Trong số các tác phẩm viết về những năm tháng trong quân đội, ông Trần Độ viết nhiều về tình đồng đội, đó là các tác phẩm:
- Anh bộ đội (tập tuỳ bút). Nxb Quân đội Nhân dân,
1975, 161 trang, khổ 13x19, in 22500 cuốn.
- Đồng đội. Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1987, 302 trang, khổ 13x19, in 10000 cuốn.
- Nghĩ về cuộc sống. Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1987, 173
trang, khổ 13x19, in 10700 cuốn
...
Dưới đây là Lời Nhà xuất bản
Trong những năm đánh Mỹ gian khổ, quân và dân trên
chiến trường Nam Bộ đã quen thuộc với bút danh CỬU LONG trên những bài viết
phân tích tình hình, bình luận quân sự có tầm chiến lược và tổng kết sắc sảo
các chiến dịch lớn …, đôi khi lại là một bài tùy bút trữ tình. Bộ Tổng Tham mưu
ngụy quân Sài Gòn, Cục Tình báo Trung ương Mỹ CIA và cả Lầu Năm góc đều theo
dõi từng bài của CỬU LONG và đoán già đoán non rằng đây là bút danh của một
tướng Việt Cộng, hay có thể là bút danh chung của Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng.
Nhưng ở trong chiến khu, cán bộ chiến sĩ các lực lượng võ trang nhân dân giải
phóng miền Nam cũng như cán bộ chính trị, nhiều người biết CỬU LONG là bút danh
của Trung tướng Trần Độ, mà anh em vẫn quen gọi là anh Chín Vinh, một trong
những cán bộ quân sự cấp cao của Trung ương Cục miền Nam Đảng Cộng sản Việt
Nam.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 và lần thứ 6
của Đảng, đồng chí Trần Độ đã được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Hiện
nay đồng chí là Trưởng Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương.
Là một học sinh giác ngộ cách mạng, tham gia phong
trào Mặt trận bình dân, trưởng thành trong đấu tranh và trong lao tù đế quốc,
sau khi vượt ngục Sơn La, đồng chí Trần Độ được Trung ương đưa về công tác ở cơ
quan Trung ương Đảng. Trong thời gian này, đồng chí Trần Độ là một trong số
những đồng chí đã được đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh giao cho nhiệm vụ
nghiên cứu Đề cương Văn hóa để đi phổ biến trong giới trí thức, văn hóa, văn nghệ
và thành lập Hội Văn hóa Cứu quốc chống đế quốc Pháp và phát xít Nhật. Từ đó, dù làm công tác cách mạng nào, ở bất cứ chiến trường nào, ở đồng bằng
Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, miền Đông Nam Bộ hay trong Tổng tiến công Mậu Thân … ở
đâu, đồng chí Trần Độ cũng dành nhiều thời gian suy nghĩ về những vấn đề văn
hóa cách mạng và dân tộc, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và viết bài
cho báo chí.
Đồng chí đã viết nhiều về những vấn đề lý luận văn hóa
và có những bài tùy bút sâu sắc về việc xây dựng con người mới. Những tập tùy
bút Anh Bộ đội, Lý tưởng, ước mơ và nghĩa vụ của đồng chí là một thể loại tùy
bút khá đặc biệt có sức truyền cảm đến đông đảo người đọc trẻ.
Trong dịp Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đang
tích cực chuẩn bị tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 5, Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng giới thiệu một tập tùy bút mới của đồng chí
Trần Độ gồm những bài viết về một vấn đề rất quan trọng trong quá trình xây
dựng và khẳng định về mặt nhân cách đang hình thành của con người mới xã hội
chủ nghĩa. Từ những kỷ niệm sâu sắc về những người bạn chiến đấu thân thiết, những
người đồng chí gắn bó và những nhân vật khác nhau trong cuộc đời, với cách đặt vấn đề có tình cảm sâu đậm và với lý luận sắc
bén, đồng chí Trần Độ cùng bạn đọc “Nghĩ về cuộc sống” – nghĩ về con người,
cùng chúng ta nghĩ về mọi người và nghĩ về mình trong mối tương quan mình và
mọi người, cá nhân và xã hội. Tác giả còn giúp bạn đọc trẻ xác định một lối
sống trong sáng, lành mạnh, một niềm tin vững chắc vào cuộc sống, sự nghiệp và
tương lai. Đồng thời Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh cũng đang chuẩn bị để
lần lượt cho ra mắt bạn đọc hai tập sách nữa của cùng tác giả bàn về “Văn hóa ở
cơ sở và văn hóa ở huyện”, và về “Mấy vấn đề văn hóa cần nghiên cứu”.
Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh
Tướng tá mà chịu khó học, đọc, viết như cụ thật quý lắm lắm.
Trả lờiXóa