Đại
tá - Nhà văn – Tổng biên tập Tạp
chí Văn nghệ Quân đội Ngô Vĩnh
Bình
...
Hội nghị chuyên đề về văn nghệ trong quân
đội lần đầu tiên được khai mạc vào sáng ngày 9 tháng 4 năm 1949 trên một quả
đồi cao, có đường dốc quanh co đi lên thuộc địa phận xóm Cù Vân (dưới chân đèo
De, tỉnh Thái Nguyên) trong chiến khu Việt Bắc.
Nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, nhà nhiếp
ảnh, diễn viên và đạo diễn đại diện tiêu biểu cho phong trào sáng tác văn nghệ
của các quân khu, các đại đoàn, trung đoàn chủ lực, các báo… đã về dự Hội nghị.
Đại biểu Tây Nguyên, Nam Bộ; đại biểu Hội văn nghệ Việt Nam cũng có mặt.
Chủ tịch đoàn Hội nghị văn nghệ bộ đội lần
thứ nhất năm ấy gồm ba nhà văn: Trần Độ, Thâm Tâm (báo Vệ quốc quân) và Chính
Hữu (nhà thơ trẻ của trung đoàn Thủ đô).
Sau lời khai mạc của đồng chí Văn Tiến Dũng
(lúc bấy giờ là Thiếu tướng, Cục trưởng Chính trị), đồng chí Trần Độ lúc bấy
giờ vừa làm Trưởng phòng tuyên truyền Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt
Nam vừa kiêm Chủ nhiệm báo Vệ quốc quân) đọc bản báo cáo tiêu đề: “Nhiệm vụ văn
nghệ trong quân đội lúc này”...
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã
gửi thư tới Hội nghị. Bức thư sau này được đăng trên báo Vệ quốc quân số 42
ngày 30 tháng 4 năm 1949.
...Hội nghị là sự sum vầy của gia đình văn nghệ
quân đội nói riêng và cả nước nói chung. Sân khấu nhạc kịch tham gia Hội nghị
có đội nhạc binh trung ương, Đoàn nhạc sĩ Việt Nam, ban kịch trong Đoàn Sân
khấu Việt Nam, Đội Thiếu sinh quân Thủ đô, Đội tuyên truyền nghệ thuật của
Phòng tuyên truyền quân đội, các cây bút quân đội đã về họp mặt đông đủ...
Hội nghị đã dành năm ngày cho những buổi
thuyết trình nói chuyện có tính chất huấn luyện về các vấn đề văn nghệ trong bộ
đội và nhân dân nói chung.
Hội nghị Văn nghệ toàn quân (còn gọi là Hội
nghị Văn nghệ bộ đội) lần đầu tiên ấy không chỉ là một sự kiện đáng ghi nhớ của
anh chị em văn nghệ sĩ – chiến sĩ mà còn là một sự kiện văn hoá văn nghệ của
văn nghệ kháng chiến, của nền văn nghệ Việt Nam mới...
Thập Tam trại, mùa thu năm 2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét