Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền

Trước tình hình cách mạng miền Nam phát triển thuận lợi, để đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh xây dựng lực lương chủ lực trên chiến trường miền Nam, nhất là ở chiến trường trọng điểm B2, tháng 10 – 1963, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền. 

Nguyễn Văn Linh, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Cục, làm Bí thư Quân ủy Miền; Trung tướng Trần Văn Trà, ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam làm Tư lệnh Miền; Thiếu tướng Trần Độ làm phó Chính ủy Miền. Sau đó điều động các tướng lĩnh và cán bộ cao cấp ở các đơn vị chủ lực, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, Bộ Tổng Tham mưu cùng các cơ quan chuyên môn vào tăng cường cho các quân khu, đơn vị và các cơ quan của Bộ Chỉ huy Miền.

Mùa thu năm 1964, Trung ương cử nhiều cán bộ chính trị, quân sự vào chiến trường miền Nam. Tháng 10 – 1964, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (Sáu Di) vào đến chiến trường B2, với cương vị đại diện Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng kiêm Bí thư Quân ủy Miền, Chính ủy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam. Nguyễn Văn Linh vẫn tiếp tục đảm nhiệm chức vụ Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Thiếu tướng Lê Trọng Tấn vào chiến trường B2 nhận nhiệm vụ Phó Tư lệnh Bộ Chỉ huy Miền. Đầu năm 1965, Thiếu tướng Trần Độ vào chiến trường B2 …
Căn cứ đề nghị của Trung ương Cục và Quân ủy Miền, ngày 12 – 7 – 1965, Bộ Chính trị gửi điện văn quyết định về tổ chức nhân sự của Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền.
Quân ủy Miền gồm: Nguyễn Chí Thanh (Xuân, Sáu Di, Trường Sơn), Ủy viên Bộ Chính trị làm Bí thư; Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) làm Phó Bí thư; Các ủy viên gồm: Phạm Văn Xô, Trần Văn Trà, Trần Độ, Chu Huy Mân, Nguyễn Đôn.
Bộ Chỉ huy Miền gồm: Phạm Hùng làm Chính ủy kiêm Tư lệnh; các Phó Tư lệnh: Trần Văn Trà, Trần Độ, Phạm Văn Xô, Nguyễn Thị Định, Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hữu Xuyến, Đồng Văn Cống, Nguyễn Văn Mùi (Nguyễn Minh Đường), Nguyễn Đôn, Chu Huy Mân. Lê Đức Anh làm Tham mưu trưởng Miền.
Thực hiện chủ trương của Trung ương, Trung ương Cục, Bộ Chỉ huy Miền quyết định triển khai đợt hoạt động mùa mưa năm 1965 trên toàn Miền, trong đó tiến hành chiến dịch tiến công (lúc đầu lấy tên chiến dịch Sông Bé – Phước Long, sau gọi là chiến dịch Đồng Xoài), nhằm đánh quỵ quân ngụy trước khi Mỹ ồ ạt vào Miền Nam.
Bộ Chỉ huy Miền quyết định thành lập Ban chỉ huy chiến dịch do Lê Trọng Tấn, Phó Tư lệnh Miền, làm Chỉ huy trưởng; Trần Độ (Chín Vinh), Phó Chính ủy Miền, làm Chính ủy; Nguyễn Minh Châu (Năm Ngà), Tư lệnh Khu 6 làm Chỉ huy phó; …
Ngày 4/11/1967, TƯ Cục Miền Nam họp hội nghị toàn thể… Hội nghị đã củng cố nhân sự, phân công trách nhiệm các bộ, các cơ quan như sau:
- Trung ương Cục miền Nam : Bí thư : Phạm Hùng; Phó Bí thư : Nguyễn Văn Linh, Phan Văn Đáng, Hoàng Văn Thái; Thường vụ Trung ương Cục : Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh, Phan Văn Đáng, Phạm Văn Xô, Trần Nam Trung, Hoàng Văn Thái.
- Quân ủy Miền: Bí thư: Phạm Hùng; Phó bí thư: Nguyễn Văn Linh, Hoàng Văn Thái; ủy viên: Phạm Văn Xô, Trần Văn Trà, Trần Độ, Lê Trọng Tấn, Lê Đức Anh, Lê Văn Tưởng. Thường trực Quân ủy Miền: Hoàng Văn Thái, Phạm Văn Xô, Trần Độ, Lê Đức Anh, Lê Văn Tưởng.
- Bộ Chỉ huy Miền: Chính ủy: Phạm Hùng; Phó chính ủy: Nguyễn Văn Linh, Trần Độ; Tư lệnh: Hoàng Văn Thái…

Thăm lại căn cứ Tà Thiết năm 2015
 Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền kịp thời rút kinh nghiệm và quyết định thành lập cơ quan chỉ huy tiền phương của Bộ Chỉ huy Miền (mật danh là Đoàn 301 – tiền thân của Quân đoàn 4 sau này) vào ngày 18 – 3 – 1971. Bộ Chỉ huy Đoàn 301 gồm: Trần Văn Trà (Tư lệnh); Hoàng Cầm (Tham mưu trưởng); Lê Ngọc Hiền (Tham mưu phó); Trần Độ (Chính ủy); Trần Văn Phác (Chủ nhiệm chính trị)…
Về tổ chức, ngày 18 – 3 – 1971, Bộ Chỉ huy Miền đổi thành Bộ Tư lệnh Miền, …
Vào thời điểm cuối tháng 2 – 1972… Bộ Tư lệnh Miền vẫn kiên quyết thức hiện quyết tâm của trên, mở chiến dịch với lực lượng tương đương cấp quân đoàn trên chiến trường miền Đông Nam Bộ lấy tên là Chiến dịch Nguyễn Huệ… Bộ chỉ huy chiến dịch gồm: Trần Văn Trà (Phó Tư lệnh Miền làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy). Đồng Văn Cống (Phó Tư lệnh); Trần Văn Phác (Phó Chính ủy); Lê Ngọc Hiền (Tham mưu trưởng); Bùi Phùng (Chủ nhiệm Hậu Cần). Thường trực tại sở chỉ huy cơ bản của Bộ Tư lệnh Miền lúc này còn: Tư lệnh Hoàng Văn Thái, Chính ủy Phạm Hùng, Phó chính ủy Trần Độ, Tham mưu trưởng Hoàng Cầm.
Đầu tháng 2 – 1973, ba cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần và Sở Chỉ huy cơ bản lần lượt chuyển về Tà Thiết. Cuộc di chuyển hoàn tất an toàn sau một tháng.
Bộ Tư lệnh Miền lúc này gồm: Phạm Hùng, bí thư Trung ương Cục, Bí thư Quân ủy Miền kiêm Chính ủy, Trần Độ và Lê Văn Tưởng – Phó bí thư Quân ủy Miền, phó Chính ủy; Hoàng Văn Thái – Tư lệnh; các Phó Tư lệnh: Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Hữu Xuyến và Hoàng Cầm; Tham mưu trưởng: Nguyễn Minh Châu;…
(Trích Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961 – 1976), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004).

1 nhận xét:

  1. I'd like to find out more? I'd likе to find out
    more details.

    Also νisit my blоg рost - blogspot.com

    Trả lờiXóa