Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2022

Chuyện kể về tướng Vương Thừa Vũ (2)


Thiếu tướng, Nhà văn Nguyễn Chu Phác

Anh Phùng Thế Tài bắt tay anh cán bộ tham mưu vừa lắc, vừa nói:


- Trên giao nhiệm vụ cho tớ, tổ chức cho Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp và Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đi thị sát phố Khâm Thiên, nhà Dầu Sen và anh Nguyễn Văn Trân, anh Trần Độ đi thị sát phía ô Cầu Dền thì cũng không có gì khó khăn. Nhưng nhiệm vụ của tớ nếu không hoàn thành thì … thì có thể mất đầu thật!

Ảnh: Đèo Ngang, 1961

Anh cán bộ tham mưu thấy vậy không dám hỏi thêm.


Vương Thừa Vũ đặt ống nghe, nói với một chiến sĩ trẻ - chàng thanh niên dáng thư sinh mảnh khảnh – thư ký riêng của chỉ huy trưởng mặt trận:

- Ghi chép tỉ mỉ trận đánh này vào “Bút ký chiến sự lục” và phổ biến ngay kinh nghiệm chỉ huy của Đôn Tự (Một tri thức giỏi tiếng Pháp) cho các đơn vị. Khi anh Trần Độ về, nhớ báo cáo với anh ấy khen thưởng biểu dương các đơn vị.

* * * 

Riêng Vương Thừa Vũ buổi học nào cũng ghi chép tỉ mỉ, điều gì chưa hiểu lại mời thầy về nhà riêng để hỏi, mời Phạm Ngọc Phụng, giáo viên Học viện Quân sự trình bày về “Tổ tiên ta đánh giặc” … Ông trân trọng đọc kỹ tập “Kinh nghiệm rút ra từ đại chiến thế giới lần thứ hai của quân đội Xô-viết” do tướng Trần Độ biên soạn và tặng. Vương Thừa Vũ suốt đời nhớ lời Bác dạy: “Cấp càng cao càng phải học!”.

(Trích “Chuyện kể về tướng Vương Thừa Vũ”, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2010)

2 nhận xét:

  1. Gương sáng như thế mà nay tướng lĩnh chả mấy ai học thật như các tướng lĩnh xưa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là cấp càng cao cần phải học.

      Xóa