Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Ông Trần Độ trong các Di tích lịch sử quốc gia (1)



Thời gian gần đây, với ý định tìm hiểu sưu tầm những tư liệu của ông Trần Độ, tôi lần lượt đi đến nhiều địa phương, nơi có các di tích lịch sử có ghi nhận những đoạn đời, sự nghiệp của ông. Từ Nhà tù Hỏa Lò Hà Nội đến Nhà tù Sơn La, từ Điện Biên Phủ đến Căn cứ Tà Thiết, Bình Phước… 

Điểm đầu tiên được kể đến là Khu Di tích Nhà tù Hỏa Lò Hà Nội, nơi ông Trần Độ bị giam từ 1941 đến 1942. Trên tầng hai của Khu Di tích có nơi ghi tên các tù nhân cộng sản được khắc trên bảng đồng. Cùng với ông Trần Độ, nơi đây còn có tên Bà Tạ Thị Câu là chị ruột của ông Trần Độ và Bà Nguyễn Thị Phúc Hằng – vợ ông.





Tại đây, Ban Quản lý Khu Di tích Nhà tù Hỏa Lò thường xuyên tổ chức trưng bày các chuyên đề. Một số chuyên đề gắn với các dịp kỷ niệm lớn trong cả nước đều có những tư liệu về ông Trần Độ.

Tháng Tư năm 2012, tại Khu Di tích có phòng trưng bày chuyên đề: “Nữ chiến sĩ yêu nước cách mạng Việt Nam trong ngục tù đế quốc”. Trong phòng trưng bày có nhiều tư liệu về Bà Nguyễn Thị Phúc Hằng và ông Trần Độ. 


Bên ngoài phòng trưng bày


Pano trung tâm ở phòng trưng bày kể chuyện về những đôi vợ chồng tham gia cách mạng giải phóng dân tộc, cùng bị giam giữ trong các nhà tù.



Đầu tháng 12/2013, Phòng trưng bày chuyên đề: “Chuyện kể về những vị tướng từng bị giam trong nhà tù thực dân” được khai mạc dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội và 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ .



Tấm pano kể chuyện về ông Trần Độ được bố trí ngay ở khu trung tâm. Hiện nay phòng trưng bày chuyên đề vẫn đang mở cửa đón khách tham quan…



Từ Nhà tù Hỏa Lò, đầu năm 1942, ông Trần Độ bị kết án tù và bị đày đi Nhà tù Sơn La. Hành trình kéo dài gần 400 km của những người tù mà phần lớn quãng đường phải đi bộ được Ban Quản lý Khu Di tích Nhà tù Sơn La vẽ lại như sau: 



Tại Nhà tù Sơn La, ông Trần Độ có nhiều kỷ niệm với các bạn tù. Những chuyện này có trong hồi ký – bài viết có tên “Vượt xích thành công” – đăng lại trong Trần Độ tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn, 2012.


Thông tin về ông Trần Độ trong danh sách này có chỗ chưa chính xác – xem ảnh dưới. 



Anh Nghiêm Hà trong chuyến đi tháng Tư năm 2014 có gửi tặng Ban Quản lý cuốn sách viết về ông Trần Độ mới xuất bản đầu năm để có cơ sở sửa lại những thông tin cho chuẩn xác.

(Còn nữa)

2 nhận xét:

  1. Nhân dân và lịch sử là người đánh giá đúng nhất, chính xác nhất!

    Trả lờiXóa
  2. Còn những ai làm trái lòng dân, trước sau cũng bị "chê cười" bởi dư luận, bởi cuộc đời và bởi lương tâm của chính họ ! TTC

    Trả lờiXóa