuộc sống đi
lên, chứ nó không thể nào tạo nên cái gì xoay ngược được cuộc sống.
Có lần trao đổi về kịch Ô-ten-lô với một nhà đạo diễn,
đồng chí đó hỏi tôi: “Anh có biết động cơ của nhân vật I-a-gô là gì không?”
Tôi trả lời: “Không biết”. Đồng chí nói: “I-a-gô không có động cơ địa vị vì
hắn chưa bao giờ mơ tưởng thay Ô-ten-lô làm chủ tướng, phó tướng làm cũng không
xong, nó biết tài năng của nó nên không phải nó định hại Ô-ten-lô để làm chủ
tướng. Cũng không vì động cơ tình yêu, vì nó không yêu gì Đétxđêmôna, vợ nó nó
cũng không yêu kia mà, vậy động cơ là gì? Động cơ cơ bản và đáng ghét nhất của
I-a-gô là bản chất nó xấu; vì bản chất nó xấu nên nó không chịu tất cả mọi cái
tốt, cái đẹp; vì bản chất nó xấu nên nó không chịu được Ô-ten-lô thẳng thắn
trung thực, nó phải tìm cách để hại Ô-ten-lô; nó cũng không chịu được Đét-xđê-mô-na
trong trắng chung thủy, nó phải bôi nhọ, gieo nghi ngờ làm cho cuộc đời Đét-xđê-mô-na
tan nát”. Tôi cho đó là một ý kiến phân tích hình tượng nghệ thuật khá sâu sắc.
Trong xã hội ta hiện nay, từng nơi, từng lúc, ta vẫn
có thể ít nhiều gặp cái chất I-a-gô đó. Chúng ta thấy xuất hiện khá nhiều hiện
tượng cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, phải chăng đó chính là cái bản chất của các
chế độ cũ, xã hội cũ còn rơi rớt lại? Phải chăng đó chính là một điểm trọng
yếu trong cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hai con đường ai thắng ai?
Những phẩm chất cao cả của các chiến sĩ Điện Biên Phủ
cũng như cuộc sống chiến đấu đầy tinh thần trong sáng tốt đẹp, đầy hạnh phúc và
niềm vui cách mạng ở Điện Biên Phủ đã trở thành “tài sản giá trị tinh thần”
tuyệt vời của dân tộc ta và quân đội ta. Nó bắt nguồn từ đạo đức cao quý của
Bác Hồ, nó đã thành “gien văn hóa” (Một ý kiến của khoa học thế giới hiện nay
khẳng định loài người có sự phát triển là nhờ có những sự di truyền bằng gien
sinh học và cả sự di truyền bằng gien văn hóa nữa) trong xã hội ta, trong thanh
niên ta. Cho nên dù hiện nay trong quân đội ta ở sĩ quan cũng như chiến sĩ, có
một số biểu hiện tiêu cực không thể hài lòng. Nhưng nhiệm vụ cách mạng đang đòi
hỏi quân đội ta thừa kế những “gien” truyền thống anh hùng. Quân đội cũng đang
đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ nhiệm vụ cụ thể của mình. Đồng thời,
nhiệm vụ cách mạng cũng đang đòi hỏi toàn dân, toàn thể thanh niên nhận rõ
nhiệm vụ của mình. Trong ngót chục năm qua đáp ứng những đòi hỏi ấy, chúng ta
đã có rất nhiều sự tích anh hùng mang “gien Điện Biên Phủ” ở khắp các miền Tổ
quốc, từ biên giới phía Bắc đến phía Tây Nam. Cuộc sống vẫn cứ đang thực sự đi
lên, vẫn đi lên và mãi mãi đi lên.
Thái độ trách nhiệm của chúng ta trước nhiệm vụ bao
gồm cả thái độ chúng ta trước cuộc sống. Tinh thần trách nhiệm đó cần biểu hiện
ở chỗ luôn luôn đánh giá đúng mình và nâng cao mình lên hoàn thành nhiệm vụ với
tư tưởng tiến công vừa tiến lên vừa hoàn thành nhiệm vụ.
Tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ là tinh thần
khiêm tốn và trung thực, đó là phẩm chất cần thiết lúc này và cái đó đã hình
thành từ Điện Biên Phủ, nó bắt nguồn từ những phẩm chất cần thiết ở Điện Biên
Phủ.
Quả thật lúc này tìm cho ra được, xác định cho đúng
trách nhiệm với cuộc sống, thật khó. Nhiều người cứ muốn nghe một lời khuyên về
cuộc sống. Khuyên là nên sống như thế
nào ? Trước những câu hỏi như thế này, khó trả lời cho người hỏi. Phải tự anh
nhận thức được rằng sống như thế nào là đúng, lý tưởng sống, mục đích sống của
anh là gì ? Anh tin vào lý tưởng và mục đích cuộc sống của anh thì anh sẽ có
cách sống đúng và anh không nên chờ đợi ở lời khuyên, tuy rằng có nhiều lời
khuyên có thể có ích trong từng việc cụ thể. Những bài giáo dục, những sách vở
giáo dục đều có tác dụng nhất định, nhất là đối với những người có bản chất
tốt, có trách nhiệm cao đối với cuộc sống và cũng có thể chỉ ra phương hướng cơ
bản cho cuộc sống mỗi người mà thôi.
Ai còn giữ được trong người cái
thiện căn, cái bản chất tốt thì không chịu được cái xấu và phân biệt được tốt
xấu. Mỗi người phải dựa vào thiện căn của bản thân mình, dựa vào ý thức sống
của mình mà hành động và quyết định lấy cuộc sống của mình. Chính những người
đầy lòng tin vào lý tưởng cuộc sống, có tinh thần trách nhiệm với cuộc sống
đang sản sinh ra những phẩm chất mới tốt đẹp như vừa nêu trên và điều đó tiếp
nối cuộc sống của Điện Biên Phủ.
Những phẩm chất đã xuất hiện ở Điện Biên Phủ là lòng
tin và lòng trung thành với lý tưởng, ý chí dám hy sinh và tinh thần trách
nhiệm hoàn thành nhiệm vụ là những phẩm chất rất căn bản của cuộc sống hôm nay.
Rõ ràng Điện Biên Phủ đã chứng minh rõ nguyên lý cơ
bản của Bác Hồ : Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người xã hội chủ
nghĩa. Nghĩa là : có con người Điện Biên Phủ mới tạo nên Điện Biên Phủ. Không
phải mọi người từ đầu tham gia Điện Biên Phủ đã là lớp người ấy, mà trước hết
có Bộ Chính trị, các đồng chí Trung ương có trách nhiệm với Điện Biên Phủ, các
đồng chí chỉ huy và đảng viên có ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình, dám hy
sinh và lôi cuốn người khác hoàn thành nhiệm vụ. Đó là những con người tiên
tiến để khơi nên Điện Biên Phủ. Sau đó chính Điện Biên Phủ lại tạo ra cả một
lớp người Điện Biên Phủ là hàng chục vạn chiến sĩ Điện Biên bao gồm bộ đội và
dân công. Những con người này đến bây giờ vẫn giữ được phẩm chất Điện Biên Phủ
trên những lĩnh vực khác nhau, tuy cũng có người phai đi chút ít, còn đại bộ
phận được bồi dưỡng đầy đủ thêm, nhưng tất cả đó vẫn là một thế hệ người Điện
Biên Phủ, trên cơ sở đó ta tin chắc rằng hiện nay ta vẫn đang có một đội ngũ
tiên phong trong cuộc sống, đang là những con người chủ thể tích cực xây dựng
nên xã hội này. Những người đó, trên khắp đất nước, trên mọi lĩnh vực của xã
hội, đang là những con người chủ thể xây dựng một xã hội tiến lên, xây dựng một
xã hội mới chỉ có những con người chân chính, con người xã hội chủ nghĩa tốt
đẹp. Nếu ta tự nguyện làm con người chủ thể (con người tiên tiến tích cực) thì
đứng trước những hiện tượng tiêu cực xã hội, ta cần có hai thái độ phê phán rõ
rệt. Một là khẳng định những cái đó không phải là bản chất và tin chắc là nó sẽ
phải bị tiêu diệt. Hai là tìm mọi cách chiến đấu tiêu diệt cái đó.
Còn nếu ta chỉ là con người sản phẩm thì thái độ sẽ
là, ta lo cho bản thân ta, sao kiếm được cơm ăn áo mặc, chỗ ở cho tử tế là
được, dù cho có phạm phải những hành động phá hoại Xã hội Chủ nghĩa cũng làm.
Thế thì buồn thật. Tôi nghĩ mỗi người chúng ta nên có ý thức luôn luôn là con
người chủ thể, chứ không bao giờ nên để mình là con người sản phẩm, ỷ lại, chờ
đợi có thái độ nước chảy bèo trôi.
Tóm lại chiến công Điện Biên Phủ đã tạo nên những phẩm
chất cho những con người tham gia Điện Biên Phủ. Những phẩm chất ấy thích hợp
và cần thiết cho cuộc chiến đấu ở chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng thời nó cũng
là phẩm chất cơ bản cho con người sống hiện nay trong nhiệm vụ xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Tuy hiện nay trong nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội
có những yêu cầu về phẩm chất rộng lớn hơn, phức tạp hơn, cao hơn, nhưng những
phẩm chất đã hình thành ở Điện Biên Phủ vẫn là những phẩm chất cơ bản nhất, từ
những phẩm chất cơ bản ấy, nó phát triển lên thành những phẩm chất cơ bản khác
nữa để chúng ta xây dựng Chủ nghĩa Xã hội, xây dựng cuộc sống tốt đẹp mà chưa
cần mức sống cao.
III- Con người
mới đang xuất hiện như thế nào?
Mọi người đều đã rõ : ta đang
sống trong một thời kỳ mà cuộc đấu tranh giữa hai con đường đã diễn ra quyết
liệt. Cuộc đấu tranh này hết sức phức tạp, các lực lượng kinh tế, văn hóa – xã
hội không xã hội chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa xã hội ; các lực lượng này lại
cấu kết với những tàn dư bảo thủ trì trệ, con đẻ của các loại văn hóa phong
kiến, thực dân phản động, cấu kết với các âm mưu phá hoại ngày càng tinh vi xảo
quyệt và mới mẻ của đế quốc và các lực lượng phản động, v.v…
Nói cách khác là chúng ta đang đứng trước nhiều loại
kẻ thù vừa đông đảo vừa phức tạp. Một bên là các lực lượng kinh tế xã hội xã
hội chủ nghĩa. Các lực lượng này chưa đủ mạnh để áp đảo tuyệt đối đối phương.
Nhưng chúng ta có một chính quyền xã hội chủ nghĩa khá vững mạnh và có một
quyết tâm lớn đưa xã hội ta tiến lên.
Chính vì thế, cuộc đấu tranh quyết liệt diễn ra hàng
ngày hàng giờ trên cả quy mô quốc tế, quy mô cả nước, trên từng địa phương,
trong từng gia đình và cả trong từng con người. Tình hình đó thường xuất hiện
nhiều hiện tượng mà ta gọi là tiêu cực, nhiều hiện tượng sa sút suy thoái ở một
số mặt, một số người, những hiện tượng đó có nhiều khi khó hiểu, khó giải
thích. Đó là chưa kể còn nhiều sự việc thật giả lẫn lộn, nhiều sự việc xảy ra
do địch phá hoại hay do ta non kém, khuyết điểm cũng khó phân biệt, làm cho ta càng
khó giải thích hơn. Tình hình đấu tranh phức tạp ấy làm nẩy ra nhiều sự suy
nghĩ băn khoăn, đặt ra nhiều câu hỏi khó khăn. Trong đó có câu hỏi : Đảng bảo
xây dựng con người mới, vậy con người mới đâu ? Nó đã sinh ra chưa ? Mà sao chỉ
thấy có sự suy thoái, có người biến chất ? Làm thế nào để có con người mới
trong sáng đẹp đẽ. Những phẩm chất cao đẹp đã hình thành được trong các cuộc
chiến đấu oanh liệt trước kia nay còn đâu? V.v… và v.v…
Riêng tôi, tôi trả lời rằng: Với cách nhìn nào đó, ta
vẫn có thể thấy trong hoàn cảnh xã hội, phức tạp này xã hội ta vẫn ở đà đi lên
và đối với câu “Ai thắng ai?”, tôi có thể quả quyết rằng chủ nghĩa xã hội sẽ
thắng – Đó là tất yếu, là điều khẳng định. Một số ý kiến rải rác tôi đã nói qua
ở hai phần trên. Trong phần này, tôi muốn nói tập trung vào một điểm là con
người mới đang xuất hiện và sẽ càng ngày càng xuất hiện nhiều, xuất hiện theo
cách hiện nay. Phải có cách nhìn nào đó mới nhìn ra. Ta đã quen thấy sự xuất
hiện những anh hùng trong chiến đấu. Đó thật là những con người vàng ngọc, xuất
hiện rực rỡ, để lại tiếng vang và hương thơm hết sức rõ nét. Theo quy luật,
trong cuộc đấu tranh nào cũng xuất hiện những anh hùng. Nhưng tùy theo tính
chất của cuộc đấu tranh mà sự xuất hiện các anh hùng có khác nhau, yêu cầu phẩm
chất của những anh hùng cũng khác nhau. Trong lịch sử cách mạng ở Liên Xô, khi
chiến đấu giành chính quyền thì những hình ảnh anh hùng là Bu-đi-ôn-ni và Tsa-pa-ép.
Khi xây dựng kinh tế thì Sta-kha-nốp lại là hình ảnh tiêu biểu, đồng thời ta
cũng biết đến những anh hùng trên mặt trận văn hóa như Os-trôp-xki (tác giả “Thép
đã tôi thế đấy”) và các nhà văn lớn như Gorki – Sô-lô-khốp, v.v… Sự xuất hiện
những nhân vật anh hùng chính là sự xuất hiện những mẫu hình con người mới của
thời đại ấy.
Ảnh : Bên những cháu “quỷ sứ” của ông. |
Hiện nay sự xuất hiện ấy đang diễn ra ở nước ta. Chúng
ta có một sự thật hiển nhiên là trên bất cứ lĩnh vực nào cũng đang có những con
người tiên tiến, những con người chiến thắng, có chiến công, có thành tích. Và
để có chiến công, có thành tích thì những con người ấy nhất định đã phải có
những phẩm chất cần thiết để tạo ra chiến công thành tích đó. Nhưng con đường
phát triển hiện nay gặp nhiều khúc quanh co trắc trở. Có những con đường trước
đây đối với nhiệm vụ chiến đấu giành độc lập có khá nhiều phẩm chất anh hùng và
những chiến công oanh liệt, thế mà đối với nhiệm vụ mới nhiều khi tỏ ra đuối
sức, lạc hậu, thậm chí sa đọa, biến chất. Có những thanh niên khi học tập ở
trường đã hấp thụ được nhiều kiến thức tốt đẹp, nhiều tư tưởng và tình cảm
trong sáng. Thế mà khi bước vào đời lao động, công tác lại bị tiêm nhiễm những
thói xấu tật hư, những tư tưởng lạc hậu thậm chí phản động và trở nên con người
hư hỏng, nhưng lại tự cho mình là khôn lên, “biết sống” hơn. Khôn và dại, mơ
ước và ảo tưởng, cao thượng và thấp hèn, thật và giả luôn luôn diễn ra một cách
lộn xộn, mơ hồ trong tư tưởng nhiều người. Nhưng đó chỉ là một tình hình của
một quá trình đang biến động. Quá trình biến động này đang sàng lọc, đang phân
xử, đang phán xét cái hay cái dở, cái thật cái giả. Quá trình này sẽ là một quá
trình rất công minh và rất khắc nghiệt. Bởi vì chúng ta có một tư tưởng chỉ
đường hết sức hùng mạnh là chủ nghĩa Mác – Lê nin. Cho rằng cũng có những người
lợi dụng câu chữ của chủ nghĩa Mác – Lê nin để mưu cầu danh vị và quyền lợi,
nhưng bản chất tinh túy của chủ nghĩa Mác – Lê nin vẫn còn đó, đầy sức sống và
sức sáng tạo, vẫn có sự phát triển thực chất ở cả trên nước ta và cả trên thế
giới. Và cái đó rõ ràng có sức mạnh vô địch và sẽ là tấm kính “chiếu yêu” sáng
nhất, mạnh nhất để soi tỏ những kẻ giả danh lợi dụng. Sự hiếu động hiện nay
đang diễn ra ở tất cả mọi loại người trên cả các lĩnh vực hoạt động quân sự,
hoạt động kinh tế và hoạt động văn hóa xã
hội. Mỗi loại người sẽ có những tốc độ, mức độ và cung bậc biến động khác nhau.
Nhưng không ai yên được. Và có một điều chắc chắn là rồi tuyệt đại bộ phận dân
tộc ta sẽ tiến lên trở thành con người mới. Cố nhiên, quá trình này nhanh hay
chậm tùy thuộc vào sự nhận thức và hành động quy luật phát triển xã hội sâu sắc
hay nông cạn, nhạy bén hay trì trệ mà thôi.
Có những kẻ tự cho là thức thời, mà thực chất là nhận
thức những quy luật ngược đời lạc hậu và phản động, đảo lộn giá trị trong xã
hội xã hội chủ nghĩa, như “phi thương bất phú”, “tiền là Tiên, là Phật” là
những kẻ sẽ bị loại trừ sớm nhất.
Tôi muốn dựa vào những nhân vật một cuốn tiểu thuyết
mà nhiều người biết đến, khen ngợi để phân tích điều này. Đó là cuốn tiểu
thuyết “Đứng trước biển” của Nguyễn Mạnh Tuấn. Tôi không làm việc phê bình văn
học, tôi muốn nhờ cuốn tiểu thuyết điểm các loại nhân vật trong góc độ chủ đề
tôi đang nói ở đây. Tôi liệt kê các loại nhân vật trong tiểu thuyết như sau :
1. Loại cán bộ, đảng viên cũ đã tham gia cả hai hoặc
một cuộc kháng chiến, hiện nay chuyển sang mặt trận kinh tế đang biến chuyển
với các cung bậc khác nhau. Đó là: Lê Tám, Ba Đức, Sáu Hớn, Út Cần.
2. Loại thanh niên mới lớn lên, đó là Ba Phi, con Ba
Đức, Thành con liệt sĩ cùng với một cô gái đã sống trong vùng Mỹ - ngụy đang
vươn ra ánh sáng là Liên.
3. Loại người sống giả dối, cơ hội: Chín Tâm, Năm
Miên.
4. Loại người bất trị: Sáu Kình và bè lũ.
Tất nhiên còn nhiều nhân vật khác có những liên quan
nhất định, khi cần tôi sẽ mời ra thêm. Trước hết ta nói về Ông Lê Tám, đây là
một cán bộ lớn tuổi đã có công lao trong suốt hai cuộc kháng chiến. Ông là một
con người trung thành rất mực với Cách mạng, tính tình trung thực, sống trong
sáng giản dị, được nhiều người yêu mến và tin cậy. Đó là một con người thật
đáng quý. Nhưng rõ ràng với nhiệm vụ lãnh đạo một xí nghiệp hoạt động kinh tế
ông không đủ kiến thức và kinh nghiệm. Ông lại là con người đơn giản, không
nhạy bén, ông bị ràng buộc bởi các loại nguyên tắc tốt đẹp mà ông tin tưởng.
Chính vì vậy ông bị Chín Tâm và Năm Miên đem các loại nguyên tắc rắc rối bao
vây ông, đạo diễn ông và ông sa vào một trận đồ họ bày sẵn. Ông không hề có ý
vun vén cá nhân, danh vị, nhưng với quyền lực và uy tín lớn của ông, ông đã để
cho những người khác đưa ông vào một tình trạng làm hại cho xí nghiệp. Ông
không còn đủ sáng suốt để nhận định tình hình và quyết định được những việc cần
thiết. Loại người như ông hiện nay không ít. Trong tiểu thuyết, cấp ủy Đảng và
Ba Đức, người thay ông đã nhìn thấy chỗ đáng quý của ông, vẫn mời ông làm Bí
thư Đảng ủy – Trong quá trình công tác với Ba Đức, ông đã dần nhận ra chỗ yếu
của mình, ông phục thiện, ủng hộ Ba Đức – là người thay ông thành cấp trên của
ông và những việc làm của Ba Đức. Và điều này lại là điều đáng quý nhất trong
các điều đáng quý của ông. Và phải nói ông đã nâng ông lên một tầm cao của phẩm
chất cộng sản, mới mẻ và cần thiết của giai đoạn cách mạng mới. Ông mất chức
giám đốc, nhưng ông được thêm một điểm son về phẩm chất. Trường hợp của ông Tám
gạt bỏ những ý kiến hồ đồ cho rằng cứ cán bộ già, kém năng lực đều là bảo thủ
và là “đồ bỏ” cả.
Ba Đức là một trường hợp khá đặc biệt. Vốn là người có
nghề, lại được học tập một cách chính quy có hệ thống về nghề nghiệp, nhưng rồi
những trắc trở của cuộc đời và quá trình công tác của ông lại đẩy ông trở thành
giảng viên chính trị rồi thư ký cho Bí thư Thành ủy. Ông đã gần như dẹp bỏ hẳn
cái nhiệt tình nghề nghiệp, hầu như yên phận hẳn với số phận đã an bài. Nhưng
khi Bí thư Thành ủy khêu gợi lại cái nhiệt tình nghề nghiệp, nêu lên yêu cầu
của phẩm chất người “công chức cách mạng” thì ông nhận việc. Ông nhận việc lặng
lẽ với một quyết tâm thầm kín, không tuyên bố huênh hoang. Tuy nhiên ông đã vận
dụng kiến thức, vận dụng bản lĩnh vốn có, nghiên cứu tình hình, nhận xét mọi
con người cộng tác với con mắt sắc sảo, có phân tích phê phán để hoạch định
công việc. Ông đã thử tìm cách biến chuyển tình hình một cách hòa bình êm thấm,
nhưng ông thất bại và ông phải dùng những biện pháp kiên quyết, dứt khoát hơn
và ông thành công. Ông thành công vì những quyết định của ông phù hợp với những
nguyện vọng sâu xa tiềm ẩn trong lòng những
con người lao động và cộng tác. Những nguyện vọng thật là đơn giản và thiết
thực. Cái phẩm chất quý nhất của Ba Đức chưa phải ở chỗ tài năng mà ở chỗ biết
nghe và biết thấy, chịu nghe và chịu thấy những nguyện vọng thầm kín của mọi
người, tôn trọng tài năng và sáng kiến của mọi người. Thú vị nhất là cuộc đối
thoại với cậu thanh niên Thành là một cán bộ vật tư. Ông hỏi:
- Liệu tình hình vật tư khó khăn thế này, cháu cho là
có cách nào giải quyết không?
Thành trả lời:
- Có thể giải quyết được, nhưng với một điều kiện.
- Điều kiện gì.
- Cháu làm trưởng phòng.
Thật là một câu trả lời ngang tàng, đầy tự tin. Tôi
cũng có nghe nói trong đời thực có một bộ trưởng hỏi một cán bộ trí thức ở cơ
sở tương tự và cũng được trả lời tương tự. Nhưng người kể lại chuyện cho tôi
nghe thì khẳng định đấy là một giai thoại về sự ngông cuồng của trí thức. Nhưng
ở đây ông Ba Đức đã dẹp bỏ cái ấn tượng về sự ngông cuồng và chấp nhận ý kiến
của Thành vì ông đã đánh giá được khả năng của Thành. Phải nói đó là một yêu
cầu phẩm chất mới của người lãnh đạo mới. Truyện cổ Tàu ngày xưa có kể Lưu Bang
tức Hán Cao Tổ sau khi đánh bại Hạng Võ, tổ chức tiệc mừng công mọi người chúc
tụng và ca ngợi công lao tài đức của Lưu Bang – Lưu Bang trả lời (đại khái):
Cầm quân, ta không bằng Hàn Tín
Định việc, ta không bằng Tiêu Hà
Ngoại giao, ta không bằng Trương Lương
Nhưng ta đánh bại được Hạng Võ là vì ta biết dùng ba
người đó. Chả biết Lưu Bang có nói thế không, nhưng người chép truyện đời sau
biết nêu lên cái ý đó là người giỏi. Ta không lấy điều đó làm mẫu mực cho yêu
cầu phẩm chất cộng sản ngày nay. Nhưng trong câu nói của Lưu Bang có hàm chứa
một yếu tố chân lý rất hiện đại vậy.
Ba Đức là người có được nhiều phẩm chất của một cán bộ
quản lý hiện đại.
Sáu Hớn là một con người thú vị. Trước đây Đảng cần
đánh giặc thì đi đánh giặc hết mình. Nay Đảng cần làm cán bộ bảo vệ xí nghiệp
thì cũng làm hết mình, cứ làm có sai thì sửa – lúc nào làm không được, ai giỏi
hơn thì nhường, rút lui về vườn, hoặc làm phó cũng được – lúc nào cũng chỉ biết
“hết mình” vì cách mạng, không so đo địa vị quyền lợi lôi thôi. Không nghĩ ra
được điều gì cao xa mới mẻ, nhưng ai nghĩ ra được điều phải, điều hay thì ủng
hộ “hết mình” – Con người luôn luôn thẳng thắn, trung thực và hết mình, không
nghĩ đến mình chỉ nghĩ đến công việc. Những con người như Sáu Hớn hiện nay cũng
không ít. Út Câu là một phụ nữ tuổi chưa nhiều lắm nhưng cũng là cán bộ kháng
chiến. Chị có cái thông minh nhạy cảm của người trẻ tuổi, lại có cái sắc sảo
chín chắn của người đã hoạt động lâu năm. Cái quý giá ở chị là chị nhận thấy
được, cảm thấy được những yêu cầu đổi mới của công tác cách mạng của cuộc sống.
Chị thương và yêu ông Lê Tám với một tình cảm chân thành, nhưng khi ông Lê Tám
còn bị bao vây, vì có thiếu sót, chị không gần được và không muốn gần, tính
thẳng thắn của chị đã bị ông Lê Tám không ưa. Sau này khi ông Lê Tám có một sự
phục thiện tốt đẹp, tình cảm của chị mới phát triển đầy đủ và được mọi người
ủng hộ.
Ở cả bốn người vừa nhắc đến trên kia, mỗi người đều có
một vẻ. Cái vẻ chung nhất là sự trong sáng trung thành và trung thực, những nét
đó là sản phẩm của một quá trình giáo dục của Đảng và sự rèn luyện lâu ngày của
mỗi người, nhưng nó vẫn đọng lại ngày càng vững chắc hơn và nó là cái cơ sở để
mọi người có thể biến chuyển, đổi mới kịp được với nhiệm vụ cách mạng phát
triển thành những phẩm chất mới của con người mới xã hội chủ nghĩa. Những phẩm
chất mới này cứ xuất hiện và cứ phát triển theo đà tiến lên của cuộc sống. Nó
sẽ lớn dần lên từ mọi phía, từ mọi người và nó được khẳng định dần thành những
nét đẹp ở từng người, hoặc nó sẽ tập trung vào những con người thế nào đó và
hoàn chỉnh ở đấy. Đó đang là sự vận động của cuộc sống. Ta không thể nôn nóng
muốn có phép lạ làm xuất hiện ngay những con người hoàn chỉnh theo mẫu mực con
người mới mà ta hằng mơ ước.
Loại nhân vật thứ hai là loại các thanh niên mới lớn
lên, tính cách còn đầy mâu thuẫn và chưa ổn định, rất khó phân tích. Cứ căn cứ
như sự mô tả trong tiểu thuyết thì Ba Phi và Thành là những thanh niên rất
nhiều tài năng đã bộc lộ và còn nhiều tài năng tiềm ẩn, trung thực dám nói
thẳng thừng những suy nghĩ của mình, đầy tự tin và vì vậy lại cũng dám nói
những ý nghĩ mà họ biết trước là sẽ bị phản đối, khả năng của nó biểu thị ở chỗ
kiến thức nhiều, trí nhớ tốt, ham học, có những niềm say mê mãnh liệt dám nghĩ
vượt khỏi khuôn khổ cũ. Nhưng đồng thời, họ non nớt, thiếu kinh nghiệm không tự
kiềm chế được những say mê, dễ bị phỉnh phờ bởi những nghĩa khí, tình bạn kiểu
“sống đẹp” theo lối phóng túng giang hồ. Không quan tâm và coi trọng các vấn đề
chính trị, tổ chức. Chính vì thế Ba Phi mới bị Sáu Kình dắt mũi dúng tay vào
những việc phi pháp và cuối cùng rơi vào một tai họa do chính mình gây ra.
Còn Liên là một cô gái lớn lên trong chế độ của Mỹ
ngụy, nhưng có một lương tri và một thiện căn khá lớn, không theo gia đình di
tản để tìm một cuộc sống dễ dàng mà ở lại với ý thức góp phần xây dựng đất
nước, là một người có tri thức, có tài năng, giàu lòng tự trọng – Chính cái bản
chất tốt đẹp tiềm ẩn ấy thúc đẩy cô chống lại những việc làm bất chính của bà
Chín Tâm là người có công với cô. Nhưng cô cũng có cuộc sống nội tâm phức tạp,
chưa hòa mình một cách toàn vẹn vào cuộc sống mới, nhất là cuộc sống mới đó còn
nhiều yếu tố chưa ổn định. Tuy cô gặp bà Chín Tâm như vậy nhưng cô không sụp
đổ, cô vẫn có nghị lực vươn lên. Những con người trẻ tuổi này đã được coi là
những con người mới mẫu mực chưa? hay đã có được dáng dấp tương đối đủ của con
người mới chưa? Hoàn toàn chưa, hoàn toàn không? Nhưng họ có phải là những
người hư hỏng, con người không chút nào phù hợp với cuộc sống cách mạng không?
Cũng hoàn toàn không. Đó là những con người đang hình thành động biến động. Có
khả năng trở thành con người mới thực sự, cũng có thể sa ngã trở thành con
người hư hỏng. Vấn đề là những con người có trách nhiệm về họ nhận định họ thế
nào? Yêu mến họ, hướng dẫn họ cho phù hợp, hay xa lánh, ghét bỏ họ. Họ là
những người khó hướng dẫn. Hướng dẫn họ phải biết rõ họ. Họ có một niềm tự tin
và tự trọng cao. Đối với nhiều luồng tư tưởng, họ chưa đủ kinh nghiệm để chọn
lựa cho thật chính xác. Nhưng khi họ đã chọn lựa thì họ lại khẳng định hết sức
sâu sắc, nhiều khi đến mức cuồng tín. Muốn hướng dẫn họ tốt phải có sức thuyết
phục rất cao, phải thật sự tôn trọng tinh thần tư giác của họ, để cho họ tự cảm
thấy họ tự làm chủ tư tưởng họ chứ không chịu sự áp đặt của ai. Phải nói là lớp
thanh niên mới bây giờ có những tính cách mới mẻ mà lớp cha ông không có. Họ ý
thức về nhân cách một cách sâu sắc. Họ muốn tự họ có một nhân cách độc lập cao
thượng. Họ nhìn vào người khác họ cũng đòi hỏi nhân cách. Nhân cách về cơ bản
là đạo đức. Nhưng nó còn có những yêu cầu rộng hơn đạo đức. Nhân cách đòi hỏi ý
thức lao động, ý thức tập thể, ý thức tôn trọng người khác, nó còn đòi hỏi bản
lĩnh biết chịu trách nhiệm và dám chịu trách nhiệm về mình và nhiệm vụ của
mình. Ý thức độc lập, lòng độ lượng biết yêu mến cái đẹp và có ý thức cao về
cái đẹp.
Lớp thanh niên như Ba Phi và Thành, hiện đang có trong
cuộc sống thực tại, đang được biến chuyển và
đang càng ngày càng nhiều. Có thể nói trong lớp thanh niên này có nhiều tiền đề
của con người mới, tuy nó chưa vững vàng, chưa hoàn chỉnh. Nhiệm vụ những người
và những cơ quan có trách nhiệm trong việc hướng dẫn họ rất nặng nề, tế nhị.
Như vậy là trong mọi lứa tuổi, những yếu tố dáng vẻ con người mới đang xuất
hiện. Con người mới đang xuất hiện và phát triển trong tình hình như vậy. Đó là
một quan niệm làm cho ta yên tâm, tin tưởng – và đúng nó là một sự thật đang
diễn ra trong xã hội.
Tôi ngừng sự bình luận các nhân vật của “Đứng trước
biển” ở đây, vì còn đối với loại nhân vật khác thì chả có gì đáng bàn về “con
người mới”. Có chăng thì chỉ bàn thêm là con người đó còn được mô tả một cách
khá sơ lược và nâng cao, ta chưa thấy được những khía cạnh “tiêu cực” trong
chiều sâu cần thiết của nó.
Ảnh: Ông có tình cảm đặc biệt yêu quý cháu gái. |
Đối với câu hỏi: Hiện nay ta có con người mới chưa?
Những con người mới đó ở đâu? Sao mà nhạt quá. Hình như những con người tiêu
cực, những hiện tượng tiêu cực hầu như cứ tràn lan, lấn át: Tôi có thể trả lời
một cách khẳng định rằng con người mới đã có, đã xuất hiện ở nhiều nơi, rất quý
giá – nhưng chưa thật hoàn chỉnh. Đó là những anh hùng mới (tôi nhấn mạnh anh
hùng mới) ở trên các mặt trận. Trên các trận tuyến quân sự, bao nhiêu chiến sĩ
cán bộ của ta đã có những hành động anh hùng, những ý nghĩ anh hùng và đã biểu
hiện rõ những chiến công – Những người này có nét mới là đấu tranh trong điều
kiện phức tạp. Cán bộ, người có gia đình thì vừa chiến đấu vừa phải lo nghĩ
buồn bực về hậu phương, về những nỗi khó khăn của người thân và những hiện
tượng tiêu cực có tác động đến người thân.
Tôi đã gặp một số cán bộ trung cao cấp ngay ở trận
tuyến biên giới. Các đồng chí đó tâm sự: “Đảng và nhân dân có thể hoàn toàn
tin cậy ở chúng tôi. Chúng tôi ở đây, kẻ địch tới chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm
vụ. Chúng tôi vẫn sẵn sàng hy sinh thân mình để hoàn thành nhiệm vụ. Chỉ có
điều nếu các đồng chí lãnh đạo lo cho hậu phương chúng tôi khá hơn một chút thì
chúng tôi phấn khởi hơn. Nhờ đồng chí báo cáo với Đảng cho chúng tôi như vậy”.
Tôi nhìn anh em, nghe anh em và tôi hoàn toàn tin tưởng những lời tâm huyết đó.
Những người chiến sĩ đang ở mặt trận vẫn chiến đấu mà chiến đấu với một sự lo
lắng với một trách nhiệm riêng tư nặng gấp đôi trước đây. Vì người có gia đình
thì lo gia đình, người chưa có gia đình thì lo cho cha mẹ, lo tương lai, nghề
nghiệp, v.v… Tôi là một Cựu chiến binh tôi hiểu được sự lo lắng đó. Tôi khâm
phục những người đi sau này có những trách nhiệm nặng nề và phức tạp hơn chúng
tôi trước đây mấy chục năm, thậm chí hiện nay họ còn gặp những khó khăn gian
khổ nặng nề hơn cả chúng tôi thưở trước.
Trên mặt trận kinh tế, chúng ta cũng đang có những anh
hùng mới, đó là những công nhân đầy nhiệt tình, nhiều sáng kiến năng suất cao,
những đội trưởng, những chủ nhiệm hợp tác xã, những giám đốc, những kỹ sư, cán
bộ kỹ thuật đầy năng động sáng tạo làm cho đơn vị mình duy trì được sản xuất,
phát triển được sản xuất, nâng cao được đời sống công nhân. Nhiều người đứng
trước sự lựa chọn như sau:
Nếu làm việc X này thì duy trì được sản xuất, duy trì
được cuộc sống của công nhân, nhưng có thể hoặc được khen thưởng hoặc trở thành
tội phạm. Và họ đã dám chịu trách nhiệm,
họ cứ làm và có người đã cứ làm với sự cân nhắc: - Nếu tôi bị coi là tội phạm thì chỉ một mình
tôi chịu tội mấy năm tù. Nhưng trong khi đó thì hàng trăm cuộc sống được bảo
đảm một số năm, tính ra thành mấy trăm hoặc một nghìn năm sống. Tôi sẵn sàng
đổi 10 – 15 năm cuộc đời tôi để có được mấy trăm năm cuộc đời khác. Chẳng lẽ đó
không phải là một ý nghĩ trong nhiều ý nghĩ khác. Và cũng tất nhiên là người có
một ý nghĩ đẹp trên thì về nhiều mặt khác có khi còn có những ý nghĩ chưa đẹp.
Trên mặt trận văn hóa, khoa học, chúng ta cũng có
những anh hùng mới. Tôi đã được gặp các thày cô giáo vừa nói vừa khóc rằng: “Nếu
tôi vì mưu cầu cho mức sống vật chất của chúng tôi cao hơn thì chúng tôi không
làm nghề này. Nhưng chúng tôi yêu các em học
sinh, chúng tôi yêu cái nghề cao quý này, nên thiếu khổ thế này, chứ thiếu khổ
nữa chúng tôi cũng không bỏ nghề. Chỉ có điều nếu các cơ quan có trách nhiệm có
cách giải quyết cho chúng tôi đỡ khó hơn một chút thì công việc của chúng tôi
hiệu quả hơn nhiều”.
Tôi đã từng biết các nhà khoa học, các nghệ sĩ sống
trong những điều kiện thiếu thốn khó khăn gay gắt, thậm chí phải bán bớt những
đồ dùng thiết yếu kể cả quần áo để lấy tiền mau vật liệu mà lao động sáng tạo.
Có những nhà khoa học nằm bò ra trên mảnh chiếu rách ngay ở nền nhà mà khảo
cứu, suy nghĩ, viết báo, viết sách, v.v… Tất nhiên không phải là không có những
người có điều kiện khá hơn hoặc tàm tạm.
Nhưng tôi muốn nói tinh thần yêu nghề, lòng ham mê
sáng tạo, những tâm hồn biết say đắm. Bởi vì đó là những nét đẹp vô giá của
cuộc đời, đó là những điều làm nên cái cao thượng của cuộc sống.
Ở chỗ này tôi lại phải đi chệch một tý để phàn nàn về
một hiện tượng ở một số người. Họ đeo trên mắt mình một cái màng hoài nghi bệnh
hoạn, thiếu lành mạnh. Đó là những người không biết tin vào cái đẹp, cái cao
thượng đang có thực trong cuộc sống, mà cứ vô tình nhân lên gấp bội các hiện
tượng trên vốn có thật, bằng cách “tiêu cực hóa” tất cả mọi sự việc và hành
động cử chỉ của con người. Đối với những người đó, họ không tin là có ai bắt
được của lại đem trả lại, không tin là có ông công an nào lại từ chối của hối
lộ. Gặp điều gì họ cũng dùng chữ “trúng quả”, “vào cầu” hoặc “trượt cầu”, “mất
quả” để đánh giá. Thậm chí, có người ngồi xem đá bóng Quốc tế trên tivi, khi
một thủ môn nọ bắt trượt quả bóng, chịu thua, họ cũng bình luận “lại được mấy
ngàn đô la của đối phương cho rồi”.
Nói về cái tiêu cực, cái xấu, tỏ ra thông hiểu mọi sự
tiêu cực để ra ta hiểu biết, ta thiết thực và đối với những ai nói về điều gì
tốt đẹp thì họ cho là “hâm” là “không hiểu đời”, thậm chí là “nịnh thần”.
Phải, cuộc đời đang trong cuộc đấu tranh phức tạp gay
go nhiều hiện tượng, nhiều hành vi, nhiều tư
tưởng làm ra buồn bực đau khổ, băn khoăn lo lắng. Ta phải vạch ra, phải phê
phán. Nhưng không thể vì thế rơi vào trạng thái hoài nghi bệnh hoạn, mất hết
lòng tin và đưa tới coi những hành vi bỉ ổi cũng là tất yếu của cuộc đời, là
một sự khôn ngoan “tiến bộ”, “thức thời”. Chính những người đó là đang đi ngược
lại cuộc sống. Chính những người đó làm cho cái nọc độc xấu xa lan tràn trong
cuộc sống. Thế rồi lại chính những người đó thường lớn tiếng than ngắn thở dài
về “nhân tình thế thái” và cho là bao nhiêu người khác có trách nhiệm có lỗi,
còn họ thì vẫn trong trắng như thiên thần.
Để kết luận tôi xin tóm tắt mấy câu:
- Sự nghiệp xây dựng con người mới là vĩ đại nhưng
gian khổ lâu dài;
- Trong cuộc sống đầy đấu tranh phức tạp hiện nay,
những con người mới đang xuất hiện ở mọi nơi, nó còn ít, còn chưa hoàn chỉnh,
nhưng đó là những mầm non đầy sức sống đang vươn lên;
- Những yếu tố của con người đang xuất hiện ở khắp
nơi, nó đang nẩy nở, đang phát triển, phải biết trân trọng, nâng niu, chăm bón;
- Con người mới và những yếu tố của con người mới đã
có, đang có và sẽ có ngày càng nhiều trong cuộc sống, không phải tìm ở đâu xa.
Chỉ cần biết nhìn ra nó!
Hồ Đại Lải, tháng 7 – 1984.
(Trích Trần Độ tác phẩm, tập II, Nxb Hội Nhà văn, 2012)
(Trích Trần Độ tác phẩm, tập II, Nxb Hội Nhà văn, 2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét