(Tiếp theo và hết)
Sau khi thoát khỏi nhà tù đế quốc,
ông trở về tham gia kháng chiến chống Pháp cho đến trận cuối cùng. Khi tham gia
chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Trần Độ với cương vị là Chính ủy Đại đoàn 312 – Đại
đoàn mở đầu chiến dịch và cũng là Đại đoàn giáng đòn tấn công quyết định chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ, bắt sống chỉ huy địch.
Trong Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có nhiều trưng bày về ông Trần Độ.
Dưới tấm ảnh có ghi
“Chính ủy Đại đoàn 312 Trần Độ trao cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch
cho Đại đội trưởng Hà Văn Nọa, đại đội 243, tiểu đoàn 11, Trung đoàn 141 đánh
Him Lam (13/3/1954)”
Trong khu trung tâm Bảo
tàng có trưng bày một tập báo Quân đội Nhân dân xuất bản ngay tại mặt trận Điện
Biên Phủ có nhiều bài viết của ông Trần Độ với bút danh “Đồng chí TRẦN”, “TRẦN”
hoặc T.Đ…
Ở vị trí trang trọng
có tấm bảng ghi danh Bộ Chỉ huy và Chỉ huy của các đơn vị tham gia Chiến dịch,
trong đó có Đại đoàn 312 nằm bên phải Bộ Chỉ huy.
Trong kháng chiến chống
xâm lược Mỹ, ông Trần Độ được cử vào chiến trường miền Nam với trọng trách: Phó
Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam từ 1965 đến 1974.
Tại Khu Di tích
Bộ Chỉ huy Miền – rừng Tà Thiết, tỉnh Bình Phước có phục dựng lại một số hầm –
nhà ở và làm việc của các Chỉ huy.
Trong nhà trưng bày của Khu Di tích còn có
chân dung và những hình ảnh hoạt động của Bộ chỉ huy có ông Trần Độ tham gia.
Những tư liệu trong
các Di tích lịch sử trên khắp đất nước, từ Bắc vào Nam ghi lại những giai
đoạn lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc, gắn với sự nghiệp của ông Trần Độ
vẫn còn được lưu giữ mãi mãi trong lòng chiến sĩ và nhân dân cả nước.
Có thời, có người từng muốn xóa đi dấu chân của ông nhưng nhân dân và lịch sử là người phán quyết đúng đắn nhất. Mọi sự áp đặt mãi mãi đều chỉ là hư vô.
Trả lờiXóaXếp lịch đi Campuchia chụp nơi ông đã đi qua trên đường vào Nam đánh Mỹ.
Trả lờiXóaCảm động khi thấy tên cả các vị tướng 'số phận': Lê Liêm, Đặng Kim Giang... Thế mới là nhân dân, thế mới là lịch sử!
Trả lờiXóa