Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

Đọc Trần Độ tác phẩm


                       Nxb Hội Nhà văn, 2012
Nhà văn Tô Đức Chiêu
Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa cho ra bộ sách Trần Độ - tác phẩm, khổ lớn, ba tập, tới 2400 trang (lấy số tròn, khổ lớn) và do nhà thơ Hữu Thỉnh viết lời giới thiệu. Đây chưa phải toàn bộ sáng tác, ghi chép của ông trên chặng đường dài mấy chục năm trời, qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dng đất nước trong hòa bình, nhưng chỉ mới đọc nhanh, đọc vội, tôi hơi choáng ngợp về s đồ sộ của tầm bao quát thời thế. Tác phẩm đầu trong bộ sách này viết vào nhng ngày đầu kháng chiến chống Pháp và tác phẩm sau cùng được viết vào nhng ngày tháng cuối đời.



      Không phải nhà lý luận và càng không có năng lc gì trên lĩnh vc phê bình văn học nhưng tôi muốn tỏ lòng ngưỡng mộ và kính trọng tác giả mà vội vàng cầm bút viết nhng dòng ch này.



Nhiều vị tướng viết văn, nhưng văn Trần Độ có nét rất đặc trưng của riêng mình ông. Mọi người đều biết, nhà văn Trần Độ nguyên là cán bộ cao cấp của Đảng và nhà nước ta, gi nhiều trọng trách lớn lao: Thư ký Tổng Bí thư Trường Chinh và Chính ủy mặt trận Hà Nội thời đầu kháng chiến chống Pháp, Chính ủy sư đoàn thời Điện Biên phủ, phó chính ủy Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, ủy viên Hội đồng nhà nước, phó Chủ tịch quốc hội, trưởng ban Văn hóa – văn nghệ trung ương… Cả chặng đường dài, rất dài, đi suốt cuộc đời, trên mọi lĩnh vc công tác, ông đều song song cầm bút với tư cách nhà văn. Cho dù ông nói chỉ vì yêu nghề, yêu cuộc sống của mình và đồng đội chung quanh, ngưỡng mộ các nhà văn mà cầm bút. Đọc ông ta thấy xuyên suốt nổi lên một trái tim sôi động, đầy nhiệt huyết, đắm say với mọi diễn biến của cuộc trường chinh toàn dân tộc, và đến ngay cả nhng ngày tháng cuối đời, gặp đôi điều trắc trở này khác, ngòi bút của ông vẫn đầy sc sống, đầy trách nhim, đầy ý thc cao cả của một công dân. Có thể ai đó nhìn khối lượng đồ sộ của sách mà ngại không đủ thời gian đọc chăng? Có thể ai đó cho rằng đã là cán bộ cao cấp thì viết ra chắc chắn là kêu gọi, là bảo ban, là các bạn phải thế này, phải thế khác? Có thể ai đó cho rằng văn chương của các vị thời kỳ ấy chẳng nhng sáo mòn về câu ch mà còn quá đát về nội dung chăng?
Ai đánh giá như vậy là quyền của họ nhưng với nhiều bạn đọc thì không. Tu chung có thể phân vùng văn chương qua bộ sách của ông thành mấy mảng: Truyện, ký, bàn về văn hóa, bàn về quân s… Nhưng mà, quả thật ở ông gia truyện và ký khó phân định rạch ròi, còn bàn về quân s, lạ thay, vẫn dưới dạng bút pháp rất văn học khiến người đọc cảm thụ vấn đề qua văn học. Tỉ như về cuộc hành quân “Junction City” kẻ thù đã không thể nào thc hiện được âm mưu diệt Bộ chỉ huy và chủ lc của ta ở chiến trường B2 nhưng vẫn khoác lác, ông liền viết bài Nhng con số Mỹ dùng phương pháp so sánh sinh động để đáp lại nhng gì mà các tướng tá Mỹ và chính quyền Sài Gòn đang cho là thắng lợi. Các vấn đề văn hóa ông bàn đến rất nhiều, t văn hóa cơ sở, văn hóa Liễu Đôi, văn hóa cấp huyện, văn hóa trong các đơn vị quân đội, văn hóa trong thanh niên… tất thẩy đều dưới dạng nhng dòng ch đầy hình ảnh của văn chương. Ông là hội viên thế hệ sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam nhưng không một dòng ch nào tỏ ra mình như vậy mà luôn luôn coi bản thân là học trò, là em của các cây bút đàn anh như: Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Tô Hoài, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan… Ông gi nhiều chc vụ quan trọng qua tng giai đoạn cách mạng nhưng không hề đả động gì tới chc tước của mình và ở đây chúng ta cũng chỉ bàn đến tư cách nhà văn của ông mà thôi.
Có nhng vấn đề cũ nhưng qua giọng kể của ông sao mà vui, sao mà ngộ. Một lần ông dẫn tốp nhà văn tên tuổi tới gặp tướng Nguyễn Sơn khi ấy đang làm Tư lệnh quân khu bốn. Ông Sơn vui vẻ và trân trọng bắt tay tng người nhưng tới anh cán bộ Trần Độ, ông Sơn thấy trẻ quá, lại chẳng có tên tuổi gì, liền hỏi:
- Mày là thằng nào? Biết gì văn chương mà định ngồi ở đây?
Ai đó có thể t ái, nhưng Trần Độ không, ông khiêm tốn thưa thc lòng mình:
- Em muốn được nghe chuyện văn chương của các bậc đàn anh. Xin cho em được phép ạ!
Có những vấn đề nói từ thời ấy nhưng nay đâu đã cũ. Trong một bài bàn về văn hóa ông kể lại rằng đã suy nghĩ rất nhiều khi d một hội nghị ở Matxcova tháng 7 năm 1987. Khối người có chc tước cao do cơ chế, do may rủi, do luồn lách, do con ông cháu cha, không thể nào sánh nổi với nhng con người tài ba, lao động miệt mài, khiêm nhường, luôn học hỏi, đi tới nhng vinh quang do chính bản thân mình vươn tới. Do vậy việc đánh giá nhng con người không thể nào chỉ nhìn vào chc vụ. Ông hết lòng ca ngợi nhng nhà văn Liên Xô đầy trí năng sáng tạo đã chỉ ra cho xã hội thấy được nhng mâu thuẫn có thể làm chìm đắm cả con tầu cơ chế như Aimatop, Maiakopxki… để rồi viết bài kêu gọi hãy nhìn nhận, đánh giá thành tích, công lao ai đó đừng vì chc tước hay cương vị xã hội của họ. Đặc biệt không được coi thị hiếu của ai đó có cương vị cao làm chuẩn mc bắt mọi người phải noi theo. Ông chỉ rõ ra rằng ta bỏ ra bao nhiêu tiền bạc làm nhà Rông cho đồng bào thượng ở Tây Nguyên không được bà con hưởng ng gây lãng phí đó sao. Rồi nhng chuyện khá buồn cười là cạo râu, xé quần loe, cắt tóc dài… để đi đến kết luận rằng văn hóa là không thể áp đặt.

Chân dung nhà văn Tô Đức Chiêu
 Nhng trang ông viết về đồng đội đậm đà tình người. Ông ngợi ca t anh binh nhì, chị du kích vùng ven, tới vị tướng là cấp trên của mình, cũng đều với giọng văn trân trọng như nhau, lời lẽ thắm thiết và chí tình.
Một ngày tháng ba va qua, con trai nhà văn cùng mấy người tham gia làm sách đã mang tác phẩm của ông về quê hương Tiền Hải – Thái Bình, thắp nén hương thơm, kính cẩn thưa với hương hồn ông về thành quả này. Cũng qua gia đình và bè bạn chúng ta biết tác phẩm của nhà văn Trần Độ vẫn còn nhiều. Tin rằng, tùy tng hoàn cảnh, tng giai đoạn, sẽ dần dần được đọc tiếp các trang viết của nhà văn Trần Độ và kính mong ông dưới suối vàng xa thẳm thấu hiểu rằng, trên cõi đời, vẫn đông đảo bạn văn, bạn viết, bạn đọc và đồng đội ngày đêm ngưỡng mộ và quý trọng ông.

(Bài đăng trên báo Văn nghệ số 21 ra ngày 26/5/2012)

(Trích Nhớ Nhà văn Trần Độ, Nxb Văn Học, 2013)

1 nhận xét:

  1. Tôi đã đọc văn ông từ đã lâu và đến nay vẫn vậy .Dù trong hoàn cảnh nào các tác phẩm của ông đã và đang xuất bản cũng luôn được cá nhân tôi đón đọc với tâm trạng rất thích,đáng đọc Xin cám ơn những người đã đưa được các phẩm của ông đến được công chúng mến mộ tài ,đức ông Trần Độ

    Trả lờiXóa