Thạc sĩ
Ngữ văn Đinh Thị Thanh Huyền
Văn nghị luận là một thể
loại được hình thành và phát triển từ xa xưa. Cùng với sự phát triển của nền
văn học nước nhà, văn nghị luận ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống
xã hội.
Tác phẩm nghị luận văn nghệ của Trần Độ đã phản ánh được tư tưởng, tình cảm, nhận thức của nhà văn về những vấn đề lớn của đời sống và văn nghệ. Những vấn đề đó có mối quan hệ với tình hình chính trị, xã hội mà đến nay quan điểm đó vẫn còn thời sự bởi nó xuất phát từ những tư tưởng tiến bộ của thời đại. Với ngôn ngữ giản dị kết hợp với giọng điệu đa dạng, đồng thời hệ thống quan điểm được trình bày rõ ràng, thống nhất trở thành nguồn lí luận sâu sắc có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động văn học nghệ thuật đương đại.
Tác phẩm nghị luận văn nghệ của Trần Độ đã phản ánh được tư tưởng, tình cảm, nhận thức của nhà văn về những vấn đề lớn của đời sống và văn nghệ. Những vấn đề đó có mối quan hệ với tình hình chính trị, xã hội mà đến nay quan điểm đó vẫn còn thời sự bởi nó xuất phát từ những tư tưởng tiến bộ của thời đại. Với ngôn ngữ giản dị kết hợp với giọng điệu đa dạng, đồng thời hệ thống quan điểm được trình bày rõ ràng, thống nhất trở thành nguồn lí luận sâu sắc có ý nghĩa thiết thực cho hoạt động văn học nghệ thuật đương đại.
1.
Văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng, học thuật đòi hỏi con người phải giải
quyết. Nghiên cứu văn nghị luận giúp chúng ta vận dụng tổng hợp các kiến thức,
rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng lập luận, khả năng tư duy
đúng để tìm ra chân lí, giúp mỗi người có thái độ đúng trước các biến cố xảy ra
trong cuộc sống. Văn nghị luận còn góp phần tích cực vào việc rèn luyện kĩ năng
tạo lập văn bản, hình thành thế giới quan khoa học và hoàn thiện nhân cách con
người. Văn nghị luận bao giờ cũng nhằm mục đích hướng tới giải quyết một vấn đề
cụ thể mà thực tế cuộc sống và văn nghệ đặt ra, đồng thời xác lập cho người đọc,
người nghe một tư tưởng, tình cảm, quan điểm nào đó như lòng yêu nước, tình
đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái; đức tính kiên trì nhẫn nại; ý thức về
lẽ sống, về đạo lí, về cách cư xử trong cuộc sống.
Đọc văn nghị luận của Trần Độ, mỗi người
sẽ tự xác định cho mình quan điểm sống đúng đắn, sống có ích, có ý nghĩa. Khi
được nhận thức con người sẽ biết hiến dâng cuộc đời mình cho Tổ quốc, đồng bào.
Những chân lí trong văn nghị luận sẽ thôi thúc mỗi chúng ta tâm huyết, tri thức
và trách nhiệm với đất nước. Tinh thần dám nói dám làm, dám chịu trách nhiệm,
nghiêm khắc với bản thân của người cách mạng, ý thức cách mạng về văn hóa văn
nghệ, lao động nghệ thuật bền bỉ của Trần Độ là một tấm gương sáng để thế hệ trẻ
noi theo.
2.
Quan điểm của Trần Độ về văn học nghệ thuật khá toàn diện, hệ thống, phát triển
từ thấp đến cao. Tác giả đã bao quát được hầu hết các phạm trù của văn học nghệ
thuật nói chung, các phương diện của hoạt động văn nghệ, đặc biệt là người nghệ
sĩ và tác phẩm văn nghệ; các mối quan hệ của quá trình sáng tác như người lãnh
đạo và quần chúng văn nghệ, vấn đề đổi mới văn nghệ được bàn luận khá thấu đáo.
Hệ thống quan niệm ấy kết hợp tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối văn
nghệ của Đảng và nhiệm vụ cách mạng của dân tộc đặt ra từ thực tiễn. Những bài
viết của ông là sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng của một nhà chính trị với tâm
hồn của một nghệ sĩ, là đường lối đúng đắn cho các văn nghệ sĩ trong quá trình
sáng tác. Nếu như quan điểm về văn nghệ của các nhà lãnh đạo Trường Chinh, Phạm
Văn Đồng ở mức độ khái quát thì quan điểm của Trần Độ khá cụ thể, bám sát những
vấn đề của đời sống hiện thực. Trong từng hoàn cảnh lịch sử của đất nước, văn
nghị luận của ông có tác động mạnh mẽ trong đời sống văn nghệ của Đảng và đời sống
nhân dân.
3.
Mỗi nhà văn thường chỉ thành công ở một thể loại. Song, Trần Độ có thể viết được
nhiều và sử dụng thành thạo nhiều thể loại, tuy nhiên điều làm nên tên tuổi của
“vị tướng viết văn” chính là thể văn nghị luận. Cùng với thể bút kí và truyện,
văn nghị luận đã làm nên chân dung văn học của Trần Độ. Đúng như lời tác giả
Nguyễn Văn Hạnh đã nhận xét: Trần Độ chính là một “tụ điểm của đời sống”. Người đọc hôm nay vẫn luôn nhớ tới Trần Độ không chỉ bởi ông
là một vị tướng có nhiều đóng góp cho đất nước mà họ nhớ về ông, ca ngợi, khâm
phục trân trọng ông trước hết ở sự thấu hiểu đạo lý, thấu lẽ đời, tấm lòng nhân
hậu, độ lượng, bản tính khiêm nhường,
muốn đem tất cả tâm hồn tài trí hiến
dâng cho đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét