Trang
đầu tiên của tập sách ảnh gồm những tấm ảnh tìm được trong lưu trữ nhà nước về
thời gian thực dân Pháp cai trị: những hình ảnh nhận dạng người tù khi mới bị bắt
giam.
Trong đó, có hai tấm ảnh của ông Trần Độ, lúc đó tên là Tạ Ngọc Phách. Tấm
ảnh đầu ghi ngày tháng chụp ảnh: 31/7/1939 – Tạ Ngọc Phách – 116537. Đó là lần
đầu bị mật thám Pháp bắt vì đã tham gia làm báo Người Mới của ông Trần Mai Ninh.
Ông Trần
Mai Ninh tên thật là Nguyễn Tường Khanh. Thời
trẻ, Trần Mai Ninh tham gia phong trào yêu nước Mặt trận dân chủ (1936-1939) của
Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông làm phóng viên, biên tập viên cho các báo Bạn dân, Thời thế (1937), Tin tức,
Thế giới, Người mới (1938), Bạn đường
(1939)... Khi Mặt trận dân chủ bị chính quyền thuộc địa đàn áp, Trần Mai Ninh về
quê hoạt động ở chiến khu Ngọc Trạo.
Sau
đó, ông Trần Độ được thả vì không có chứng cứ buộc tội. Ông tiếp tục đi học đến
cuối năm 1939 thì bỏ học về quê.
Năm
1940, ông Trần Độ bắt đầu hoạt động cách mạng ở quê với sự dìu dắt của bà Tạ Thị
Câu, người chị sát trên của ông. Đầu năm 1941 ông vào Đảng Cộng sản rồi trở
thành Tỉnh ủy viên dự khuyết, Bí thư tỉnh Đoàn Thanh niên Thái Bình. Cuối năm
1941, ông bị thực dân Pháp bắt giam và kết án 15 năm tù khổ sai. Phía dưới là tấm
ảnh tù lần sau, ông Trần Độ có ghi chú: “Hình khi bị bắt ở Thái Bình – 1941, số
tù 5.114”. Có so sánh với hình chân dung của ông sau 14 năm, năm 1954.
Mấy tấm
hình này tìm lại được trong hồ sơ của Mật thám Pháp để lại sau khi rút khỏi Việt
Nam.
Những hình ảnh ông Trần Độ trong hai lần bị thực dân Pháp bắt tù |
Cùng với những tấm hình của ông Trần Độ được tìm thấy thời gian đó, còn có tấm hình của bà Tạ Thị Câu và bà Nguyễn Thị Phúc Hằng.
Bà Tạ
Thị Câu sớm tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1936, khi bà mới 17 tuổi. Tháng
8/1939, bà thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại thôn Thư Điền. Sau đó, bà được
cử làm bí thư Chi bộ đồng thời là Tỉnh ủy viên Tỉnh Thái Bình. Đầu năm 1941, bà
được điều đi hoạt động cho Xứ ủy và bị thực dân Pháp bắt ở Hà Nội năm 1943 khi
đang dự họp với Xứ ủy. Bà bị kết án 25 năm tù khổ sai và giam tại nhà tù Hỏa
Lò. Bà đã hy sinh trong nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) vào sáng ngày 29/9/1944 và được
chôn cất tại nghĩa địa gần đình Hoàng Mai (Hà Nội).
HÌnh ảnh bà Tạ Thị Câu và bà Nguyễn Thị Phúc Hằng bị bắt giam tại Nhà tù Hỏa Lò |
Bà
Nguyễn Thị Phúc Hằng, tên thật là Hoàng Thị Huynh tham gia hoạt động cách mạng
từ năm 1938 ở quê nhà. Sau đó bà đi hoạt động thoát ly, làm liên lạc cho Xứ ủy.
Tháng 1 năm 1941, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản và bị thực dân Pháp bắt
giam tù Hỏa Lò cho đến tháng 3 năm 1945.
Trong
Khu Di tích Nhà tù Hỏa Lò Hà Nội hiện còn lưu giữ hình ảnh và danh sách của cả
ba người: bà Tạ Thị Câu, bà Nguyễn Thị Phúc Hằng và ông Trần Độ.
Bộ ảnh thật quý báu
Trả lờiXóaThưa anh Trần Quang Vinh, tôi là thư ký Ban liên lạc CCB trung đoàn 52-Tây Tiến (là con em Tay tiến) vì hiện nay các cụ CCB TT đều trên dưới 90 nên huy động con em các cụ hioox trợ, mô hình hoạt động là Ban cố vẫn: các CCB TT chỉ đạo công việc, Ban kiên lạc là con em TT thực hiện (Trưởng ban liên lạc là Bùi Phương Thảo, con gái nhà thơ Quang Dũng, phó ban là Văn Bình con chính ủy Lê Tư, ủy viên là Nguyễn Mạnh hải con trai đc nguyễn Bằng (Hiện còn giữ được giấy khen đc nguyễn bằng 1947 do chính ủy Trần Độ ký tại Sơn na )
Thưa anh 25/2/2017 BLL CCB Trung đoàn 52-Tây tiến sẽ tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống lân thứ 70, chúng tôi được các đc CCB TT chỉ đạo liên hệ với Gia đình trung tơngs Trần Độ gửi giấy mời, vậy xin gửi cmt này mong được liên hệ với anh
Trân trọng
Nguyễn Phú Cương
Thư ký BLL CCB trung đoàn 52-Tây tiến
mail conem.taytien@gmail.com.
A
Cảm ơn, tôi đã gửi thư theo địa chỉ email
Xóa