Tiến sĩ Trần Kháng Chiến
Năm 1939 khi cha
tôi hoạt động tại huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam thì cô Nguyễn Thị Phúc Hằng là
giao thông Xứ ủy, thường chuyển tài liệu, chỉ thị của ông Hoàng Quốc Việt cho
cha tôi. Sau Cách mạng tháng Tám, cô xây dựng gia đình với chú Trần Độ. Trong
kháng chiến chống Pháp, hai gia đình sống gần nhau trên Việt Bắc.
Chú Độ là dân Thái
Bình, tính tình hóm hỉnh, có tài kể chuyện, viết văn. Có lần chúng tôi hỏi về
lần đầu tiên gặp cha tôi, chú cười và chậm rãi nói: “Đó là lần chú vi phạm kỷ
luật chiến trường, bị ông Bình – phụ trách kiểm tra của quân đội – tuyên bố kỷ
luật…”. Chú Độ là người thích chụp ảnh, gia đình tôi còn giữ được nhiều ảnh do
chú chụp cho trong thời gian sống ở chiến khu. Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ,
chú là Chính ủy Đại đoàn 312. Trong kháng chiến chống Mỹ, chú chiến đấu tại
chiến trường Nam Bộ. Năm 1974 chú từ chiến trường trở ra Bắc, gia đình chú
chuyển về số nhà 97 Trần Hưng Đạo. Từ đó hai gia đình lại trở thành láng giềng
tối lửa tắt đèn có nhau.
Có một điều thú
vị: dân Thái Bình rất tự hào là quê hương sản sinh ra nhiều vị tướng lĩnh đầu
tiên của quân đội như Hoàng Văn Thái, Trần Độ, Đặng Kim Giang, Tạ Xuân Thu.
(Trích cuốn “Nhớ nhà văn Trần Độ”. Nxb Văn học – 2013)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét