Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2022

Kỷ niệm về người cha

Thưa anh!

Cha tôi là một diễn viên kịch nói. Sâu đậm trong ký ức, lúc tôi còn là thanh niên, là những câu chuyện của cha tôi nói về bác Trần Độ. Đó là thời kỳ bác Trần Độ là Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Trưởng ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương. Khi cha tôi nói câu chuyện có nhắc đến bác Trần Độ thì đó là những lúc cha tôi thường dành những lời ngưỡng mộ nhất, trân trọng nhất và kính nể nhất, chưa từng được cha tôi nói về người khác như vậy trong gần suốt cuộc đời

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2022

Chặng cuối đường Trường Sơn


Đến tỉnh Sông Bé, ta thường được giới thiệu một sơ đồ của chặng cuối đường Hồ Chí Minh. Đó là sơ đồ vùng Lộc Ninh ở phía Bắc tỉnh Sông Bé, giáp biên giới Căm-pu-chia, chỗ có một ngã ba đường 13 (Sông Bé – Kratié) và đường 14B (đi từ Lộc Ninh ra vùng Tây Nam Đắc Lắc). 

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2022

Hai lần đi “vận động văn hóa”


I
Vào khoảng tháng 6 năm 1944, anh Trường Chinh (lúc ấy, đồng chí Trường Chinh là tổng bí thư của Đảng ta) bảo tôi đi gặp anh Lê Quang Đạo để anh Đạo bố trí cho dự một cuộc họp của nhóm Văn hóa Cứu quốc đầu tiên mới thành lập. Nhiệm vụ của tôi là nghe anh em thảo luận bản Đề cương văn hóa của Đảng để nắm tình hình về phản ánh, và từ đó sẽ làm cán sự liên lạc, giúp anh Trường Chinh và Thường vụ Trung ương trực tiếp chỉ đạo.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

Văn hoá dân tộc xã hội chủ nghĩa nhìn từ Việt Nam


(Bài viết cho Tạp chí Những vấn đề Hoà bình và xã hội chủ nghĩa)
Mỗi dân tộc đều có một nền văn hoá của mình, nền văn hoá đó chứa đựng toàn bộ lịch sử đấu tranh, xây dựng, lịch sử tinh thần của dân tộc đó. Tuỳ từng giai đoạn lịch sử, khi dân tộc đó sống ở phương thức sản xuất (hay hình thái kinh tế - xã hội) nào thì nền văn hoá dân tộc ấy lại mang tính chất của phương thức sản xuất (hay hình thái kinh tế xã hội) ấy.