Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2021

Điện Biên Phủ đẹp như truyền thuyết

(Những kỷ niệm về kỷ niệm)

Tôi được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ suốt từ đầu đến cuối, nghĩa là ngay từ khi có quyết tâm của Bộ Chính trị, chuẩn bị bộ đội, hành quân, chuẩn bị chiến trường kéo pháo vào, kéo pháo ra, rồi mở màn, đợt một, đợt hai, đợt tổng công kích, bắt tù binh, nuôi tù binh, giải tù binh, tổng kết, mừng công, v.v… 

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

Trần Độ bàn về các phương diện của hoạt động văn học nghệ thuật


Thạc sĩ Ngữ văn Đinh Thị Thanh Huyền

Văn học nghệ thuật là lĩnh vực có sự tham gia của rất nhiều yếu tố cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng Trần Độ đặc biệt chú trọng đến vai trò của yếu tố chủ thể - nhà văn.

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

Mục mới: Câu chuyện của những tấm ảnh


Trong di sản để lại của ông Trần Độ có hàng vạn tấm ảnh. Sau ngày ông mất, chúng tôi đã nhiều lần sưu tập, phân loại từng tấm ảnh để sắp xếp theo từng thời kỳ, theo từng sự kiện. Từ số ảnh trên mà chọn được gần 3000 tấm đặc trưng cho từng giai đoạn lịch sử được xếp trong 10 cuốn sách ảnh khổ lớn, có đánh số thứ tự:

Những cuốn sách ảnh trong Phòng Tưởng niệm ông Trần Độ

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021

Bước đầu làm chính trị viên


Hồi ấy, vào khoảng đầu năm 1940, Đảng ta mới rút vào hoạt động bí mật được ít lâu, tôi là một phần tử tích cực trong thanh niên Phản đế của xã nhà. Tôi đã tổ chức một đội “Thiếu niên tiền phong” hoạt động có tính chất quân sự. Ảnh hưởng của truyện kiếm hiệp, trinh thám mà tôi thường đọc hồi còn đi học, đã làm tôi thích thú với những gì có vẻ ly kỳ hay võ hiệp.

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

Đổi mới tư duy trong công tác phát hành sách


Từ cổ chí kim, sách vẫn được coi là một trong số những di sản văn hóa của nhân loại được loài người trân trọng. Sách của chúng ta ngày nay, rõ ràng là một nhu cầu không thể thiếu đối với đời sống văn hóa tinh thần của con người.