Đầu năm 1965, tôi và anh Tấn đi chỉ huy chiến dịch Đồng
Xoài, lại đem thực hiện cái mẹo “đánh điểm diệt viện” đã có kinh nghiệm trong
kháng chiến chống Pháp.
Chính ủy Trần Độ và Tư lệnh Lê Trọng Tấn vượt sông ra trận trong Chiến dịch Đồng Xoài, 1965 |
Chúng tôi chủ trương đánh cứ điểm Đồng Xoài với dự đoán
địch sẽ phải đưa quân tới tiếp viện hoặc là đổ bộ bằng trực thăng. Vậy phải bố
trí lực lượng ở những nơi cơ động thì mới tiêu diệt được số tiếp viện. Kế hoạch
này đã thực hiện được. Nhưng Đồng Xoài đánh không dứt điểm. Bên ta đã chiếm
được đến 2/3 căn cứ song bị thương vong nhiều. Tôi với anh Tấn phải xử lý tình
huống này, lại như hồi đánh Pháp ở Nghĩa Lộ, quyết định dừng lại, rút về. Việc
trao đổi ý kiến về vấn đề này vẫn không dễ dàng, phải hết sức trung thực trình
bày suy tính mọi bề để bàn bạc thật thông suốt mới đi đến quyết định.
Trận
đánh ở vùng đồn điền Thuận Lợi, phía bắc Đồng Xoài tiêu diệt được một tiểu
đoàn. Sau đó chúng tôi kéo quân lên phía Bắc, vùng Bù Đốp vào đầu đợt hai chiến
dịch. Đúng là chúng tôi đã phát huy được những kinh nghiệm chiến đấu. Hành quân
dọc đường đều gặp những làng của công nhân đồn điền cao su. Kế hoạch là đi giữ
bí mật vậy mà dân vẫn biết. Tuy vậy họ cũng biết giữ bí mật cho quân đội, không
làm gì lộn xộn ồn ào cả. Đi qua các làng đó thật xúc động vì cứ như đi qua các
vùng ngoài Bắc. Tiếng nói từ các nhà vọng ra là giọng Bắc, cách mắng mỏ con
cái, tiếng rít thuốc lào y hệt ở làng xóm ngoài Bắc. Tôi nghĩ đến cảnh dân
nghèo miền Bắc đi phu đồn điền cao su trước đây cho Pháp, đã đói khát còn lại
bị bóc lột tận xương tủy, miên man nghĩ về đất nước Nam Bắc một giải, nghĩ đến lòng
dân đang mong mỏi độc lập tự do mà khó nén nổi xúc động. Chuyến đó dẫn đường
cho chúng tôi là ông Tư Nguyện, bí thư Phước Long. Sau này ông là Tổng cục
trưởng Tổng cục cao su, một con người vui tính. Để nghỉ chân ông đã dẫn chúng
tôi vào cơ quan huyện trên đường đi. Tiếp tục cuộc hành quân thì cậu dẫn đường
đã bị lạc. Đưa hai người là chỉ huy và chính ủy mặt trận mà lạc đường, làm ông
Tư Nguyện rất lo lắng, cậu liên lạc cũng hoảng sợ. Ông Tấn tính vốn nóng cứ
giậm chân giậm cẳng. Tôi khẽ nhắc ông là bình tĩnh để tính liệu. Tôi tìm chuyện
vui nói cho không khí thoải mái trở lại, cả đêm hôm đó cứ đi hoài cuối cùng
cũng tới nơi. Tôi biết lần ấy người khổ tâm nhất là ông Tư Nguyện.
Bộ Chỉ huy Chiến dịch Đồng Xoài năm 1965 |
Lúc anh em lên họp, ngồi nói chuyện vui với nhau thì anh
em bảo: “Dân họ nói rằng bây giờ cán bộ cứ lấy đũa cả cạy mồm chúng tôi đổ
thắng lợi vào thì chúng tôi cũng không nuốt trôi. Vì ở địa phương cứ hàng ngày
chạy địch, hàng ngày phải đối phó, hàng ngày chịu hy sinh, gian khổ ghê gớm. Sự
chà sát của địch là kinh khủng. Thế mà lại cứ được nghe phổ biến là thắng lợi
vĩ đại!”
Suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, tôi được sống và làm việc với các đồng chí ở Trung ương Cục miền Nam. Tuy ít hơn nhưng cũng được tiếp xúc với nhiều anh em ở các tỉnh lên học. Tôi nhận thức sâu sắc rằng trong chiến tranh yếu tố nhân dân, yếu tố con người, yếu tố chủ nghĩa anh hùng cách mạng thật là vĩ đại vô song, truyền thống đánh giặc ngoại xâm giữ lấy đất nước thật là phi thường. Tôi được biết nhiều chuyện xúc động lắm. Chuyện những con người sống với nhau đầy tình nghĩa, trung thực, thật thà, tin cậy chăm sóc nhau, lo toan cho nhau. Sau ngày giải phóng, hòa bình rồi, tôi có gặp lại những anh em cùng sống ở rừng trước đây thì cũng nhiều tâm sự phức tạp. Hết chuyện chia chác chiến lợi phẩm, đến tị nạnh công tích... Nghe đến là buồn. Lớp trẻ mới lớn nghe chuyện cũng chẳng hay gì! Mỗi lần gặp gỡ họ lại phàn nàn. Ai cũng tiếc những năm tháng ở rừng tuy gian khổ, cái chết liền kề, nhưng đối với nhau thật tình nghĩa, cuộc sống phóng khoáng nhẹ nhàng bao nhiêu! Tôi trao đổi với anh em là đáng tiếc nhưng cũng đừng xem là nghiêm trọng quá. Mỗi giai đoạn không khỏi có diễn biến về tư tưởng, tình cảm, tinh thần. Vấn đề mấu chốt là nên xem xét nó như thế nào, gạn lọc và thúc đẩy cái tích cực, hạn chế mặt tiêu cực ra sao cho phù hợp với sự vận động của sự phát triển của chiến thắng. Tôi dẫn tình hình tại chỗ để làm ví dụ. Giai đoạn đang đánh nhau thì bộ đội đánh Mỹ phần nhiều là lớp thanh niên mới lần đầu tiên ra trận. Tuổi trẻ măng, học lực cấp ba là cỡ tú tài mà hăng hái vào chiến trường chịu đựng gian khổ và nguy hiểm. Do vậy mà các má đều thương yêu như con cái trong nhà. Nhưng các chú này cũng tinh nghịch lắm nên quan hệ với dân không phải là suôn sẻ cả và nội bộ các em cũng nhiều cái nghiêm trọng, cãi nhau, đánh lộn, thậm chí bắn nhau vì ghen tuông giận dỗi... Rồi “B quay” cũng không hiếm. Chuyện tự do lấy cái bắp, quả bí của dân cũng xảy ra. So với bộ đội đánh Pháp thì không nghiêm bằng. Ngày ấy phần đông chiến sĩ đều lớn tuổi, tinh thần vì dân vì nước thật thiêng liêng. Hồi chống Pháp, tôi là chính trị viên làm công tác chính trị, đọc tài liệu về công tác chính trị của giải phóng quân Trung Quốc. Thấy có những cuộc vận động chống đào ngũ tôi cũng thấy ngạc nhiên. Tại sao quân đội cách mạng lại đào ngũ? Ở Việt Nam trong chống Pháp hầu như không có đào ngũ. Dư luận xã hội cũng không chấp nhận kẻ đào ngũ. Những trường hợp vào tề thì bị xem là kẻ phản bội. Thế mà đến chống Mỹ thì tình hình đã khác. Cho nên có một số cán bộ từng trải qua chống Pháp đã có nhận định là bộ đội chống Mỹ kém bộ đội chống Pháp, nghĩ là truyền thống quân đội bị phai lạt, sa sút đi. Trong khi ấy thì xuất hiện bao nhiêu tấm gương chống Mỹ, đánh Mỹ rất dũng cảm, rất anh hùng. Địch tiến hành chiến tranh xâm lược ở ta tàn bạo khốc liệt như thế đến cả thế giới kinh hoàng. Thế mà bộ đội, nhân dân ở mọi nơi vẫn trụ bám vững, vẫn chiến thắng vang dội, càng đánh càng thắng lớn. Ý kiến đánh giá bộ đội thế này, thế kia làm tinh thần cán bộ có biểu hiện bực dọc không vui. Trước tình hình không lành mạnh ấy, tôi phát động trong anh em cuộc tranh luận với chủ đề là: Bộ đội chống Mỹ có thua bộ đội chống Pháp không? Thua ở chỗ nào? Không thua ở chỗ nào? Cán bộ phải đánh giá lại chiến sĩ của mình. Là người chỉ huy mà không tin chiến sĩ thì nguy lắm. Cuộc thảo luận không đi đến kết luận ồn ào gì nhưng mục tiêu thì đạt tới. Cán bộ tin vào chiến sĩ của mình hơn và quân đội cũng gắn bó với dân hơn. Một việc đơn giản mà ai cũng nhận ra là trong đội ngũ không tránh khỏi có phần tử lạc hậu, có hành vi tiêu cực, và ngay trong số này cũng không phải là hỏng cả. Người lãnh đạo phải tỉnh táo và thấu suốt mới xây dựng được lực lượng của mình, trước hết là lòng tin chiến sĩ, làm chiến sĩ tin yêu mình. Cuối cuộc chiến tranh tôi mới nói đùa với anh em thế này: Nếu mà hệ thống lại từng giai đoạn thì té ra chúng mình toàn đi xuống. Bởi vì thời chống Mỹ thì không bằng thời chống Pháp. Những con người chống Pháp kém những ai hoạt động bí mật. Những con người chống Mỹ lại kém những ai chống Pháp. Còn những ai tham gia khi đã giải phóng hoàn toàn lại kém những con người chống Mỹ. Thế hóa ra dân tộc mình đi xuống à? Con người ta đi xuống à? Đặt ngược lại vấn đề như thế, tôi thấy anh em đã nghĩ lại, theo kiểu cho những tiêu cực đó cũng có thực nhưng là một mảnh của sự thật chứ không phải toàn bộ. Tóm lại nhìn toàn bộ cuộc chiến bấy giờ, khái quát lại sự hy sinh của nhân dân ta là ghê gớm lắm, con người ta đã anh dũng phi thường.
(Trích Trần Độ tác phẩm, tập II, Nxb Hội Nhà Văn, 2012)
Suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, tôi được sống và làm việc với các đồng chí ở Trung ương Cục miền Nam. Tuy ít hơn nhưng cũng được tiếp xúc với nhiều anh em ở các tỉnh lên học. Tôi nhận thức sâu sắc rằng trong chiến tranh yếu tố nhân dân, yếu tố con người, yếu tố chủ nghĩa anh hùng cách mạng thật là vĩ đại vô song, truyền thống đánh giặc ngoại xâm giữ lấy đất nước thật là phi thường. Tôi được biết nhiều chuyện xúc động lắm. Chuyện những con người sống với nhau đầy tình nghĩa, trung thực, thật thà, tin cậy chăm sóc nhau, lo toan cho nhau. Sau ngày giải phóng, hòa bình rồi, tôi có gặp lại những anh em cùng sống ở rừng trước đây thì cũng nhiều tâm sự phức tạp. Hết chuyện chia chác chiến lợi phẩm, đến tị nạnh công tích... Nghe đến là buồn. Lớp trẻ mới lớn nghe chuyện cũng chẳng hay gì! Mỗi lần gặp gỡ họ lại phàn nàn. Ai cũng tiếc những năm tháng ở rừng tuy gian khổ, cái chết liền kề, nhưng đối với nhau thật tình nghĩa, cuộc sống phóng khoáng nhẹ nhàng bao nhiêu! Tôi trao đổi với anh em là đáng tiếc nhưng cũng đừng xem là nghiêm trọng quá. Mỗi giai đoạn không khỏi có diễn biến về tư tưởng, tình cảm, tinh thần. Vấn đề mấu chốt là nên xem xét nó như thế nào, gạn lọc và thúc đẩy cái tích cực, hạn chế mặt tiêu cực ra sao cho phù hợp với sự vận động của sự phát triển của chiến thắng. Tôi dẫn tình hình tại chỗ để làm ví dụ. Giai đoạn đang đánh nhau thì bộ đội đánh Mỹ phần nhiều là lớp thanh niên mới lần đầu tiên ra trận. Tuổi trẻ măng, học lực cấp ba là cỡ tú tài mà hăng hái vào chiến trường chịu đựng gian khổ và nguy hiểm. Do vậy mà các má đều thương yêu như con cái trong nhà. Nhưng các chú này cũng tinh nghịch lắm nên quan hệ với dân không phải là suôn sẻ cả và nội bộ các em cũng nhiều cái nghiêm trọng, cãi nhau, đánh lộn, thậm chí bắn nhau vì ghen tuông giận dỗi... Rồi “B quay” cũng không hiếm. Chuyện tự do lấy cái bắp, quả bí của dân cũng xảy ra. So với bộ đội đánh Pháp thì không nghiêm bằng. Ngày ấy phần đông chiến sĩ đều lớn tuổi, tinh thần vì dân vì nước thật thiêng liêng. Hồi chống Pháp, tôi là chính trị viên làm công tác chính trị, đọc tài liệu về công tác chính trị của giải phóng quân Trung Quốc. Thấy có những cuộc vận động chống đào ngũ tôi cũng thấy ngạc nhiên. Tại sao quân đội cách mạng lại đào ngũ? Ở Việt Nam trong chống Pháp hầu như không có đào ngũ. Dư luận xã hội cũng không chấp nhận kẻ đào ngũ. Những trường hợp vào tề thì bị xem là kẻ phản bội. Thế mà đến chống Mỹ thì tình hình đã khác. Cho nên có một số cán bộ từng trải qua chống Pháp đã có nhận định là bộ đội chống Mỹ kém bộ đội chống Pháp, nghĩ là truyền thống quân đội bị phai lạt, sa sút đi. Trong khi ấy thì xuất hiện bao nhiêu tấm gương chống Mỹ, đánh Mỹ rất dũng cảm, rất anh hùng. Địch tiến hành chiến tranh xâm lược ở ta tàn bạo khốc liệt như thế đến cả thế giới kinh hoàng. Thế mà bộ đội, nhân dân ở mọi nơi vẫn trụ bám vững, vẫn chiến thắng vang dội, càng đánh càng thắng lớn. Ý kiến đánh giá bộ đội thế này, thế kia làm tinh thần cán bộ có biểu hiện bực dọc không vui. Trước tình hình không lành mạnh ấy, tôi phát động trong anh em cuộc tranh luận với chủ đề là: Bộ đội chống Mỹ có thua bộ đội chống Pháp không? Thua ở chỗ nào? Không thua ở chỗ nào? Cán bộ phải đánh giá lại chiến sĩ của mình. Là người chỉ huy mà không tin chiến sĩ thì nguy lắm. Cuộc thảo luận không đi đến kết luận ồn ào gì nhưng mục tiêu thì đạt tới. Cán bộ tin vào chiến sĩ của mình hơn và quân đội cũng gắn bó với dân hơn. Một việc đơn giản mà ai cũng nhận ra là trong đội ngũ không tránh khỏi có phần tử lạc hậu, có hành vi tiêu cực, và ngay trong số này cũng không phải là hỏng cả. Người lãnh đạo phải tỉnh táo và thấu suốt mới xây dựng được lực lượng của mình, trước hết là lòng tin chiến sĩ, làm chiến sĩ tin yêu mình. Cuối cuộc chiến tranh tôi mới nói đùa với anh em thế này: Nếu mà hệ thống lại từng giai đoạn thì té ra chúng mình toàn đi xuống. Bởi vì thời chống Mỹ thì không bằng thời chống Pháp. Những con người chống Pháp kém những ai hoạt động bí mật. Những con người chống Mỹ lại kém những ai chống Pháp. Còn những ai tham gia khi đã giải phóng hoàn toàn lại kém những con người chống Mỹ. Thế hóa ra dân tộc mình đi xuống à? Con người ta đi xuống à? Đặt ngược lại vấn đề như thế, tôi thấy anh em đã nghĩ lại, theo kiểu cho những tiêu cực đó cũng có thực nhưng là một mảnh của sự thật chứ không phải toàn bộ. Tóm lại nhìn toàn bộ cuộc chiến bấy giờ, khái quát lại sự hy sinh của nhân dân ta là ghê gớm lắm, con người ta đã anh dũng phi thường.
(Trích Trần Độ tác phẩm, tập II, Nxb Hội Nhà Văn, 2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét