Thạc sĩ
Ngữ văn Đinh Thị Thanh Huyền
Văn
học nghệ thuật là lĩnh vực có sự tham gia của rất nhiều yếu tố cả về vật chất lẫn
tinh thần. Nhưng Trần Độ đặc biệt chú trọng đến vai trò của yếu tố chủ thể -
nhà văn.
* Quan niệm về người nghệ sĩ
Trong
cách nhìn vào văn nghệ, vị tướng nhà văn này luôn có ý thức mọi việc đều bắt
đầu từ con người. Trong sáng tạo nghệ thuật thì con người chính là bản thân văn
nghệ sĩ - những chủ thể sáng tạo, là lực lượng sáng tác. Người nghệ sĩ trong mỗi
thời điểm khác nhau thì vị trí, vai trò, sứ mệnh khác nhau. Dựa trên quan điểm
của Mác - Lênin và đường lối của Đảng, Trần Độ quan niệm người nghệ sĩ là chiến
sĩ, là nhà tư tưởng.
Trước
hết, Trần Độ quan niệm người nghệ sĩ
là chiến sĩ. Vấn đề này đã được nhiều
người đặt ra, ở nhiều thời đại. Tiếp thu truyền thống, căn cứ vào tình hình thực
tiễn của đất nước, Trần Độ khẳng định: Văn nghệ với vai trò là
vũ khí cách mạng, thì đội ngũ văn nghệ sĩ là chiến sĩ của
Đảng trên mặt trận đó. Hơn thế, là người có xu hướng đổi mới văn nghệ, Trần Độ
còn nhấn mạnh vai trò của người nghệ sĩ - chiến sĩ trong thời đại mới. Trong
hoàn cảnh phức tạp đó tư duy con người thay đổi, văn chương cần phải khác, đòi hỏi người nghệ sĩ phải thay đổi. Người nghệ sĩ
cần bám sát hiện thực, phản ánh đúng vấn đề mà con người quan tâm, góp phần xây
dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đây là điểm khác biệt của Trần Độ so với
đương thời cũng là khởi đầu của sự khó khăn phức tạp trong cuộc đời hoạt động
văn nghệ của ông.
Bên cạnh quan niệm người nghệ sĩ – chiến sĩ, Trần Độ cho rằng người nghệ sĩ còn phải
là nhà tư tưởng. Theo Trần Độ,
nhà văn là nhà hoạt động tư tưởng dùng ngòi bút để thể hiện quan điểm của mình
và tư tưởng của thời đại. Sức lay động sâu xa nhất của tác phẩm nghệ thuật
chính là sức lay động của những tư tưởng thẩm mỹ tiên tiến. Chiều sâu của sáng
tạo phụ thuộc vào chiều sâu nhận thức của người nghệ sĩ, những tư tưởng lớn
luôn luôn có sức cổ vũ mạnh mẽ và có tác dụng soi đường hết sức quan trọng.
Điều Trần Độ
đặc biệt quan tâm trong toàn bộ quá trình đổi mới và phát triển văn nghệ là lao
động nghệ thuật của người nghệ sĩ, vì theo ông, nó là nhân tố quyết định và
quán xuyến toàn bộ quá trình “sản xuất” nghệ thuật.
Trần Độ cho rằng, “lao động nghệ thuật của người nghệ
sĩ là tương quan và
gắn bó rất chặt chẽ giữa lao động trí óc với lao động thể lực”. Ông còn cho
rằng: Lao động nghệ thuật là lao động
nghề nghiệp. Vì tính nghề nghiệp, tính chuyên sâu cũng như kỹ năng, kỹ xảo, quá
trình rèn luyện tay nghề, v.v… đều là rất cần thiết đối với lĩnh vực lao động
này. Nhưng điều quan trọng ông nhấn mạnh ở đây là “lao động nghệ thuật là một
thứ lao động nghề nghiệp đặc biệt, cao cấp”. Vì vậy, đối với những người lao
động nghệ thuật hết sức khó khăn này, Trần Độ đặt ra yêu cầu “đối xử xứng đáng
với các tài năng thực sự, đãi ngộ tương xứng với cống hiến quý giá của họ”… Đó
là công bằng xã hội và cũng là một tất yếu lịch sử phải trải qua trước khi tiến
đến chỗ mọi người đều đầy đủ và sung sướng, đều hưởng theo nhu cầu.
Theo Trần Độ, trước tiên người nghệ sĩ phải có
năng khiếu và tài năng. Ông rất chú ý tới năng khiếu, tài năng
của nghệ sĩ. Ông cho rằng: Nói đến văn nghệ là phải nói đến năng khiếu, tài
năng và trước sau tài năng vẫn là của hiếm, tài năng phải trở thành tài sản của
nhân dân. Thế giới quan sai lầm có thể giết chết tài năng, nhưng thế giới quan
cũng không thay thế được tài năng để tạo ra những giá trị nghệ thuật. Trái lại,
tài năng lớn có thể khắc phục được những
hạn chế, những khía cạnh sai lầm trong thế giới quan để tạo nên những
giá trị nghệ thuật tiến bộ. Đó là trường hợp Nguyễn Du, Ban-dắc, Tôn-xtôi, v.v…
Nếu vừa có tài năng lớn lại vừa có thế giới quan đúng thì có thể tạo nên những
giá trị nghệ thuật tuyệt vời. Như vậy quan niệm về nghệ sĩ giữa ông và các nhà
lãnh đạo của Đảng là thống nhất. Từ sự quan tâm đến năng khiếu, tài năng nghệ
sĩ, ông khuyên văn nghệ sĩ cần luôn luôn mài giũa tài năng của mình, phải có ý
thức rèn luyện nếu không tài năng sẽ mai một. Ông kêu gọi mọi người hãy biết
quý trọng, chăm lo, ưu
ái với tài năng - nghệ sĩ, đối với lãnh đạo văn nghệ phải
phát hiện, đào tạo, có phương thức ứng xử phù hợp đối với các tài năng để tài
năng đó phụng sự cho Đảng, cho nhân dân.
Cũng
giống như quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu, Trần Độ yêu cầu người nghệ sĩ
ngoài năng khiếu thiên bẩm, còn phải không ngừng trau dồi, học tập. Với Trần Độ: “Tài năng không phải chỉ là bẩm sinh, tài năng
cũng là công phu, tài năng cũng phải có đất mới sinh sôi phát triển được”.
Ngoài
những yêu cầu về năng khiếu, tài năng, quá trình học tập, theo Trần Độ, điều vô
cùng quan trọng và cần thiết là người nghệ sĩ phải được tự do sáng tạo. Bản
thân trong vai trò là người lãnh đạo văn hóa, văn nghệ, cũng là người sáng tác,
Trần Độ thấu hiểu và nêu cao vấn đề tự do sáng tác. Tự do sáng tác cũng là điểm nổi bật trong quan điểm về văn
nghệ của Trần Độ. Nêu cao vấn đề này, cuộc đời hoạt động văn hóa văn nghệ của
ông không tránh khỏi sự va đập, sóng gió. Nhưng trước sau, nhiệt huyết và chính
kiến văn chương của ông vẫn luôn được giữ vững.
2. Các mối quan hệ của quá trình sáng tác
* Vai trò của người lãnh đạo văn nghệ
Theo
Trần Độ, trước hết văn nghệ cần phải có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Song trong giai đoạn mới, do nhận thức rõ
tính đặc thù của văn nghệ và tình hình phức tạp của cách mạng, quán triệt quan
điểm của Đảng, Trần Độ còn nhấn mạnh: “Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo đối với lĩnh vực
này, đồng thời phải cải tiến sự lãnh đạo cho phù hợp với tính đặc thù của văn
hoá, văn nghệ nhằm phát huy sự đúng đắn và tính hiệu quả tích cực của
nó, đồng thời khắc phục những thiếu sót của nó trong chỉ đạo cụ thể, trong việc
quán triệt tính cách mạng và tính khoa học của đường lối văn nghệ của Đảng”.
Đối
với người lãnh đạo văn nghệ, Trần Độ đặt ra những yêu cầu sau: Trước hết, người
lãnh đạo phải hiểu rõ tính đặc thù của văn nghệ. Quá trình sáng tạo nghệ thuật
bao gồm nhiều khâu tạo thành: nghệ sĩ, tác phẩm, quá trình phân phối xuất bản,
công chúng... Hàng loạt vấn đề như vậy đòi hỏi người lãnh đạo có hiểu biết chu
đáo. Ngoài sự hiểu biết của người lãnh đạo về đặc thù của văn nghệ, Trần Độ còn
yêu cầu người lãnh đạo phải
tạo điều kiện cho nghệ sĩ có tự do sáng tác và để đảm bảo quyền tự do sáng tạo thì
lãnh đạo văn nghệ phải tác động vào thế giới quan của văn nghệ sĩ mà không can
thiệp vào công việc sáng tạo cụ thể của văn nghệ sĩ. Đây là vấn đề tế nhị được
ông quan tâm hàng đầu.
Trần
Độ còn chỉ ra rằng, lãnh đạo văn nghệ phải chú ý khâu cơ sở vật chất và phương
tiện kỹ thuật cho hoạt động văn hoá, văn nghệ vì cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, tài chính là rất cần
thiết để phát triển văn hoá, văn nghệ, để tạo điều kiện đưa nghệ thuật đến với
nhân dân và đưa nhân dân đến với nghệ thuật. Lãnh đạo văn nghệ còn phải quán xuyến toàn bộ nền văn nghệ trong
sự phát triển, bao gồm hết thảy các thành tố của nó .
Và cuối cùng, theo ông bao trùm lên tất cả, lãnh
đạo văn nghệ muốn nó phát triển mạnh mẽ, phải có sự khoan dung, độ lượng để
khuyến khích sự tìm tòi sáng tạo, phải nâng cao tính thuyết phục, thu được tâm
hồn người nghệ sĩ giúp họ hiểu thấu hiện thực cách mạng, hiểu thấu đường lối chủ
trương của Đảng.
* Vai trò của người tiếp nhận văn nghệ
Đánh
giá của độc giả với tác phẩm văn nghệ là một trong những tiêu chí để khẳng định
giá trị của tác phẩm. Đây chính là
khâu cảm thụ nghệ thuật của công chúng. Trần Độ rất quan tâm đến yếu tố này và gọi chung
là phê bình văn nghệ. Quan điểm của ông về phê bình rất rõ
ràng: Người sáng tác có quyền tự do thì phê bình cũng vậy, tự do sáng tác đi
đôi với tự do phê bình. Nói đến phê bình là phải nói đến công chúng.
Theo nhà văn Trần Độ, người sáng tác
và người phê bình phải làm chủ ngòi bút của mình, không ngừng rèn luyện bản
lĩnh, nâng cao trình độ, chịu trách nhiệm trước Đảng và nhân dân về công việc
của mình. Nâng cao tính lý luận, trình độ khoa học, trình độ thẩm mỹ, hiểu biết
thực tế sáng tác và thực tế cuộc sống sâu sắc hơn nữa trong công tác phê bình
văn học, nghệ thuật. Các nhà nghiên cứu, phê bình cần lắng nghe và coi trọng dư
luận của quần chúng rộng rãi. Phê bình phải khách quan, trong sáng, nghiêm túc
và có tính chiến đấu cao, khắc phục thói nể nang hoặc thô bạo, lối phê bình một
chiều, hời hợt, hình thức, sách vở.
Ông
quan tâm đến nhiều đối tượng tiếp nhận khác nhau. Nếu yêu cầu các nghệ sĩ sáng tác nâng cao được trình độ sáng
tạo của mình, có đủ cảm hứng và năng lực tạo ra được những tác phẩm có giá trị
cao, thì ông cũng đồng thời yêu cầu công chúng phải được nâng cao thị hiếu thẩm
mỹ, biết hưởng ứng náo nhiệt và thưởng thức sâu sắc những tác phẩm có giá trị
cao một cách nghiêm túc.
Đề cao vai trò của công chúng văn nghệ đồng thời ông cũng đặt ra yêu
cầu: “Công chúng muốn thưởng thức nghệ
thuật cũng phải học và tập công phu”. Ở một phương diện khác, Trần Độ xem
nghệ thuật giống như một ngôn ngữ. Trong đó có những nguyên tắc tu từ và đặt
câu (cú pháp) riêng cho từng loại nghệ thuật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét