Nhà giam lúc này có ngót 40 chị. Tôi chú ý ngay đến
một chị có dáng người óng ả, đậm đà, khỏe mạnh. Chị đẹp thật. Các chị cho tôi
biết tên chị là Quang Thái, chị là em gái chị Minh Khai, vợ anh Võ Nguyên Giáp.
Tôi có cảm tình với chị ngay. Chị nói chuyện rất hay, cái miệng rất xinh. Chị
em trong tù ai cũng quý chị, thích chị. Chị là Trưởng Ban Ngoại giao. Tên Thống
sứ như cũng phải “mê” chị. Mỗi lần vào nhà tù, đến nhà giam nữ, nó hỏi ngay “ma
đam Thái đâu”, chúng tôi nói: “Ma đam Thái đây!”, chị bước ra. Nó hỏi chị câu
gì tôi không biết, nhưng thấy chị trả lời lưu loát. Nó kính nể chị lắm.
Chị có đôi mắt sáng, chị hay quan tâm đến chị em. Chị dạy chị em học.
Chúng tôi gọi chị bằng thầy. Chị động viên chúng tôi:
- Chúng mình chịu
khó học đi.
Chị đọc cho chúng
tôi viết “đích tê” (chính tả). Có lần chị chấm bài và bảo chúng tôi:
- Thế này thì trò
giỏi bằng thầy rồi, không phải dạy nữa.
Chị em sống với
nhau êm ấm. Có chị Thái, chúng tôi không sợ bọn cai ngục bắt nạt, vì chị luôn
đứng ra bênh vực chị em, chúng nó phải nể chị, chị nói thong thả bình tĩnh.
Chả may, vào đầu
năm 1944, một ngày chúng tôi thấy chị bỏ ăn. Tôi ở trong Ban Cứu tế nên vội đến
gần chị, thấy người chị nóng hôi hổi, tôi lo nước nôi cho chị uống. Chị chả ăn
cơm, ăn cháo, có mấy củ khoai lang của người nhà chị Hải gửi vào cho, chúng tôi
nhờ nhà bếp nướng chín cho chị ăn, chị cũng chỉ ăn được một ít.
Điện Biên Phủ, kỷ niệm 50 năm chiến thắng vĩ đại. |
Rồi chúng cũng phải
nhượng bộ, cho chị đi nhà thương Vọng. Nhà thương kết luận chị bị thương hàn.
Nhưng hỡi ôi, dù
sang bên ấy, có hai em là cô Hiên, cậu Du trông nom tận tình, nhưng vì bệnh
nặng, chị bị thương hàn lại bị bệnh tim nên chị không qua khỏi được.
Tin chị Thái mất là
do bên anh chị em tù kinh tế truyền đi. Chúng tôi hỏi lại mụ gác-điêng. Nó bảo
là đúng. Chị Thái sức yếu quá rồi. Không sống được...
Cả trại giam nữ
chúng tôi khóc rẫy lên, thương chị quá. Chúng nó nghe tiếng khóc, vào quát “im
ngay đi”. Nhưng chúng tôi không nghe. Chị em khóc và chửi chúng nó là quân dã
man, bệnh để lâu quá mới cho đi nhà thương.
Tối hôm ấy, chúng
tôi làm lễ truy điệu chị, đắp một hình mộ. Các chị xin đâu được một ít hương
hoa. Chị Trương Thị Viếng đọc điếu văn.
Cả trại lại nhòa đi
trong tiếng khóc nức nở, thương một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết đã ra đi.
Cho đến bây giờ tôi đã già, gần 90 tuổi, tôi vẫn
nhớ, vẫn thương chị, mãi mãi không thể nào quên được chị.
Bà Nguyễn Thị Phúc Hằng kể. Nhà văn Bích Thuận thể hiện (Bài trong cuốn Hai chị em
liệt sĩ Minh Khai Quang Thái, Nhà xuất bản Thanh Niên, 2007)
Xúc động trước bài viết của bà Hằng.
Trả lờiXóayurtdışı kargo
Trả lờiXóaresimli magnet
instagram takipçi satın al
yurtdışı kargo
sms onay
dijital kartvizit
dijital kartvizit
https://nobetci-eczane.org/
QB5