Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Ông Trần Độ trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam



 

Phòng trưng bày chủ đề Đại tướng Lê Trọng Tấn - Cuộc đời và sự nghiệp được tổ chức trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam từ ngày 30/9/2014. Trong số những hiện vật trưng bày, có nhiều tấm ảnh ghi lại sự có mặt của ông Trần Độ trong những thời điểm lịch sử.

 


Trong suốt thời gian diễn ra hai cuộc chiến tranh giải phóng đất nước thế kỷ XX, ông Trần Độ và Đại tướng Lê Trọng Tấn luôn gắn bó cùng nhau. Năm 1949, khi đang làm Chủ nhiệm báo Vệ Quốc quân (báo Quân đội Nhân dân sau này), ông Trần Độ đã đề nghị được tham gia vào các đơn vị chiến đấu của Quân đội và ông được phân công làm Chính ủy Trung đoàn Sông Lô – Trung đoàn 209 – nơi ông Lê Trọng Tấn là Trung đoàn trưởng. Khi tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Lê Trọng Tấn là Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312, ông Trần Độ là Chính ủy Đại đoàn.








Năm 1965, ông Trần Độ và ông Lê Trọng Tấn được cử vào Bộ Chỉ huy quân Giải phóng miền Nam. Trong Chiến dịch Đồng Xoài, ông Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh chiến dịch thì ông Trần Độ làm Chính ủy. Sau đó, ông Trần Độ với chức trách là Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy quân Giải phóng miền Nam, kề vai sát cánh với ông Lê Trọng Tấn – là Phó Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam – tại chiến trường miền Nam cho đến ngày giải phóng.




 



Ngày nay, đánh giá về công lao của Đại tướng Lê Trọng Tấn với đất nước, có câu: Ông là một vị tướng trận mạc, luôn có mặt ở những chiến trường nóng bỏng nhất… Như vậy, bên cạnh ông Lê Trọng Tấn luôn luôn có ông Trần Độ trong suốt cuộc kháng chiến. Trong Hồi ký, ông Trần Độ có viết: “Có thể nói cuộc đời đã ưu ái cho tôi những người bạn, người đồng chí tuyệt vời… trong chiến tranh tôi có Lê Trọng Tấn…”.

 


 




Cho đến khi nước nhà thống nhất, hai ông lại cùng tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

 


 Phòng trưng bày về Đại tướng Lê Trọng Tấn là ghi nhận của quân đội và nhân dân với những công lao to lớn của các vị tướng – trong đó có ông Trần Độ – trong lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ người Việt Nam mãi mãi sau này.

2 nhận xét:

  1. Người có công luôn được nhân dân vinh danh. Không cần nói nhiều, đó là phần thưởng cao quý nhất!

    Trả lờiXóa
  2. Tôi vẫn nhớ cụ Trần Đô khi bị Đảng ủy Văn Phòng Quốc Hội có quyết định(theo chỉ thị của Trên) hạ nhục cụ, Cụ có hóm hỉnh tâm sự với tôi :Bây giờ chú 'quần chúng" của Đảng rồi.
    Cùng lúc đó có một tay vốn là giặc lái có tyên Phạm Thanh Ngân hình như lúc đó là UVBC Trị .chủ nhiệm TCC trị khi lên thăm Sư Đoàn 312 ,tại Bào tàng Sư Đoàn đã chỉ thị gỡ bõ ảnh Chính ủy Đại Đoàn Chiến Thắng (F312) Trần Độ được treo bân cạnh chấn dung Đại Đoàn trưởng Lê Trọng Tấn. Không ai ngu như tay Ngân này.Lúc cụ Độ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ thì không biết hắn ở đâu? Lịch sử là lịch sử không th6e3 tùy tiện bóp méo lịch sử .Ngạn ngữ có câu cảnh báo:"Nếu ngươi bắn vào lịch sử bằng súng lục,thì ngươi sẽ bị lịch sữ đáp trả bằng đạn pháo".Thằng cha Ngân này là tay cơ hội, rất ngu và liều . Cụ Trấn Độ xuất hiện trong các bức ảnh lịch sử chụp trên chiến trường bên cạnh Đại tướng Lê Trọng Tấntrong hoạt động tôn vinh Đại tướng tại Bảo tàng Quân sự ở Hà Nội là cái tát vào mặt P Thanh Ngân.

    Trả lờiXóa