Tháng
01/2014, mở đầu dịp kỷ niệm 70 năm Quân đội Nhân dân, 60 năm chiến thắng lịch
sử Điện Biên Phủ, Nhà sách Thăng Long và các Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân,
Nxb Văn học cho ra mắt bộ sách gồm 7 cuốn viết về cuộc đời và sự nghiệp của các
tướng lĩnh có vai trò to lớn trong lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc Việt
Nam. Đó là các Đại tướng: Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Lê Trọng Tấn, Hoàng
Văn Thái, … và Trung tướng Trần Độ.
Đặc biệt trong các cuốn sách viết về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Đại tướng Lê Trọng Tấn lại có bài viết của Trung tướng Trần Độ.
Cuốn sách
Trung tướng Trần Độ, cây súng – cây bút, đi suốt cuộc đời do nhà văn Võ Bá
Cường tái bản Chuyện tướng Độ (Nxb Quân đội Nhân dân, 2007) có bổ sung nhiều tư
liệu và nội dung mới.
Mở đầu
tác phẩm, nhà văn Võ Bá Cường có Đôi điều với bạn đọc như sau:
“Trần Độ
là một vị tướng nổi tiếng, tài kiêm văn võ. Như một số tướng lĩnh cùng thời,
ông gắn chặt đời mình vào cây súng và cây bút. Là vị tướng, Trần Độ đi cùng dân
tộc suốt hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc.
Tôi viết
cuốn sách này bởi lòng kính phục nhân vật lịch sử Trần Độ… Những người cần vụ,
lái xe, nấu ăn, cùng một số cụ lão thành cách mạng… đã kể cho tôi nghe cuộc
sống đời thường nhưng ly kỳ và hấp dẫn của vị tướng này. Đặc biệt, tất cả những
nhân chứng đều khích lệ, động viên, tạo điều kiện cho tôi làm tốt công việc.
Trong quá trình viết, tôi luôn đề cao tính chân thực của lịch sử, có chỗ dùng
nguyên ý của Tướng quân viết trong hồi ký… với tinh thần trách nhiệm cao, mong
cho cuốn sách chính xác về tính lịch sử và các nhân vật trong đó.
… Cảm ơn
Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân đã lần đầu tiên in tập sách này. Cảm ơn Nhà xuất
bản Văn học đã tái bản cuốn sách, một lần nữa khẳng định công lao của Trung
tướng Trần Độ với sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. Lần tái bản này tôi có
bổ sung thêm một số tư liệu về cuộc đời sự nghiệp của Trung tướng Trần Độ…”.
Thành kính tưởng nhớ ông!
Trả lờiXóaQuang ơi, sửa, sửa ngay câu: "Đó là các đại tướng...".
Trả lờiXóaCác cụ là TƯỚNG - viết hoa - để phân biệt với tướng - viết thường, anh ạ
XóaAQ, Bà Nguyễn thị Phúc Hằng là giao thông Sứ ủy Bắc kỳ năm 1939 khi ông Trần Tử Bình hoạt động ở BL- HN có bí danh là Châu Không? Thời kỳ hoạt động bí mật (1938-1943) ở cơ sở Cổ Viễn - Hưng công ngoài ô Việt, ô Bình, ô Mẫn, ô Xuân (Tức ô Cử), ô Ương..... còn có "chị Tân, chị Châu" (theo bản kê khai năm 1965)
Trả lờiXóaTôi chịu... Cụ nhà tôi hơn 90 tuổi rồi, chắc chả nhớ đâu mà hỏi...
Trả lờiXóa