Nhà văn Võ Bá Cường
(Trích Thời tôi sống, Nxb Hội Nhà văn, 2012)
(Trích Thời tôi sống, Nxb Hội Nhà văn, 2012)
Ông Phạm Quang Định – Giám đốc nhà xuất bản QĐND khi
lo “cấp giấy thông hành cho Tướng Độ”, thực sự ông đã trở thành nghệ sĩ, đốt
cháy mình vì niềm say mê, bỏ lối sống như một “tu sĩ”. Ông cuồng nhiệt, triệt
để, tìm mọi cách để tạo ra sự đồng thuận của lãnh đạo các cấp trong và ngoài
quân đội, nhất là hàng ngũ cựu chiến binh, các nhà văn và đôi lúc ông hô to:
“Bạn đọc và nhân dân đang cần gì ở những cuốn sách xuất bản”. Người chịu trách
nhiệm trước nhân dân về những trang in phải có trí tuệ và bản lĩnh. Những tín
hiệu tốt đẹp từ anh Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, anh Phạm Hồng
Thanh – Ban Tuyên giáo Trung ương, nhất là anh Hồng Vinh, anh Bùi Sĩ Tiếu đã
bảo vệ lẽ phải đến cùng.
Khi anh đối mặt với sự thật, với bao lời lẽ phũ phàng
của một số người “tào tạp” có kẻ nói vỗ mặt anh Định bảo: “Người ta bảo anh là
người chống Đảng”. Tội danh đó chỉ có chết. Với những người từng trải như anh,
câu nói đó chỉ để anh “mỉm cười”.
Nhà văn Nguyễn Tiến Hải đã nhanh chóng tìm ra một họa
sĩ Anh Thơ có cảm tình và hiểu sâu sắc Tướng Độ. Chị là vợ kiến trúc sư có quan
hệ mật thiết với Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Chị gửi tặng nhà xuất bản và tác giả
bìa sách Tướng Độ thật ấn tượng, như một giọt máu được văng ra từ trong giông
bão. Người ta cố di Tướng Độ cho thật đen nhưng chữ “Tướng Độ” vẫn đỏ chót ở hai
trang bìa.
Sách ra, chị Anh Thơ và anh Sáu Dân với nụ cười hoan
hỉ. Anh Sáu nâng cuốn sách Tướng Độ trong tay một cách trân trọng để chụp tấm
ảnh tặng tôi. Còn nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, sách ra được mười ngày, tôi
chưa kịp mang sách tới, ông đã cho văn phòng điện cho nhà xuất bản. Nhà văn
Nguyễn Tiến Hải gọi gấp tôi lên lĩnh nhuận bút tái bản lần thứ ba và mang sách
biếu anh Phiêu. Khi nhận sách, anh Phiêu khen “kịp thời, hay lắm”.
Thay mặt gia đình kính tặng sách "Nhớ nhà văn Trần Độ" cho Nhà văn Võ Bá Cường. |
Nhân vật Tướng Độ - con người của lịch sử như được
hiện về. Cuộc đời người lính ở chiến trận thật là phong phú và tiêu biểu. Nhân
dân có cách nhìn rộng lượng về ông. Ông là một chất liệu nghệ thuật quý và hiếm
để trở thành nhân vật của dân. Chỉ tiếc người viết như tôi không đủ “tài” và đủ
“tầm” để dựng lại nhân vật lịch sử đó.
Khi “ngộ” ra được điều đi viết về Tướng Độ, tôi được
nhiều vị chính khách, nhiều nhà lãnh đạo tạo điều kiện và cưng chiều. Đâu phải
do thiên chức nhà văn, mà chính là các anh yêu quý nhân vật Trần Độ, tôi được
thơm lây. Mỗi lần cất chân từ nhà đi làm sách về Tướng Độ, tôi đều háo hức,
thích thú, nên khi gặp rơm rác dọc đường, cát bụi dưới chân, tôi cho đó đều là
vàng mười để tôi luyện ngòi bút. Khi viết đến đây, tôi vẫn thấy tiếng con muỗi
vo ve quanh tai phảng phất giọng điệu của anh “Chí” xa xôi thuở nào: “Trần Độ
là người chống Đảng”.
Bom đạn chấm dứt, mặt đất không bị cày xới, nhưng dưới
lòng sâu vẫn còn tiềm ẩn sự chết chóc.
Tưởng rằng sau chiến tranh, mọi người thảnh thơi thân
thiện sống với nhau, con người khôn hơn một chút, già dặn hơn một chút cho nhân
dân được nhờ. Dè đâu họ lại thụi nhau bằng những quả đấm trước mắt sau lưng lại
có những đòn “đánh chợ” vì tiền, vì quyền, vì ghế, của thời mở cửa, rồi lại đổ
lỗi cho “mặt trái thị trường”. Trong đó có cú đấm sau lưng tôi về sự ra đời
cuốn sách Tướng Độ.
(*) Đầu đề do chúng tôi đặt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét