NSND Phạm Thị Thành và NSƯT
Hoàng Quân Tạo là hai đạo diễn gắn bó với kịch Lưu Quang Vũ. Phạm Thị Thành từng
dựng 24 vở của anh, còn Hoàng Quân Tạo đã thắp đèn cho hàng chục sân khấu từ Bắc
chí Nam với bộ ba Tôi và Chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Quyền được hạnh phúc... 26 năm sau khi
Lưu Quang Vũ qua đời, bằng những cách lưu giữ khác nhau, ký ức của họ về anh lại
sống dậy.
…Với
vở Nếu anh không đốt lửa phê phán mạnh cơ chế quan liêu, bao cấp, “cặp
bài trùng” Lưu Quang Vũ - Phạm Thị Thành trải qua những giây phút nghẹt thở khi
diễn cho Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh xem. Bà nhớ lại: “Chúng tôi vừa theo dõi
vở diễn, vừa phán đoán thái độ của ông. Lúc gần kết vở, một người trợ lý của
ông đi đến chỗ chúng tôi nhắn: Tổng Bí thư yêu cầu tập hợp dàn diễn viên để
tặng hoa, ông rất hài lòng. Lúc đó chúng tôi như trút được gánh nặng”.
Người
tốt nhà số 5 cũng vấp phải những chỉ
trích mạnh mẽ sau khi công diễn với lý do “nói xấu chế độ”. “Họ nói, phản ánh như
thế là bôi đen, có 5 hộ thì đến 4 nhà ích kỷ, xấu xa; chỉ có duy nhất một người
tốt. Nhưng rất may, ông Trần Độ, Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương lúc đó,
rất ủng hộ chúng tôi. Vở kịch vì thế được đưa đi tham dự Hội diễn sân khấu 1985
tại Vinh, Nghệ An và đoạt giải Vàng”, nữ đạo diễn kể.
Đạo diễn Phạm Thị Thành có một cuốn sổ nhỏ, bìa nâu, các trang giấy đã úa vàng. Trong sổ, bà ghi chép cụ thể chi tiết những lần duyệt vở Lưu Quang Vũ. Đoạn chú thích trên là các ý kiến khi kiểm duyệt vở Mùa hạ cuối cùng, trong đó, Trần Độ nhận xét: "Vở tốt lắm, vấn đề đặt ra hay, giải quyết được, bắt người xem phải suy nghĩ".
Bất chấp cơ chế kiểm duyệt phức
tạp, kịch Lưu Quang Vũ đã góp phần đưa thập niên 1980 trở thành thời kỳ đỉnh
cao trong lịch sử sân khấu dân tộc.
Theo Vnexpress.net, thứ Sáu, 29/8/2014
Phải có các cá nhân dám làm ,dám chịu mới có các tác phẩm hay đến được công chúng .Bao giờ mới được thưởng thức các tác phẩm như vậy ?
Trả lờiXóaPhải nói kịch Lưu Quang Vũ rất hay , đi vào lòng người , tôi cũng đã xem nhiều kịch của anh . Theo tôi những tác phẩm nghệ thuật nói chung kịch , tuồng , chèo , cải lương , phim , ảnh nói riêng phải nói đến cái tốt để mọi người học tập noi gương , đồng thời phê phán cái thói hư , tật sấu để sửa chữa sai lầm , cảnh báo hậu quả . Nhưng tỷ lệ cái sấu đến đâu , biết dừng ở chỗ nào là vừa phải để mọi người phải suy nghĩ . Những cái sấu như tham ô , tham nhũng , cờ bạc , rượu chè bê tha , tệ nan mại dâm , ma túy , sách nhiễu nhân dân .....báo , đài , ti vi cũng đăng tải rất nhiều không che dấu gì , công khai lật tẩy kể cả Tướng , Tá , cán bộ lãnh đạo Công An , Quân Đội , Dân sự ...từ Trung ương đến cơ sở ( Vụ án anh em ruột VI NA SIN là một bằng chứng ).........
Trả lờiXóaNhưng dùng kịch , phim , thơ , văn để chửi đổng Đảng , nhà nước , quân đội , công an , dân tộc Việt , và các lãnh tụ là một điều bậy bạ nếu không muốn nói phản động . Năm tôi học trong trường Đại học Văn hóa Hà Nội Thày giáo có nói ra nội dung một vở kịch của đoàn kịch Bắc Giang ( Nhưng sau đó không được duyệt ) Nội dung vở kịch như sau : Năm 1967 tại thôn Lâm Xung có chàng trai 18 tuổi xung phong vào Nam đánh Mỹ , trước khi lên đường chàng trai trồng một cây soan trước cửa nhà để làm kỷ niệm , chàng trai nói với bố : " Khi nào thống nhất đất nước con về lấy vợ , bố chặt cây soan này làm nhà cho con " . Hai năm sau 1969 chàng trai được xét kết nạp Đảng , đơn vị cử người về địa phương điều tra lý lịch , và đề nghị Đồng chí bí thư chi bộ thôn cho nhận xét . Hôm sau ông bí thư chi bộ đến nhà gặp bố chàng trai và nói : " Con ông được xét kết nạp Đảng , nếu ông cho tôi cây soan kia tôi sẽ ghi "TỐT" cho con ông , bằng không thì ...sau một hồi suy nghĩ , ông bố đồng ý " BIẾU " đồng chí bí thư cây soan . Khi đồng chí bí thư bổ nhát búa vào thân cây soan thì chiếc ảnh anh bộ đội đang treo trên tường nhà cũng rung lên theo nhát búa , khi cây soan đổ xuống sân thì bức ảnh anh bộ đội cũng rơi xuống nền nhà vỡ nát . vở kịch kết thúc .
Cũng may sở Văn Hóa Bắc Giang không duyệt , nếu vở này mà mang đi diễn khắp cả nước thì tôi tin rằng chả có người nào muốn đi vào Nam đánh mỹ nữa , đi bộ đội làm gì cho uổng công , chết mất xác , khi ấy đất nước sẽ ra sao ????????
Xem kịch LQV đến giờ không chán Cảm phục những con người đưa các vở diễn đó đến với nhân dân từ 30 năm nay
Trả lờiXóa