Bloger: Nhiều người ở thế hệ chúng tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm về ông Trần Độ: người con của đất Thư Điền, vị tướng quân đội, nhà văn hóa... Những mẩu chuyện tôi ghi chép lại đây là nén hương thắp lên trong ngày giỗ Ông.
Ký ức về người Chính ủy
Ký ức về người Chính ủy
Theo chân ông bạn đi thăm chú em từ CHLB Đức về ăn Tết, tôi tới
thôn Phúc Lương, xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, Nam Định. Vào trong nhà, bữa cỗ đãi
khách đã bày biện xong xuôi. Gia đình chú em thết đãi chúng tôi đặc sản quê
hương: món lươn nấu chuối (không có đậu phụ) và lươn cuốn thịt…
Cầm chén nước được mời, tôi nhìn lên bức tường trước mặt treo
nhiều bằng giấy khen và huân huy chương của chủ nhân ngôi nhà. Chính giữa bức
tường có tấm ảnh màu cỡ lớn: hai ông bà chủ nhân ngôi nhà trong bộ quân phục,
huân huy chương đỏ ngực, cùng con cháu đông đảo.
Chính ủy Trần Độ với chiến sĩ đảo hòn Mê (1963) |
Đến lúc ăn xong, ngồi uống nước, ông bố của chú em mới ra ngồi
bên hỏi chuyện gia cảnh. Ông bạn mau mắn chỉ sang tôi giới thiệu, ông bố quay
sang, dướn đôi mắt sáng rực lên, hỏi lại: Anh là con trai cụ Trần Độ? Rồi như
tìm trong ký ức, ông kể luôn câu chuyện:
- Năm 1961, trung đoàn của tôi được Quân khu giao cho nhiệm vụ
đi sản xuất. Việc đầu tiên sau khi ổn định chỗ ăn ở là khai hoang. Được hơn một
tuần lao động vất vả, thiếu thốn đủ thứ, kể cả cơm ăn, nước uống… phần đông chiến
sĩ như chúng tôi bắt đầu mệt mỏi, chán chường. Một hôm, không biết nhà bếp cho
ăn uống thế nào mà cả đơn vị đau bụng, đi “té re”. Tình hình khá căng thẳng,
các cấp chỉ huy tìm mọi cách cứu chữa người bị nặng, ổn định tư tưởng cho chiến
sĩ, duy trì công việc. Nhưng qua hai ba hôm, có nhiều người định bỏ đơn vị để
trở về nơi đóng quân cũ. Bất ngờ một buổi sáng, tập trung toàn Trung đoàn được
nghe Thiếu tướng Trần Độ, Chính ủy Quân khu đến nói chuyện. Ông nói chuyện về
thanh niên và lý tưởng cuộc sống. Buổi nói chuyện gây tác động rất đặc biệt:
Toàn trung đoàn tiếp tục cho đến khi kết thúc công việc. Tôi nhớ ơn cụ Trần Độ
vì sau lần đó, nhiều anh em trong đơn vị và bản thân tôi – những người có ý định
rời bỏ nhiệm vụ ngày đó – trưởng thành cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ đối với
Tổ quốc…
Chào ông bà ra về mà ông
còn đi theo ra đến tận đầu làng, hai tay nắm chặt tay tôi, kể những kỷ niệm về
những ngày quân ngũ, về người chính ủy Quân khu ngày ấy, ông đã được gặp. Thỉnh
thoảng, ông quay ra trách chú em: Cái thằng này, sao không giới thiệu anh ấy ngay từ đầu! Chú em đi theo sau, mặt nhăn nhó, tay gãi đầu. Thực ra chú ấy cũng vừa mới biết thôi!
Ra khỏi làng tôi cứ băn khoăn: Không biết ông sẽ làm gì nếu được biết trước về tôi...
Vụ Bản, tháng 2 năm 2015
Thật giản dị. Người có đức, có tài, có tâm thì sống mãi!
Trả lờiXóa