Những ngày cuối năm Thìn cũng sắp qua đi, một năm Tỵ
nữa lại sắp đến. Cách đây 12 năm (một giáp) Nhà Văn, nguyên Trung tướng, nguyên
Phó Chủ tịch Quốc hội nước ta, Trần Độ đã vắt kiệt những giọt tinh túy cả một
cuộc đời “làm cách mạng” của mình để viết những suy tư gửi cho đảng, cho các
đồng chí của mình, góp ý về tương lai đất nước.
Nội dung các tác phẩm "Trần Độ tác phẩm" - Nxb Hội Nhà Văn, 2012; "Nhớ Nhà Văn Trần Độ" - Nxb Văn học; "Bà Nguyễn Thị Phúc Hằng" - Nxb Phụ Nữ, 2013 và "Anh bộ đội" - Nxb Văn học, 2017
Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017
Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017
Tác phẩm "Văn hóa ở cơ sở và văn hóa ở huyện”
"Văn hoá ở cơ sở và văn hoá ở huyện". Nxb Tp. Hồ Chí
Minh, 1987, 201 trang, khổ 13x19, in 3200 cuốn.
Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017
Đường ra mặt trận
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng Tư lệnh
Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bí thư Đảng ủy, Chỉ huy trưởng Mặt trận Điện Biên
Phủ.
…
Tới Sơn La, ghé thăm một trạm xe vận tải nằm
ven trục đường. Nhìn bên ngoài chỉ thấy một khu rừng. Vào sâu một chút,
xe cộ đứng thành hàng dài ngang, dọc dưới lùm cây. Tôi xem đồng hồ, đã
10 giờ. Lợi dụng sương mù tan chậm, những chiếc xe vận tải phủ đầy
lá ngụy trang, vẫn còn từ ngoài đường 41 nối nhau chạy vào trạm.
Thứ Ba, 10 tháng 10, 2017
Tướng Trần Độ - Nhân cách Cộng sản
Đọc “Chuyện tướng Độ” (NXB Quân đội Nhân dân - Hà
Nội, 2007)
... Năm 1946, chàng trai Tạ Ngọc Phách,
tức Trần Độ tròn 23 tuổi nhưng đã có thâm niên trong nhiều xà lim Thái Bình,
Sơn La, Hỏa Lò. Lê Đức Thọ hỏi ông muốn làm Phó Chính ủy Khu II hay Chính ủy Hà
Nội.
Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017
THẺ HỘI VIÊN CỦA NHÀ VĂN TRẦN ĐỘ
Tôi về làm Chánh văn phòng Hội Nhà
văn Việt Nam tháng năm năm 1995 thì đã có lệ mỗi
mùa xuân đến hội lại mời những nhà văn cao tuổi tới dự lễ mừng thọ. Các cụ từ
bẩy mươi trở lên ở quanh Hà Nội đều mời hết. Những cụ ở xa cơ quan gửi quà biếu
mà tôi nhớ lúc ấy là một trăm ngàn đồng. Thế cho nên mới có nhà văn sống ở
thành phố Hồ Chí Minh, tôi không muốn nêu tên, lầm tưởng số tiền ít ỏi này với
đầu tư sáng tác đã viết ra cho tôi những dòng chữ vô cùng bực bội. Nào là văn
phòng hội bất lịch sự, phân biệt đối xử, coi thường người già, đầu tư kiểu gì
mà trẻ thì tiền triệu còn những kẻ như tôi chỉ có trăm ngàn,…
Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017
Điện Biên Phủ - chiến dịch lịch sử
Đại tướng Hoàng Văn Thái, nguyên Tổng Tham mưu phó Quân đội Nhân dân Việt Nam, Tham mưu trưởng Chiến dịch Điện Biên Phủ.
...
![]() |
Anh Mười Khang (Đại tướng Hoàng Văn Thái). Ảnh: Trần Độ chụp năm 1968 |
Hôm sau tôi đến Đại đoàn 312 làm việc với các anh Lê Trọng Tấn và anh Trần Độ, tôi
nhận thấy nỗi băn khoăn của các anh có nhiều điểm giống bên pháo binh. Các anh
không lo nhiều về việc địch tăng cường lực lượng, củng cố công sự, mà chưa thật
yên tâm về cách đánh. Đánh liên tục ngày đêm trên cánh đồng bằng phẳng với
trang bị như hiện có, biện pháp hạn chế hỏa lực của phi pháo và cơ giới địch
thế nào cho có hiệu quả. Ngoài ra, còn vấn đề chi viện của pháo binh trong đánh
tung thâm, đánh địch phản kích. Đại đoàn đảm nhiệm hướng bắc. Các anh còn băn
khoăn về việc tiếp tế cho bộ đội trên chặng đường quá xa…
Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017
CÓ MỘT ĐÁM TANG… RẤT BUỒN
Trần Thắng
Hà Nội sắp vào thu, một mùa
“vu lan báo hiếu” sắp đến. Tôi lại nhớ tới những ngày này của 15 năm trước.
Sau Tết Nhâm Ngọ (2002), Cha
tôi – Trần Độ trở bệnh nặng.
Cha tôi lại vào bệnh viện Hữu
Nghị với chẩn đoán ung thư bàng quang. Nằm ít lâu, sức khoẻ ông xuống rõ do suy
hô hấp, tháng 5/2002 ông phải đưa ống xông vào để thở và nằm ở phòng cấp cứu. Mặc
dù nằm một chỗ, không nói được, đi tiểu qua ống dẫn nhưng ông vẫn tỉnh táo. Ông
rất vui khi có người thân, bạn bè tới thăm. Không nói được nhưng ông ra hiệu hoặc
bút đàm với mọi người. Giữa tháng 7/2002, ông ra hiệu cho tôi về lấy di chúc của
ông ra đọc và thực hiện các việc ông dặn. Trong di chúc ông viết: xin được hoả
thiêu và hài cốt đưa về nằm bên mẹ ở nghĩa trang làng Thư Điền, xã Tây Giang,
huyện Tiền Hải.
Thứ Năm, 10 tháng 8, 2017
Niềm say mê chụp ảnh của Cha
Nhớ đến cha tôi – ông Trần Độ - hình ảnh còn ghi sâu
trong tâm trí chúng tôi không chỉ là vị tướng lừng danh trong suốt hai cuộc
kháng chiến của dân tộc, không chỉ là nhà quản lý văn hóa được nhiều văn nghệ
sĩ yêu mến mà là một người ham mê viết văn, đọc sách và... chụp ảnh.
Thứ Năm, 20 tháng 7, 2017
NHÀ VĂN TRẦN ĐỘ VÀ NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH
Tôi định viết bài cuối cùng trong
loạt bài về văn chương của nhà văn Trần Độ là tấm thẻ hội viên nhưng chợt nhận
ra nếu không nói tới niềm say mê nghệ thuật nhiếp ảnh của ông thì thật là thiếu
sót. Như lời ông tâm sự: Tôi bắt đầu chụp ảnh ngay sau cách mạng tháng tám năm
1945. Khi đó sớm được tiếp xúc với các anh đã thành nghề như: Tô Na, Nguyễn Bá
Khoản,… Rồi thời gian kháng chiến chống Pháp lại có dịp cùng sống với các anh:
Nguyễn Đắc, Nguyễn Văn Ty và gặp gỡ các anh Triệu Đại, Vũ Năng An,… Tôi say mê
nghề ảnh cũng như nghề viết. Tiếc rằng do công tác cuốn hút và nhiệm vụ cách
mạng giao tôi hiểu mình chỉ có thể tham gia nghề nghiệp ở chừng mực nhất định
nên không có ý dấn thân vào nghệ thuật. Tôi chụp để kỉ niệm bạn bè đồng đội và
cho bản thân mình.
Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017
Chuyện kể về tướng Vương Thừa Vũ
Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017
Lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(Trả lời nhà văn Võ Bá Cường đến gặp
hỏi ý kiến về Trung tướng Trần Độ)
Trần Độ là một thanh niên yêu nước,
sớm giác ngộ và tham gia đấu tranh cách mạng, trở thành người cộng sản kiên
cường. Vào Quân đội, Trần Độ là cán bộ trẻ, thuộc lớp cán bộ Trung đoàn, Đại
đoàn, Quân khu đầu tiên, trở thành một vị tướng có đức có tài, đã có nhiều công
lao trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống đế quốc xâm lược, giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước.
Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017
LUẬN BÀN QUÂN SỰ QUA GIỌNG VĂN CỦA TƯỚNG TRẦN ĐỘ
Lĩnh vực quân sự cao siêu tôi đâu
dám xen vào mà chỉ xin ngó ngàng tới các bài viết của tướng Trần Độ vì cho rằng
ông đã lấy giọng văn chương bàn chuyện súng ống. Bài đầu tiên trên lĩnh vực này
tôi được đọc là: Vấn đề công tác vũ trang tuyên truyền, ông ghi phía dưới viết
xong đêm 14 tháng 2 năm 1949 tại BV. Chữ viết tắt kia chẳng hiểu có phải là đặt
ngược Việt Bắc hay không nhưng ông viết ở đâu nào có quan trọng gì bằng những
vấn đề được nói tới.
Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017
Với gia đình Trung tướng Trần Độ
Trần Kháng Chiến
Năm 1939 khi cha tôi hoạt động tại huyện Bình Lục,
tỉnh Hà Nam thì cô Nguyễn Thị Phúc Hằng là giao thông Xứ ủy,
thường chuyển tài liệu, chỉ thị của ông Hoàng Quốc Việt cho cha tôi. Sau Cách
mạng tháng Tám, cô xây dựng gia đình với chú Trần Độ. Trong kháng chiến chống
Pháp, hai gia đình sống gần nhau trên Việt Bắc.
Thứ Bảy, 15 tháng 4, 2017
Người đồng chí chân tình
Trần Quốc Hương (Nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban
Nội chính Trung ương)
Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017
Ký họa của Họa sĩ Lương Xuân Đoàn
Họa sĩ Lương Xuân Đoàn vẽ và tặng ông
Trần Độ một bức ký họa chân dung trên lụa. Chỉ vài nét vẽ đơn giản, họa sĩ đã
phác họa hoàn chỉnh một con người với những suy tư sâu sắc về cuộc đời và sự
nghiệp.
Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017
Nhà văn Trần Độ bàn về văn hóa
Thoạt đầu tôi hơi ngợp trước những
bài viết về văn hoá mà bài đầu tiên tới 40 trang vi tính khổ A4 có nhan đề: Mấy vấn đề xây dựng nền văn hoá mới XHCN, nhưng đọc thấy không lí luận chung
chung chút nào. Những nội dung tưởng như khô khan, nhưng khi viết, cũng như khi
nói, dù ở tư cách nhà văn hay tư cách một nhà lãnh đạo, quản lí, ông đều dùng
hình ảnh và ngôn từ gắn liền với đời sống.
Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017
Hội nghị văn nghệ quân đội lần đầu tiên
Đại
tá - Nhà văn – Tổng biên tập Tạp
chí Văn nghệ Quân đội Ngô Vĩnh
Bình
...
Hội nghị chuyên đề về văn nghệ trong quân
đội lần đầu tiên được khai mạc vào sáng ngày 9 tháng 4 năm 1949 trên một quả
đồi cao, có đường dốc quanh co đi lên thuộc địa phận xóm Cù Vân (dưới chân đèo
De, tỉnh Thái Nguyên) trong chiến khu Việt Bắc.
Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017
Tặng Anh
Vũ Hải (Ban liên lạc F312)
Xin gửi tặng Anh Trần Độ cảm xúc chân tình này. Tôi ghi vội cảm xúc nhân dịp Anh được tặng Huân chương
Hồ Chí Minh.
Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017
TƯỚNG TRẦN ĐỘ VÀ NHỮNG TRANG VĂN
Những người sưu tầm gắng sắp xếp
khối lượng tác phẩm lớn lao của nhà văn Trần Độ thành bút kí, truyện, nhưng
thực ra ranh giới phân cách ấy khá mong manh. Chất truyện trong văn chương của
ông có trong kí và chất kí có trong truyện. Nói đúng ra là khó mà phân định
rạch ròi nhưng dù sao ta cũng cứ tạm thời chấp nhận một sự chia tách như vậy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)