Thứ Tư, 10 tháng 10, 2018

Câu hỏi của nhà văn (*)


Nhà văn Nguyên Ngọc


…Tôi chợt nhớ anh Trần Độ, theo tôi là một người lãnh đạo văn nghệ giỏi và hay đến hiếm hoi từng có được trong suốt quá trình đời sống văn học nghệ thuật của ta trước nay.


Tôi xin kể một chuyện:

Hồi ấy, đầu năm 1979, tôi được điều về làm việc ở Hội Nhà Văn Việt Nam. Anh Độ bấy giờ là Trưởng ban Văn hóa văn nghệ trung ương. Một hôm anh bảo tôi sang chỗ anh chơi, và hỏi về Hội Nhà văn tôi định làm những gì. Tôi nói với anh về ý định, về các kế hoạch trù tính của tôi, và kết luận: với những việc ấy, nếu làm giỏi thì trong mươi năm, dở hơn thì khoảng vài ba mươi năm, hy vọng sẽ nâng cao được mặt bằng chung lên một bước, và trên cơ sở ấy mong có thể xuất hiện một vài đỉnh cao mới…

Anh Độ ngồi im một lúc, rồi nói, chậm rãi: Mình tán thành tất cả kế hoạch của cậu, đều đúng và cần thiết… Nhưng có điều mình nghĩ thế này cậu ạ, trong nghệ thuật thường vẫn vậy, muốn có đỉnh cao mới thì bao giờ cũng phải có trường phái mới…, cậu nghĩ coi, có đúng không?

Ảnh Trần Độ chụp
Tôi quen anh Độ đã lâu, từ hồi anh còn làm Chính ủy Quân Khu Đồng bằng, biết anh là một người rất tốt, yêu văn nghệ và quý trọng văn nghệ sĩ…, nhưng cũng chắc đến thế thôi, anh có được học hành, đào tạo gì gọi là cơ bản và hệ thống về chuyện này đâu. Ý kiến của anh khiến tôi giật mình, kinh ngạc. Không ngờ anh tinh tế, sâu sắc, thậm chí cũng có thể nói uyên bác đến thế.

Chúng tôi thân nhau từ đấy, tâm huyết.

Cho đến nay tôi vẫn nghĩ chúng ta đã bỏ mất một người lãnh đạo văn nghệ giỏi nhất, hay nhất, tốt nhất mà ta đã từng có thể có. Bao giờ mới tìm lại được một người như vậy?

(*) Đầu đề của blog
 

3 nhận xét:

  1. Câu chuyện của nhà văn Nguyên Ngọc thật giản dị và sâu sắc. Biết làm văn nghệ, hiểu văn nghệ sĩ.. điều không phải nhà lãnh đạo nào cũng làm được.
    Chúng ta, đúng là... chúng ta, đã bỏ mất 1 người lãnh đạo văn nghệ giỏi nhất, hay nhất, tốt nhất...

    Trả lờiXóa
  2. Qua câu chuyện của nhà văn Nguyên Ngọc tôi nhận thấy thường là các nhà lãnh đạo không thèm hiểu, thậm trí không hiểu văn nghệ, văn nghệ sỹ mà chỉ lãnh đạo một cách duy ý chí thì lấy đâu ra sự sáng tạo từ các văn nghệ sỹ.Đáng tiếc! Đáng tiếc!!!

    Trả lờiXóa
  3. Phải có tự do sáng tác mới có tác phẩm hay được.

    Trả lờiXóa