Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2020

Trở về Hậu phương

Tháng 4 năm 1974, ông Trần Độ trở lại miền Bắc sau gần 10 năm Chiến trường miền Nam. Trong Hồi ký, ông kể: “Lần này ra Bắc, tôi không đi máy bay như hồi 1969... mà là đi dọc Trường Sơn theo con đường chiến lược mang tên Hồ Chí Minh. Khi được tin này tôi rất thích thú, bởi nó rất phù hợp với nguyện vọng của tôi bấy lâu nay”. 

Trên một cung đường Trường Sơn

Lần này ra Bắc lại được đi theo đường Trường Sơn, con đường chiến lược huyền thoại, thì đối với tôi là một niềm vui lớn. Vốn từ lâu, tâm trí tôi đã luôn hướng về con đường mà hàng vạn hàng vạn đồng đội của tôi đã lần lượt băng qua để từ hậu phương lớn vào tiền tuyến lớn. Tôi muốn tận mắt nhìn thấy và chia sẻ nỗi gian nan, vất vả với họ"

Khung cảnh thanh bình của vùng Giải phóng 
Nhưng cũng từ trên con đường lịch sử này, ông mang một nỗi niềm riêng. Chắp nối những câu chuyện được nghe, được đọc... ở đâu đó, tôi tạm sắp xếp như thế này:
Sau khi Hiệp định Paris, ông Tố Hữu, lúc đó là Bí thư Trung ương Đảng, có vào Bộ Chỉ huy Miền phổ biến Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 với tư tưởng chỉ đạo là thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định. Với tư tưởng ấy, ông Độ truyền đạt trong toàn lực lượng Quân Giải phóng miền Nam. Thậm chí, ở một hội nghị, ông còn yêu cầu đưa “ra tòa” những vị chỉ huy vi phạm Hiệp định. 
Việc này, ông Võ Văn Kiệt có viết: "...Sau Hiệp định Paris giữa Quân ủy Miền (anh Trần Độ thay mặt) với Quân khu 9, ý kiến khác nhau khá xa về bám dân, giữ đất. Anh cảnh cáo chúng tôi (Quân khu) và còn dọa sẽ có mức kỷ luật cao hơn".

Dọc đường 9, tháng 4 năm 1974
Nhưng sau Hội nghị Quân ủy Trung ương vào tháng 3 năm 1974 thì Quân Giải phóng chủ động phản công và tiến công liên tục mở rộng vùng kiểm soát. 
Kể về chi tiết này là vì sau khi đọc Cuộc đời và sự nghiệp Cách mạng của Đại tướng Lê Đức Anh có đoạn: "Trở về miền Nam, tôi được anh Đồng Sỹ Nguyên - Tư lệnh Bộ đội 559 - tổ chức đi theo đường Đông Trường Sơn. Vào đến Đông Hà - Quảng Trị, gặp anh Trần Độ từ Miền ra, tôi hỏi:
- Anh ra thì ai thay?
Anh im lặng không nói gì, sau đó anh bảo:
- Sau khi có Hiệp định Paris, tình hình phức tạp quá. Khi anh Tố Hữu vào phổ biến thì tin ở Trung ương.
Tôi bảo:
- Tin ở Trung ương là đúng, nhưng phải phản ánh đúng thực tế chiến trường với Trung ương và phải kết hợp hai vấn đề đó lại.
Anh bảo giờ anh ra Bắc. Tôi bắt tay chào anh, thấy anh không vui, tôi cũng không hỏi vì sao anh ra". (Trích chương 7, hồi ký "Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng" của Đại tướng Lê Đức Anh)
 
Nghỉ chân dọc đường ra Bắc 1974


Ra đến miền Bắc, ông Trần Độ được nhận quân hàm Trung tướng, giao chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Phó trưởng Ban miền Nam của Trung ương Đảng. Ông về lại căn nhà của Quân khu III xếp cho ông ở từ trước khi vào miền Nam.

Ngôi nhà ngày trở về miền Bắc năm 1974

Gia đình sum họp sau mấy chục năm ly tán

Đội ngũ những người giúp việc của ông Độ. Từ trái qua: Nghiêm Hà, thư ký hành chính; Lả và Huệ - cấp dưỡng; Lê Văn Nu - cần vụ. Hàng sau: Thụy - lái xe; Khoản - bảo vệ. 

Trong một lần ông Độ về Thái Bình thăm mẹ Tô Thị Phủng và em gái: Tạ Thị Xuyến

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét