Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

Nhà văn Việt Nam hiện đại



TRẦN Đ

Các bút danh khác: Trần Quốc Vinh, Chín Vinh, Cửu Long

(1923-2002)

Họ và tên khai sinh: Tạ Ngọc Phách. Sinh ngày 23 tháng 9 năm 1923. Quê quán: Tây Giang, Tiền Hải, Thái Bình. Dân tộc: Kinh. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ 1957. Mất ngày 9 tháng 8 năm 2002 tại Hà Nội.


Vài nét về quá trình học tập, công tác, sáng tác: Trước Cách mạng tháng Tám tham gia làm báo Cờ Giải phóng, Suối Reo, sau Cách mạng làm tờ Quân Giải phóng, 1947-1950 làm Chủ nhiệm báo vệ Quốc quân. Từng là Chính ủy Trung đoàn, Sư đoàn, Quân khu, phó Chính ủy Quân giải phóng miền Nam, ủy viên Trung ương Đảng (các khóa III, IV, V, VI) Trung tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Trưởng ban Văn hóa – Văn nghệ Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – giáo dục Quốc hội (khóa VII, VIII), Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Hội đồng Nhà nước.


Tác phẩm chính: Bên sống đón súng (bút ký, hồi ức, 1964, 1982), Anh Bộ đội (tùy bút, 1986), Đồng đội (bút ký, truyện ngắn, 1988).

Suy nghĩ về nghề văn: Thập kỷ 30, thời kỳ sôi nổi của Âu hóa, của “Tự lực Văn đoàn”, “Tiểu thuyết Thứ Bảy”, vì thế tôi quen ngay với những tên tuổi Khái Hưng, Nhất Linh, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trong Lư và sau này là Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao, Nguyên Hồng, bấy giờ tôi đang học trung học ở Hà Nội.

Tôi thoát ly gia đình đi làm cách mạng từ 16 tuổi, bị bắt, bị đi đày. Vào bộ đội, làm nhiều công tác… nhưng tôi thích văn chương, hay mơ ước. Tôi không có ý thức rõ rệt là mình sẽ thành nhà văn, mà chỉ thích viết, thích đọc; nhất là thể loại tùy bút vì nó không bị gò bó bởi những quy tắc và công thức nhất định, thầy viết của tôi là các anh Như Phong, Trần Mai Ninh, đặc biệt là anh Trường Chinh…

(Hội Nhà văn Việt Nam. Nhà văn Việt Nam hiện đại (in lần thứ IV). Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2010, trang 1011).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét