Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

Đại tướng Võ Nguyên Giáp "Thương tiếc Trung tướng Trần Độ" (*)

Nhà văn Võ Bá Cường
(Trích Thời tôi sống, Nxb Hội Nhà văn, 2012)


Tôi mơ màng như thấy ông đã về kia, trên ngon cây đường Phan Đình Phùng, ông đi ngất ngư trong lam xanh, trong mây trắng, đưa tôi về ba mươi Hoàng Diệu nơi văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp để xin Đại tướng một lời khuyên viết thế nào cho cuốn sách ra được. Lúc đó đã gần trưa, phòng khách của Đại tướng không có ai. Đại tá Nguyễn Huyên đã “xé rào” cho tôi vào ngay, chưa kịp thưa trước với Đại tướng. Tôi ngồi nghe Đại tướng nói trong hồi hộp và sung sướng… biết bao nhiêu chuyện, thấm đẫm tình người, tình đời, tình Đảng, tình nước, từ Đại tướng truyền sang mà giờ đây không thể viết ra được…

Tôi lơ mơ nghĩ mà buồn cho cảnh đời. Điện thoại đổ chuông. Đại tá Vũ Huyên điện cho tôi mang tấm ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp chung với Tướng Trần Độ lúc trẻ lên để ký lại vì hôm trước Đại tướng ký vào góc tấm ảnh “Thương tiếc đồng chí Trần Độ” sợ để chữ “đồng chí” người ta sẽ “này nọ” với Đại tướng vì Tướng Độ đã khai trừ ra khỏi Đảng (ngày 1/1/1999).

Tôi lập cập thu xếp lên 30 Hoàng Diệu đưa tấm ảnh mới. Đại tướng ghi: “Thương tiếc Trung tướng Trần Độ” (11/2005). Đại tướng nói: “Không ai lấy đi được chức Trung tướng của Trần Độ mà Đảng và Bác Hồ đã phong tặng”. Tấm ảnh đó in ở trang 184 Chuyện Tướng Độ của tôi.

Những người như Trần Độ không còn là “đồng chí” của Đảng nữa. Vậy ai là “đồng chí” mới xứng đáng? Tôi cứ lẩm bẩm trong miệng vậy. Khi bước ra khỏi khu nhà của Đại tướng về nhà nằm đọc lại điểm ba trong bài viết Tướng Độ gửi cho các đồng chí lãnh đạo vào chiều ngày 08/07/1999 (nghĩa là sau bảy tháng ra khỏi Đảng).

“Tôi không ngờ những ý kiến khác nhau lại thành ra thù địch. Tôi muốn ngỏ lời với các đảng viên trong toàn Đảng, từ các bậc lão thành cách mạng đến người trai trẻ. Tôi mong mọi người làm hết sức cho Đảng được “đổi mới” tốt hơn. Tôi cho rằng mỗi người cần nâng cao nhận thức của mình cho hợp thời thế đang chuyển biến nhanh chóng. Tôi cũng cho rằng cần phải phân tích sâu sắc nguồn gốc thực sự của bệnh hoạn và tệ nạn, chứ không phải chỉ chữa cái biển hiệu của nó”.

Một người nghĩ về Đảng như vậy sau khi bị khai trừ. Quả đáng khâm phục. Tướng quân có hờn giận gì đâu? Có oán thán ai đâu? Ông chỉ kêu lên: “Hàng ngày chúng ta nói “Sống và làm việc theo pháp luật”. Người dân thường hỏi nhau: “Ai là người sống ngoài pháp luật?”.

Tôi đem bài “Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời nhà văn Võ Bá Cường khi hỏi về Trung tướng Trần Độ do Đại tá Vũ Huyên – thư ký của Đại tướng đưa cho trước hôm 12/7. Đại tướng có nhận xét: “Là vị tướng có đức có tài, có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống đế quốc xâm lược, giải phóng dân tộc thống nhất đất nước…

Trong thời kỳ “đổi mới” xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trần Độ có nhiều suy tư trăn trở về con đường phát triển tiến lên của đất nước, về xây dựng Đảng; sống liêm khiết, trung thực với đồng bào, đồng chí, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực tham nhũng, quan liêu mất dân chủ... Trung tướng Trần Độ là một con người yêu nước và cách mạng, suốt đời chiến đấu cho lý tưởng của Đảng, vì độc lập tự do và vì hạnh phúc của nhân dân.

Chúng ta mãi mãi thương tiếc Trung tướng Trần Độ!

Hà Nội, ngày 12/7/2006

Đại tướng

Võ Nguyên Giáp

“Thương người lại nghĩ đến ta”, tôi thương cái thân mình, đã đi vào cái nghề văn khiến vợ con trong nhà, bạn bè ngoài đời có nhiều thất vọng. Cái nghề tôi theo nó cay nghiệt, nặng nợ làm sao! Giờ lại đi theo “cái bóng người chết” biết bao oan khiên. Có phải một Trung tướng Trần Độ mà còn nhiều người. Một Nguyễn Hữu Đang, một Tào Mạt, một ông Cố Vấn và nhiều nỗi đắng cay cùng cực… Giờ viết những câu than thở đâu phải để khoe khoang, kiêu hãnh. Đấy chẳng qua là phản ánh “thời tôi sống”.

Chỉ có điều an ủi “bênh vực lẽ phải” coi đó là lẽ sống của mình, sống vì nhân vật cũng dễ chết vì nhân vật. Những nhà văn mà không viết, không đi theo lẽ phải như tự đào huyệt chôn mình rồi! Tôi chỉ mong có sự cảm thông của bạn đọc, sự đùm bọc của nhân dân. Có cái chút tình ấy dành cho tôi cũng đủ đáng sống với đời.

Suốt từ 1999 khởi thảo đi lấy tài liệu, mãi đến 7/2007 sách mới được xuất bản. Có được cuốn sách NXB Quân đội Nhân dân từ đồng chí Giám đốc Phạm Quang Định đến nhà văn Nguyễn Tiến Hải phải chạy đôn chạy đáo bao cửa. Cửa Cục Xuất bản, Bộ Văn hóa; Cục Chính trị QĐND Việt Nam. Nhà văn Nguyễn Tiến Hải – Trưởng phòng biên tập đã có lần đặt thẻ Đảng lên mặt bàn với các đơn vị hữu quan mà rằng: “Tôi xin chịu trách nhiệm, nếu sai tôi xin ra khỏi Đảng”. Hỏi những nhà biên tập ở các cửa xuất bản, có dám cất tiếng nói sự thật cho tác phẩm? Đã mấy ai được như Nguyễn Tiến Hải.

Ông Giám đốc có phần quyết liệt. Những nơi cần gặp ông đều đến. Chỗ cần xuống thang thì “xuống thang”, miễn sao sách Tướng Độ ra mắt, ung dung đi lại giữa đường phố Thủ Đô.

Tháng 7/2007, nghĩa là sau sáu năm dài tôi trở lại văn phòng Đại tướng để kính tặng Anh Cả của Quân đội 10 tập sách Tướng Độ. Hôm đó có anh Đặng Trọng Thăng, Bí thư Thành ủy Thái Bình là con trai cụ Đặng Trịnh, nguyên Chủ tịch tỉnh Thái Bình – người giữ đường dây với ông Cố Vấn Vũ Ngọc Nhạ từ tổng dinh về quê.

Con trai vị túc nho (Chủ tịch Trịnh) không quên in tấm ảnh chụp chung giữa cha mình với Đại tướng khi về Thái Bình bàn việc “Thóc không thiếu một cân, Quân không thiếu một người” trong thời chống Mỹ lồng trong cái khung to dâng tặng Đại tướng.
Tướng Độ – người lính Cụ Hồ, lớp sau của Đại tướng. Cầm cuốn sách trong tay với chất giọng miền Trung, pha chút gió Lào cát trắng. Anh Văn nói: “Gia đình tôi rất thương anh Độ mà không sao được”.
(*) Đầu đề do chúng tôi đặt.

15 nhận xét:

  1. Đại tướng không dám xưng đồng chí với trung tướng Trần Độ à. buồn nhỉ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự thương tiếc đâu phải thể hiện là cứ dám làm gì thì làm. Nói làm sao cho ai cũng không bắt bẻ được mói là nói, đặc biệt là trong Đảng

      Xóa
  2. BẢN THÂN TÔI LÀ MỘT NGƯƠÌ LÍNH ,THỜI TRẬN MẠC BẢO VỆ TỔ QUỐC CŨNG RƠI LỆ TRUNG TƯỚNG TRẦN ĐÔJ ./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Buồn, thật buồn, buồn vô hạn không còn gì để nói nữa chỉ vì cái thiên đình chân lý mà thế gian phải Câm mồm, nhắm mắt, bị tai để sống Không giám nói, không muốn nói và không thèm nói.Sợ quá! Ấy cũng là thành công trong thuạt Cai Trị? Có lẽ thế mà nền công nghiệp Tham Quyền, Tham chức, tham nhũng tự do bùng nổ.

      Xóa
  3. Trong Đảng không ai cấm nói , nhưng phải nói có tổ chức , nói phải có nơi có chốn, không thể mang tiếng nói của mình ra giữa chợ phân bua . Đã là người có quyền cao chức trọng thì nói năng cần phải suy nghĩ kỹ , không hồ đồ . Quân đội ta có nhiều ông Tướng cầm quân giỏi, nhưng lý luận thì thật là dốt nát , ngu xuẩn , có học hành gì đâu , cứ tưởng đã là Tướng là cụ nhất ,tôi tiếc cho số phận kẻ học hành ít nhưng lại hay khoe khoang......

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở đời không phải cứ cái gì sự thật cũng nói hết ra , thí dụ : Tối hôm qua tôi đi lấy trộm Bò của làng bên , bán lấy tiền uống rượu, vài hôm sau lại đi hàng xóm nói hết ra sự thật , hoặc kể hết sự thật với con đêm qua " NGỦ" với vợ mấy lần, tư thế quan hệ tình dục thế nào... Nên nhớ câu châm ngôn còn nguyên giá trị " Đã nói thì phải nói thật , nhưng nói thật không có nghĩa là nói hết " NÓI HẾT LÀ NGU............................................

      Xóa
    2. Trên thế giới kể cả Mỹ , Anh , Pháp , Nhật , Nga , Trung Quốc , Thái...quốc gia nào cũng có sai lầm , tham ô , tham nhũng , nội bộ trong đảng cũng chia năm sẻ bảy , chẳng có quốc gia nào tròn như hòn bi cả , ở Việt Nam cũng vậy thôi , một đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh , mùi thuốc súng còn vương vấn đâu đây , nền kinh tế què quặt, thiếu thốn , dân còn đói ăn, súng đạn cũng vơi dần , bộ đội vừa buông tay súng chưa kịp nghỉ ngơi, lại bị bọn Giặc Tầu đánh từ hai phía :Tây Nam và phía Bắc ( Quá Thâm ) Trong hoàn cảnh ấy mà " Trong lại đánh ra , ngoài nó nện vào thì đất nước bẹp như con gián ngay , vì vậy ai đó muốn góp ý gì cho Đảng , cho đất nước phải có cái nhìn tổng thể , toàn diện , tùy cơ úng biến , không thể cứng nhắc , nguyên tắc , hồ đồ .

      Xóa
    3. Khổ lắm nói mãi , hầu hết những ông cấp Tướng chỉ giỏi trận mạc thôi ,cứ để họ làm Tướng cho đến khi về hưu , điều cụ Trần Độ về làm thứ trưởng bộ Văn Hóa rồi trưởng ban văn hóa văn nghệ trung ương Đảng làm gì cho khổ cả 2 bên ra , cụ có được học hành gì đâu , văn hóa văn nghệ lại càng mù tịt , thành ra bị bọn cơ hội sỏ mũi , chính vì lẽ đó cụ bị đuổi ra khỏi Đảng , kể ra cũng oan cho cụ , à không phải oan mà khổ cho cụ , nếu không có vụ oa tơ ghết này chắc cụ còn sống lâu hơn với con cháu , ai dè chỉ sau đó 2 năm cụ theo tiên tổ ??? Hết đời , hết ra oai .

      Xóa
    4. Nhân đây tôi xin được hầu chuyện các bạn , còn các bạn hiểu thế nào là tùy , làm Văn Hóa Văn nghệ khó lắm , khó hơn cả đánh trận , trong đánh trận có thể thua , nhưng chỉ thua một trận , trận sau lại thắng ròn rã . Nhưng làm Văn Hóa Văn Nghệ mà thua thì mất nước luôn . Tôi xin hầu câu chuyện có thật ở Bắc Giang . Năm 1967 đất nước đang trong giai đoạn chiến tranh ác liệt kể cả miền Nam và miền Bắc , đoàn kịch nói Bắc Giang dựng một vơt kịch để đi diễn phục vụ nhân dân tỉnh nhà , tóm tắt nội dung vở kịch như sau : Có một anh thanh niên 18 tuổi nhận nhiệm vụ đi B chiến đấu bảo vệ tổ quốc , trước khi đi anh ta trồng một cây soan ngoài vườn trước cửa nhà và nói với mọi người rằng : Khi nào kết thúc chiến tranh , con về lấy vợ , bố chặt cây soan này làm nhà cưới vợ cho con ... Thời gian thấm thoát trôi đi , năm 1969 người lính trẻ được chi bộ lựa chọn để bồi dưỡng kết nạp Đảng . Một hôm ông bí thư chi bộ thôn đến thưa chuyện với ông bố người lính trẻ nói rằng : Con ông được đơn vị xét kết nạp Đảng , ông muốn tôi phê lời tốt , hay để con ông được vào Đảng thì ông phải cho tôi cây soan kia . Suy nghĩ hồi lâu , đắn đo , suy tính thiệt hơn... Cuối cùng ông bố đồng ý để ông bí thư chi bộ thôn chặt cây soan... khi nhát rừu bổ vào thân cây soan thì cùng lúc bức ảnh anh bộ đội con ông đang treo trong nhà cũng rung lên bần bật ... Khi cây soan đổ sập xuống vườn thì bức ảnh con trai ông người đang chiến đấu ngoài mặt trận cũng rơi xuống nền nhà vỡ nát ... Vở kịch kết thúc .màn sân khấu khép vào ....... May thay sở Văn Hóa Bắc Giang không duyệt , kể cả đã chi khá tốn kém cho dàn dựng và mua sắm đạo cụ , nếu không thì tôi chắc chắn rằng năm ấy thanh niên Bắc Giang xem xong vở kịch này chẳng ai muốn đi bộ đội nữa , đất nước sẽ ra sao đây , chắc là tan từ lâu rồi , thế đấy , khó thế đấy , không phải ai cũng muốn leo lên làm lãnh đạo Văn Hóa được đâu , " Ngu dốt cộng với nhiệt tình trở thành phá hoại "

      Xóa
    5. Người làm Văn Hóa , Văn Nghệ trước hết phải là người có VĂN HÓA ,sau đó phải học hành có bài bản ,và quan điểm phải rõ ràng phục vụ Đảng , phụng sự Tổ Quốc , phục vụ nhân dân . vì ba yếu tố cũng chỉ là một , đường lối Văn Hóa Văn Nghệ cũng phải theo như vậy . quan điểm của Đảng Cộng sản là : Ý Đảng - Lòng dân . Toàn Đảng một ý chí , toàn dân một ý chí thế là thành công . Còn như đâu đó " Có tiếng kèn thổi ngược " thì mặc họ , tiếng kèn ấy trở lên lạc lõng , vô vị , trên đời này nhiều kẻ vô vị lắm , Còn như ai đó đi ngược lại nghị quyết của Đảng về " Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc " là kẻ phản quốc hại dân .Quốc gia nào , đảng nào cũng có lúc sai lầm , ngay cả Thái Lan còn đánh nhau chí chóe , chửi nhau như hát hay , mà khối kẻ vẫn ca ngợi , chúng ta không nên " Chửi đổng " góp ý phải chuẩn , còn ai đó suy nghĩ hồ đồ , nông cạn thì khép mồm lại cho dân được nhờ . Tôi ghét nhất là những người nào lấy Thơ , Văn , Kịch Họa ... để chửi đổng , đả phá . Những thứ ấy dùng để răn dạy , cảnh báo , phê phán , góp ý thì càng tuyệt . Tôi lấy làm buồn cho ai đó cho rằng : Phải để cho Văn nghệ sỹ , tri thức muốn làm gì thì làm , tự do , dân chủ , muốn chửi ai cũng được , nói sấu ai cũng được , Tôi xin hỏi : Ai đẻ ra cái trò " Nhà ngoại cảm " xin thưa : Mấy ông trí thức đấy ạ ?

      Xóa
  4. Cái ông Nac danh tren chắc là giáo viên trường Đảng, lý luận kinh..trong chế độ CS lãnh đạo là phải tù tội nhiều, xuất thân bần cố nông, bị thương trong chiến đấu là đk cơ bản ..trong đk chiến tranh đồng ý là đất nước phải đoàn kết dưới sự lãnh đạo của 1 Đảng để đi đến thắng lợi..Nhưng- vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ xây dựng đất nước, làm kinh tế thì Bắt buộc phải có sự Dân chủ về chính trị- vì sao? vì chỉ có như vậy, mới có môi trường lành mạnh và minh bạch để các thành phần kinh tế phát triển được, từ đó cơ thể - là đất nước mới phát triển tốt được..không có lý do gì biện minh cho sự độc tài về chính trị khi đất nước đã bước vào thời kỳ phát triển kinh tế..

    Trả lờiXóa
  5. ĐƯỜNG RA TRẬN MÙA NÀY ĐẸP LẮM ...../. NHỮNG BINH ĐOÀN NỐI NHAU RA TUYỀN TUYẾN TRUNG TƯỚNG TRẦN ĐỘ, DẨN ĐƯỜNG HÀNH QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM .

    Trả lờiXóa
  6. Tao thay that vog voi lu ngu chug may

    Trả lờiXóa
  7. Sự thật thì bao giờ cũng phũ phàng. Kẻ ko chịu được sự phũ phàng đó là kẻ ko dám chấp nhận sự thật, nói cách khác là một lũ bịp bợm dối trá. Tướng Trần Độ là người khẳng khái sao "ní nuận" nổi với đám xảo quyệt kia được!

    Trả lờiXóa
  8. NHỮNG NGÀY KỶ NIỆM LỚN ĐẤT NƯỚC -TÔI NHỚ TỚI THỦ TRƯỞNG TRẦN ĐỘ MỘT THỜI CHIẾN TRẬN DẦM SƯƠNG GIÃI NẮNG

    Trả lờiXóa